Ðề: Thuế - chi phí hợp lí
1. công ty thường xuyên ủng hộ các khoản lũ lụt trong và ngoài nước, vậy khoản chi đó có được đưa vào chi phí hợp lí khi tính thu nhập chịu thuế không? giải thích
2. công ty hàng năm có tổ chức 1 số tour du lịch trong và ngoài nước cho công nhân viên đi nghỉ mát, hỏi chi phí trên có hợp lí khi tính thu nhập chịu thuế không? giải thích
3. công ty mua hàng của người dân trực tiếp sản xuất bán, không có hoá đơn, cần chứng từ gì để tính vào chi phí hợp lí? giải thích
4. hàng hoá mu vào có giá trị trên 20 triệu đồng, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt, và kê khai khấu trừ đầu vào nhưng sau đó thanh toán của ngân hàng, vậy số thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ không? giải thích
5. mua hàng có hoá đơn 50 triệu, nhưng chuyển khoản 40 triệu, chuyển khoản 19 triệu thanh toán bằng tiền mặt, vậy có được khấu trừ thuế GTGT không? giải thích
6. chi phí thông báo chi trả cổ tức có được tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN k? giải thích
7. hàng khuyến mại có được tính GTGT k? giải thích?
các anh, chị giải được câu nào thì giúp em với, e sắp nộp rồi, mà phần giải thích là phải nêu ra thông tư nào, trích dẫn ý đó ra. em cảm ơn nhiều!!!!!!!!!!!!!!!!
Câu 1- Điều 29 Pháp lệnh về dân quân tự vệ quy định: "Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp động viên đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp theo khả năng và hình thức thích hợp để lập quỹ quốc phòng, an ninh ở địa phương; cơ quan, tổ chức động viên người lao động xây dựng, đóng góp quỹ quốc phòng, an ninh".
Như vậy, Quỹ phòng, chống lụt, bão; Quỹ quốc phòng, an ninh là những quỹ được thành lập theo Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và vẫn còn hiệu lực thi hành. là chi phí hợp lý hợp lệ.
Câu 2 -Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Chi phí tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Câu 3 -Căn cứ Điều 2 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNDN:
“Thay thế bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn mẫu số 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào theo quy định thì thực hiện lập Bảng kê ban hành kèm theo Thông tư này”
Trường hợp Công ty theo trình bày, có thu mua hàng hoá là trái cây của nông dân trực tiếp trồng bán ra thì được lập bảng kê 01/TNDN (mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BTC), bảng kê 01/TNDN kèm theo chứng từ chi tiền là căn cứ tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp Công ty thu mua trái cây của các tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp trồng bán ra thì người bán phải lập hoá đơn giao cho Công ty theo quy định.
Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện khuyến mại, giá trị sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại cho khách hàng nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định thì khoản chi phí khuyến mại này sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và chịu mức khống chế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Câu 4 và 5-Căn cứ Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của thuế thu nhập DN ban hành ngày 19/06/2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
Trích nguyên văn điều 09 luật số 32:
Điều 9.Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu là các khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (phải thanh toán qua ngân hàng, séc….) mới được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này được áp dụng cho các loại hóa đơn bao gồm hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng. (?)
Kết hợp với quy định về khấu từ thuế GTGT của Luật thuế GTGT thì để được khấu trừ thuế GTGT và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, khi thanh toán nên dùng hình thức thanh toán qua ngân hàng (một trong những chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt).
Câu 6-Theo Khoản 1, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: “Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, các khoản Chi phí đăng thông báo chi trả cổ tức, chi phí quản lý sổ cổ đông nếu đáp ứng các điều kiện trên thì được tính vào chi phí hợp lý để tính xác định thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Câu 7-Tại điểm 2.4 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
"2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng".
Ngày 23/4/2012, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 2849/SCT-XNKXTCTtrả lời như sau:
"Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại không thông báo hoặc đăng ký bằng văn bản theo quy định là vi phạm trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại".
Căn cứ hướng dẫn trên và trên cơ sở ý kiến của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 2849/SCT-XNKXTCT trường hợp từ ngày 01/01/2004 đến ngày 30/06/2007, doanh nghiệp thực hiện chính sách khuyến mại phù hợp với nguyên tắc thực hiện khuyến mại được quy định tại Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về xúc tiến thương mại, nhưng doanh nghiệp không thông báo hoặc đăng ký bằng văn bản chương trình khuyến mại với Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) là vi phạm về trình tự, thủ tục. Do đó, khi xuất hàng cho khách hàng doanh nghiệp phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT.