Chương 1
CÁCH DÙNG CHÌA KHÓA SỐ I
Viết cuốn này tôi muốn cho độc giả thấy rằng ba điều kiện căn bản cho sự thành công là có lương thức, ham hoạt động và sức khoẻ.
Nếu chỉ có hai trong ba điều kiện đó thôi thì cũng có thể đi khá xa được; nhưng phải có đủ cả ba mới tiến xa, xa lắm được.
Có ngoại lệ nào để chứng minh quy tắc đó không? Tôi chỉ thấy có mỗi một trường hợp có thể coi là ngoại lệ, trường hợp Franklin Delano Roosevelt. Roóevelt là một danh nhân mà sức khoẻ thật là tệ hại. Nếu ông không mắc một bệnh nặng thì chắc gì ông đã thành một vĩ nhân.
Trái lại, trong suốt cuộc đời thành công kỳ dị của Huân tước Winston Churchill, luôn luôn ta thấy ông có đủ ba chìa khoá đó: một lương thức vững vàng, một sức hoạt động dồi dào, một thể chất gang thép.
Nhìn lại cuộc đời Churchill, ta thấy rằng tuy ông bẩm sinh đã có sẵn những điều kiện đó, nhưng ông đã biết luyện tập thêm để cải thiện lương thức, tăng cường sức hoạt động và giữ gìn sức khoẻ. Nếu chúng ta, ngay từ hồi trẻ, quyết tâm tu luyện những đức đó, thì chắc chắn có thể thành công rực rỡ trong nghề mình đã lựa.
Trong đời không có gì chua xót bằng sự thất bại. Sở dĩ nó chua xót nhất là vì dường như bao giờ cũng xảy ra do một sự lầm lỡ mà ta có thể tránh được. Sự thất bại không phải là do tiền định. Ai cũng có thể thành công trong cuộc đời của mình.
Đáng buồn là trong đa số các trường hợp, phải mất nhiều thì giờ, bỏ qua nhiều dịp may rồi chúng ta mới tìm thấy được xu hướng tự nhiên của chính mình. Do đó mà có lầm lỗi. Một thanh niên có thể lựa một nghề không hợp với mình mà hóa ra thất bại nhưng cũng có thể lựa được một nghề hợp với mình mà cũng vẫn thất bại vì không được hoạt động trong một lĩnh vực thực hợp với mình, thành thử bị chủ đánh giá thiếu khả năng, không giúp được gì hoặc giúp rất ít cho hãng. Thanh niên đó có thể tự chấp nhận sự thất bại của mình, điều đó mới đáng lo nhất, vì một khi chịu nhận rằng mình thất bại thì đã thành con người bỏ đi rồi.
Nhưng bất kì người nào hồi trẻ lao tâm mệt trí một cách vô ích để làm một việc không hợp với mình đến nỗi thất bại, cũng có thể đổi nghề mà thành công rực rỡ trong một lĩnh vực hoạt động khác. Tôi xin kể một thí dụ thực tế: nghề bán hàng cần nhất đức lạc quan; nhưng chính cái đức lạc quan đó có thể bất lợi cho một hãng buôn nếu đem dùng nó vào công việc tài chính. Vậy một hại trong ngành tài chính có thể đưa bạn tới thành công trong ngành bán hàng. Cho nên đừng thấy một thanh niên mới thất bại lần đầu mà đã vội bảo rằng con người đó bỏ đi. Cho người đó thử một việc khác, biết đâu người đó chẳng thành công.
Huân tước Reading mới đầu tập sự thủy thủ trên một chiếc tàu. Chắc ông không phải là một thủy thủ giỏi. Tôi ngờ rằng xếp của ông phải lắc đầu phàn nàn: "Chú em này làm việc dở. Không bao giờ nên thân đâu". Mà sự thực, nếu cứ ở trong ngành thuỷ quân thì ông tất đã chẳng làm nên công trạng gì hết. Nhưng ông đã bỏ ngành thủy quân và ông đã tiến tới đâu? Tới chức Trưởng quan Tư pháp của Anh rồi tới chức Phó vương ấn Độ.
Trong mọi việc, sự thành công một phần là do định mệnh, một phần là do ý chí tự do của mình. Chúng ta không thể tạo ra được thiên tài, nhưng có thể bồi bổ hoặc tiêu diệt nó.
Những điều kiện nào đưa tới thành công? Tôi xin lặp lại lời đáp của tôi: lương thức, tức óc phán đoán (sáng suốt, thực tế), hoạt động và sức khoẻ. Quan trọng nhất là lương thức.
Bất kì trong công việc nào, cũng cần có lương thức trước hết. Nhiều người xây dựng được những lí thuyết rất hay, nhưng không thực hiện nó được. Thiếu lương thức thì những ý tưởng tố đẹp của họ chỉ đưa họ tới sự sụp đổ.
Nhờ có tài năng thiên phú, người ta có thể đi thẳng vào trung tâm vấn đề, như một mũi tên nhắm trúng đích trong khi cả ngàn mũi khác bắn trượt ra ngoài hết; nhưng phải có lương thức thì ta mới ghi nhận được những điều ta cần phải học hỏi ở trong xã hội, để biết rõ hơn về xã hội và có định hướng hoạt động mà ảnh hưởng lại tới xã hội. Lương thức vừa là khả năng tiêu hóa tri thức vừa là khả năng ứng dụng những tri thức đó.
Nhưng có lương thức mà thiếu đức hoạt động thì cũng không có kết quả. Cũng như cối xay bột, phải đổ gạo vào, nó mới xay thành bột được. Hoạt động tức là đổ gạo vào cối.
Cho nên luôn luôn phải chú ý, sẵn sàng. Có thể trong một lúc bỏ lỡ một cơ hội rất tốt và chỉ cần sơ ý một chút là mắc một lỗi lầm không thể tha thứ được. Văn hào Kipling bảo: “Ai muốn làm César ở bất kì chỗ nào thì phải biết rõ mọi điều ở khắp nơi”. Người nào biết rõ một điều ở khắp nơi thì không để lỡ một cơ hội nào hết.
Bẩm tính con người hầu hết là biếng nhác, vô hi vọng hoặc hoạt động một cách tuyệt vọng. Hoàn cảnh có thể hướng họ về phía này hay phía khác, nhưng không có người nào bị cấm làm việc. Tài trí cần được sử dụng một cách có ý thức, vì vậy mà sự hoạt động phải được lương thức nâng đỡ. Muốn hoạt động có hiệu quả cao, thì phải biết tập trung; thuật tập trung mà ta có thể học bằng nhiều cách, là một điều kiện quan trọng nhất cho sự thành công. Nếu đã luyện được đức hoạt động rồi, thì đừng bao giờ để cho nó phân tán.
Nhưng sức khoẻ mới là nền tảng của cả lương thức lẫn hoạt động, và do đó, là nền tảng của sự thành công. Không có sức khoẻ thì việc gì cũng hóa khó. Nếu sáng dậy người ta đã quạu quọ thì làm sao trong ngày, óc có thể sáng suốt được, và có thể tỏ ra có lương thức được? Bị một bệnh nan y thì ai là người có thể làm việc tích cực được?
Tương lai thuộc về những người chịu tập thể dục mỗi buổi sáng miễn là đừng quá độ. Không một thương nhân nào có thể hi vọng thành công được nếu không rèn luyện cơ thể đúng phương pháp, nhưng phải coi chừng đấy, đừng như hạng lực sĩ tưởng rằng hễ thắng được mình là thắng được thế giới; niềm tin đó nguy hiểm lắm. Hạng lực sĩ không bao giờ nghĩ tới sự sẵn sàng làm việc mà chỉ nghĩ tới chuyện thắng kẻ khác trong một cuộc đua nào đó thôi. Lúc nào óc họ cũng có thể đưa họ tới sự thất bại, sự chán chường, bất lực.
Sự đeo đuổi khoái lạc cũng có tính chất phù du không kém. Thời gian và thói quen đều diệt cái thú của mọi sự tiêu khiển. Thú vui buổi tối đâu có đủ bù cái khổ nhức đầu sáng sớm hôm sau.
ở tuổi trung niên người ta thường mới thành công trong công việc hàng ngày; đó là tuổi dễ chịu nhất trong đời người vì những gắng sức trong tuổi thanh xuân tới lúc đó mới chín muồi.
“Thú vui thoảng qua như mây nổi”. Tôi không rưa những thứ phù vân và tôi cho rằng đời sống phải là một sự phối hợp điều hòa giữa lao động và nghỉ ngơi, hoan lạc. Tôi có thể nói chắc rằng trong sự phối hợp đó, nếu có một yếu tố nào phải lấn yếu tố kia, thì yếu tố đó chính là lao động. Lao động nhiều quá không có hại bằng hoan lạc nhiều quá.
Chưa bao giờ như lúc này, thế giới rộng mở bát ngát đến tận chân trời với rất nhiều cơ hội cho những ai có khát vọng thành công, mong muốn được làm việc một cách bền bỉ, kiên trì và sáng tạo, có ý thức. Không một trở ngại nào từ phía con người có thể ngăn con đường của họ. Không có gì cấm họ từ cảnh nghèo hèn mà leo lên được những đỉnh cao của giàu sang và quyền thế.
Cần luôn nhắc lại hoài rằng kẻ nào chịu khó thì có thể cải thiện lương thức, rèn luyện đức hoạt động và giữ gìn sức khoẻ của mình được.
Đó là nền tảng của sự thành công.
Chương 2
CẦN PHẢI GÂY VỐN
Người ta bảo rằng tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu xa, tội lỗi. Câu nói đó không đúng. Nếu đôi khi tiền bạc dùng vào những mục đích xấu thì không phải tiền bạc đáng trách mà kẻ dùng nó mới là đáng trách.
Có người cho tôi là tuyên truyền cho chủ nghĩa duy vật triệt để. Nghĩ vậy là sai. Tôi hoàn toàn công nhận rằng có những giá trị khác ngoài giá trị tiền bạc. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm lại đánh mất giá trị của bản thân khi tác phẩm ấy mang lại cho anh ta một khoản tiền lớn.
Gần đây, những người kiếm được tiền thường bị thiên hạ nghi ngờ một cách bất công, mà những kẻ nghi ngờ lại chính là những ông những bà nếu có cơ hội thì sẽ làm tiền mạnh hơn ai hết. Trúng số thì người ta cho là một điều tự nhiên, mà tạo được một sản nghiệp bằng mồ hôi nước mắt, rồi nhờ có sản nghiệp mà giúp cho hàng ngàn người có công ăn việc làm, được sung sướng thì lại bị các chính khách và các nhà báo mạt sát là đáng đầy xuống địa ngục. Tôi cho đó là thái độ ghen ghét độc ác của những con người xấu xa.
Người ta đã nói và viết nhiều điều giả nhân giả nghĩa về tiền bạc. Nhưng chúng ta không nên quên rằng nếu làm giàu một cách bất lương là điều đáng chê thì sự nghèo khổ cũng không luôn luôn là đáng khen.
Nói cho đúng, có hai thứ giá trị đi đôi với tiền bạc: một là giá trị của những phẩm chất cần có khi đang kiếm tiền; hai là giá trị của cách sử dụng đồng tiền kiếm được như một công cụ thể hiện sức mạnh của người có tiền.
Nghệ thuật kiếm tiền cần sự quả quyết, tập trung, dành dụm, tự chủ; những yếu tố đó chính là nguyên động lực của thành công và hạnh phúc. Một người đã biết tự chủ khi kiếm tiền thì tới khi có tiền, cách sử dụng đồng tiền cũng tạo cho người đó một sức mạnh, để có thể làm chủ được hoàn cảnh.
Trừ hai đặc tính đó ra - luyện tư cách và tạo nên sức mạnh - tiền bạc có ít giá trị lắm. Tội nó cũng ngang với công của nó. Chính vì vậy mà một người biết làm chủ của cải của mình ít khi nghĩ tới việc để lại một gia tài đồ sộ cho con cháu. Người đó biết rõ rằng phải để cho con cái tự tôi luyện trong khó khăn, không được hưởng chút di sản nào ngoài óc thông minh và tư cách, thì chúng mới thành những con người có giá trị được.
Theo Mahomel thì Thượng Đế luôn lựa những nhà tiên tri của Ngài ở trong đám thường dân. Vả chăng ai cũng biết rằng giàu sang mà không minh triết thì thường khi chỉ có hại cho thể chất hoặc tinh thần. Những thanh niên gia đình giàu có, vì ăn ngon mặc đẹp, được hưởng mọi sự dễ dãi mà dễ chết yểu.
Cho nên tiền của sở dĩ có giá trị chỉ là do nó bắt ta phải gắng sức, khó nhọc để kiếm nó rồi biết cách dùng nó. Vậy dự tính làm giàu là điều đáng khen, nhưng thực hiện nó cách nào đây?
Tôi xin trình bày vài quy tắc rõ rệt để dìu dắt một thanh niên từ hai bàn tay trắng mà gây dựng được một gia sản lớn lao.
1 - Chiếc chìa khoá mở cửa thành công cho ta là bản năng thương mại, tức cái bản năng nhận định được một cách tự nhiên, tức thì, khỏi phải suy luận, giá trị thực của bất kỳ một món hàng nào. Người nào không cảm thấy được cái đó thì không thể kinh doanh được. Nhưng nếu có sẵn cái mẫn cảm ấy, dù là mơ hồ, yếu ớt, thì cũng có thể luyện nó từ lúc còn được - tức là ở cái tuổi mà tinh thần rất dễ uốn nắn - và dần dần làm cho nó phát triển mạnh mẽ, tới khi nó thành như bản tính thứ nhì của mình.
Thanh niên nào chịu khó cải thiện khả năng đó trong mọi cơ hội, chú ý quan sát thu nhận thông tin để nâng cao óc phán đoán, nhận định của mình thì thế nào cũng tiến bộ trên con đường kinh doanh.
2 - Nhưng một thanh niên dù đã có tài nhận định đúng giá trị của mọi vật rồi, mà không biết tính toán, quản lí tài chính thì cũng có thể đi tới sự sụp đổ trước khi tài năng của mình đem lại kết quả.
Muốn chinh phục thương trường thì phải biết tính xem lãi hay lỗ, và có thấy lãi thì mới bắt đầu xông pha.
Rất nhiều người mất thì giờ dự tính những số lãi về sau này, những số lãi không khi nào tới hoặc có tới thì tới tay người khác.
Điều quan trọng nhất là đừng bỏ dở một công việc làm ăn nào khi chưa hoàn toàn thành công. Biết điều khiển cho khéo một công việc nhỏ thôi cũng là có đủ tư cách để thắng những trở ngại sau này sẽ gặp trong những việc kinh doanh lớn hơn rồi.
Thường thường người ta nhận thấy rằng những người tạo được những gia sản lớn đều luôn luôn chuyên vào một ngành.
Đừng có thói no bụng đói con mắt. Cần nhớ nguyên tắc chính yếu đó. Nhiều thanh niên có tương lai rực rỡ mà vấp té chỉ vì không theo nguyên tắc rất giản dị đó.
Vì tham lam người ta dễ đâm bổ vào những cuộc kinh doanh lớn lao trong khi người ta chưa sẵn sàng, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm.
Tập nhận định đúng giá trị của sự vật, biết tính toán, quản lí tài chính, biết đọc ý nghĩ của người khác; đó, phải luyện cho thành thục, hoàn hảo những khả năng đó đã rồi mới dùng nó vào những công việc kinh doanh lớn được. Những khả năng đó chỉ là ba hình thức của điều kiện quan trọng nhất: biết phán đoán cho đúng, mà hễ phán đoán đúng, tức thị là thành công.
Vì vậy điều quan trọng và khó khăn là gây được số vốn đầu tiên là một triệu đồng. Có được triệu đầu tiên rồi thì dễ kiếm được những triệu sau lắm. Triệu đầu tiên đó định rõ tư cách của ta và bảo đảm cho sự thành công của ta.
Phải dùng sức mạnh và tuổi trẻ của ta vào cuộc chiến đấu đầu tiên đó. Người nào muốn thành nhà đại doanh nghiệp thì phải dồn hết tâm tư vào cuộc chiến đấu đó, phải cảm xúc mãnh liệt tới tận đáy lòng như một nghệ sĩ hoài bão nghệ phẩm của mình vậy.
Có được một triệu đồng trong túi rồi, người ta tiến trên đường đời với vẻ ung dung tự tại hơn, thấy công việc làm ăn nào cũng vừa với sức của ta. Người ta tự tin, có thể phác hoạ những nét lớn của chương trình vì đã quen thuộc với các chi tiết rồi. Nắm vững được thuật đó thì không có gì ngăn cản nổi bước tiến của ta nữa. Cuộc đời làm ăn của các nhà đại kinh doanh đều như vậy hết.
Tuy nhiên, một người áp dụng những quy tắc đó mà tạo dựng nên một gia sản nào đó vẫn có thể không hoàn toàn thành công và tìm đưọc hạnh phúc. Có thể người đó không nhận ra rằng những đức trong buổi gây dựng sự nghiệp không phải là những đức cần cho ta một khi đã thành công. Khi đã thành công thì không cần tinh thần mạo hiểm nữa mà cần nhận định được trách nhiệm xã hội của mình.
Tiền bạc đào tạo tư cách của ta vì phải chịu cực chịu khổ, phải chiến đấu mới kiếm được nó. Nó là thước đo tư cách và tinh thần con người. Trong thế giới hiện đại, người có nhiều tiền thường là người có tinh thần phán đoán, quyết định nhanh nhạy.
Tại sao vậy? Tại phải tranh đua gay go, người đông mà của hiếm.
Không kể các bậc thiên tài - vì mỗi thế kỷ chỉ có một, hai hoặc ba vị tài ba rực rỡ - cứ xét hạng người thường như chúng ta thôi, thì muốn tự tạo được một địa vị rất danh giá trên chính trường, không cần nhiều đức quý bằng muốn thành công trong ngành kĩ nghệ và tài chính. Không một chính khách nào công nhận điều này, mặc dầu nó rất đúng.
Một số người có tài làm cho người khác chăm chú nghe mình. Thành công trong đám đông, biết bàn bạc công việc, lời lẽ hùng hồn, khéo léo, nhưng không thể đem thực hành những ý kiến của mình được vì thiếu ý thức về sự hành động. Họ thành công trong công việc quản lí chứ không thành công trong việc kinh doanh.
Lại có trường hợp ngược lại. Ta thường thấy trong phòng giấy có những người không thể trình bày khéo léo một vấn đề. Bắt họ trình bày thì họ vụng về, nói năng khó khăn, lúng túng. Nhưng đặt họ vào một địa vị cần hành động thì họ trổ tài liền. Họ chiến đấu với vấn đề và chứng minh rằng gặp lúc khủng hoảng, ta có thể tin cậy ở họ được. Trong công việc kinh doanh, một người hoạt động phụ lực ta còn mạnh hơn cả một đám kẻ mồm mép.
Trên những thị trường lớn của thế giới, cuộc chiến đấu thật gay go, đường gươm lưỡi kiếm thật lợi hại; người ta phải quay lưng vào vực thẳm mà chống đỡ, thua thì tiêu tan sự nghiệp và cả danh dự nữa. Thanh niên nào đã bước vào đấu trường đó phải cố tự lực mà thắng, đừng trông mong một ân huệ nào cả. Nhưng tuổi thanh xuân có thể thắng được lắm. Vì đầu óc còn dễ uốn nắn nên họ có thể cương quyết luyện khả năng phán đoán bằng cách rút bài học từ kinh nghiệm.
Cho nên tôi muốn khuyên thanh niên ngày nay rằng, theo ý tôi, tiền bạc chỉ là kết quả của chí cương quyết và óc thông minh khéo áp dụng vào công việc làm ăn. Định mệnh không thể ngăn cản bước đường của một người có tinh thần quả cảm.
Chương 3
COI CHỪNG CÁC THÀNH KIẾN !
Trong thế giới hiện đại, muốn thành công lâu bền thì phải biết sống điều độ. Các nhà hoạt động đều biết rằng hi sinh sức khoẻ tức là hi sinh tuổi thọ của mình, mà mỗi năm có một giá trị lớn trong đời sống của ta. Cho nên họ biết tự vệ, không để kẻ thù tấn công.
Sự can đảm về tinh thần một phần do trí óc mà một phần cũng do bao tử. Thiếu sự can đảm đó, nhà kinh doanh chỉ là hạng rất tầm thường. Cho nên sự điều độ là một trong những bí quyết để thành công.
Trước hết, tôi nhiệt liệt khuyên những thanh niên có cao vọng nên ít uống rượu. Tôi không muốn rằng luật pháp quy định phong tục, nhưng điều tôi nói đây không phải vô căn cứ đâu; không một người nào có thể thành công lớn được nếu mang cái tật rượu chè be bét; nhưng một nhà kinh doanh mà gia nhập hội chống uống rượu thì cũng khó thành công được.
Xã hội hiện đại phức tạp buộc chúng ta phải biết điều độ. Khoa học tiên tiến đem lại những điều kiện sống với nhiều phương tiện dành cho con người. Chúng ta không thể từ chối những tiện nghi đó.
Con người vừa làm chủ vừa là nô lệ những máy móc mình dùng như điện tín, điện thoại, máy ghi âm. Trong cảnh ồn ào bất tận ở nơi làm việc, muốn giữ cho sự phán đoán được sáng suốt, thần kinh được thăng bằng, tinh thần được thảnh thơi thì phải biết tự chủ, nghĩa là tự kiểm soát được mình và sống có điều độ. Đó là cái giá mà ta phải trả cho khoa học.
Tôi cũng tha thiết xin thanh niên phải kiểm soát và điều tiết thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ và công việc của mình nữa. Nhất là phải tránh thái độ ngạo mạn vênh váo.
Thái độ đó phát sinh ra sao? Ban đầu, một thanh niên nhờ hoạt động mà bắt đầu có địa vị trong xã hội rồi có vẻ coi thường những người khác. Thế là đã khởi sự xuống một cái dốc nguy hiểm rồi đấy.
Thái độ đó không phải là thói tự đắc, vì tự đắc là tự đánh giá một cách đúng hay sai quyền hành cùng trách nhiệm của mình; cũng không phải là thói tự đại, tự phụ vì tự đại tự phụ là tự cho mình những đức mà mình không có.
Thái độ ngạo mạn, vênh váo còn nguy hiểm hơn những tật đó nhiều. Nó là cảm giác cho rằng chỉ mình mới có tài năng, còn chung quanh toàn là những kẻ ngu ngốc, vậy thì chỉ cần làm theo ý mình, bất tất phải quan tâm tới quyền lợi, cảm xúc của kẻ khác: họ buồn, giận, mủi lòng cũng mặc họ.
Hồi trẻ ta thành công mà chỉ làm thương tổn lòng tự ái của một người thôi, thì tới tuổi xế bóng ta sẽ có cả trăm kẻ thù bất động đái thiên với ta đấy.
Họ sẽ đem những lỗi nhỏ lỗi lớn của ta, từ những lỗi thiếu tế nhị, giám thức, lỗi quen áp chế, tới lỗi diệt thần tượng cũ để dựng thần tượng mới, mà tấn công ta.
Trong lúc hăng hái tranh đấu cho công việc làm ăn, ta không để ý tới những cái đó, cũng như trên chiến trường, hăng tiết chém giết nhau, người ta không để ý tới vết thương của địch. Nhưng rồi kẻ bại trận nhớ lại hết và uất hận ngấm ngầm về thái độ ngạo mạn của kẻ đã thắng mình.
Nhiều năm trôi qua, khi mà có vẻ như mọi sự đều đã rơi vào lãng quên, chính kẻ thắng cũng chỉ còn lờ mờ nhớ những chuyện trước kia, thì thình lình bị một kẻ mình tưởng là thân thiện với mình, đập mình một cách bất ngờ.
Như bị kẻ ném đá sau lưng, người đó lảo đảo, la lên: “Tại sao hắn bỗng xuất hiện từ bóng tối để đánh tôi? Tôi có làm gì hắn đâu?” Rồi cố tìm trong dĩ vãng, mới sực nhớ ra rằng, đã từ lâu lắm mình có lần tỏ ra ngạo mạn - lúc trẻ mình tự cho là có quyền như vậy - và bây giờ, về già, phải trả giá cho những lỗi lẫm của mình hồi trẻ.
Một số thành kiến cũng là dấu hiệu của tinh thần thiếu điều độ.
Thói có thành kiến còn tai hại hơn thói ngạo mạn, vì thói ngạo mạn chỉ xuất hiện sau khi mình đã thành công ít nhiều rồi, và như vậy còn có chút lí do, chứ thói có thành kiến thì chẳng đợi khi đã thành công rồi mới có. Thói quen thành kiến cơ hồ như do di truyền, do lây những người chung quanh mà ta mắc cái tật đó nặng từ hồi nhỏ; muốn diệt được nó phải trải đời và nhận định cho đúng rồi cương quyết tự cải.
Vì vậy óc thành kiến là một tật rất lớn. ảnh hưởng của nó còn tai hại hơn tất cả những tật khác nữa.
Nó có tính cách phá hoại óc phán đoán của ta, làm cho óc ta hóa hẹp hòi. Diệt được nó thì cũng như gỡ được một cái gông cùm ghê gớm cho tâm hồn ta.
Không diệt được nó thì nó có thể mỗi ngày mỗi cứng mạnh lên và biến thành tật bướng bỉnh mà không có gì nguy hiểm bằng định kiến. Không có gì ngốc bằng tuyên bố: “Ông muốn nói gì cứ nói, ý tôi đã định, không bao giờ tôi đổi ý đâu”. Thường thường người ta đưa lí lẽ đó ra để che đậy một sự thất bại rõ rệt của mình.
Con người bướng bỉnh đâu có nhìn thấy được sự thực. Họ không để ý tới biến cố, lịch sử, thời đại, không để ý tới người ngoài đường. Con người có định kiến luôn luôn chỉ dùng mỗi một tiêu chuẩn để xét tất cả những biến chuyển trên thế giới, hoàn cảnh trong vũ trụ.
Người nào thành công thì không có định kiến, mà biết tuỳ theo cảnh, sửa đổi ý kiến của mình, nhờ có một lương thức luôn luôn tỉnh táo.
rất hay phải không các bạn
-----------------------------------------------------------------------------------------
bạn nữa các bạn nếu muốn bt những BÍ QUYẾT cuối cùng nhưn thế nào hãy vào trang wed này nhé:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n0n2n31n343tq83a3q3m3237nnn
CÁCH DÙNG CHÌA KHÓA SỐ I
Viết cuốn này tôi muốn cho độc giả thấy rằng ba điều kiện căn bản cho sự thành công là có lương thức, ham hoạt động và sức khoẻ.
Nếu chỉ có hai trong ba điều kiện đó thôi thì cũng có thể đi khá xa được; nhưng phải có đủ cả ba mới tiến xa, xa lắm được.
Có ngoại lệ nào để chứng minh quy tắc đó không? Tôi chỉ thấy có mỗi một trường hợp có thể coi là ngoại lệ, trường hợp Franklin Delano Roosevelt. Roóevelt là một danh nhân mà sức khoẻ thật là tệ hại. Nếu ông không mắc một bệnh nặng thì chắc gì ông đã thành một vĩ nhân.
Trái lại, trong suốt cuộc đời thành công kỳ dị của Huân tước Winston Churchill, luôn luôn ta thấy ông có đủ ba chìa khoá đó: một lương thức vững vàng, một sức hoạt động dồi dào, một thể chất gang thép.
Nhìn lại cuộc đời Churchill, ta thấy rằng tuy ông bẩm sinh đã có sẵn những điều kiện đó, nhưng ông đã biết luyện tập thêm để cải thiện lương thức, tăng cường sức hoạt động và giữ gìn sức khoẻ. Nếu chúng ta, ngay từ hồi trẻ, quyết tâm tu luyện những đức đó, thì chắc chắn có thể thành công rực rỡ trong nghề mình đã lựa.
Trong đời không có gì chua xót bằng sự thất bại. Sở dĩ nó chua xót nhất là vì dường như bao giờ cũng xảy ra do một sự lầm lỡ mà ta có thể tránh được. Sự thất bại không phải là do tiền định. Ai cũng có thể thành công trong cuộc đời của mình.
Đáng buồn là trong đa số các trường hợp, phải mất nhiều thì giờ, bỏ qua nhiều dịp may rồi chúng ta mới tìm thấy được xu hướng tự nhiên của chính mình. Do đó mà có lầm lỗi. Một thanh niên có thể lựa một nghề không hợp với mình mà hóa ra thất bại nhưng cũng có thể lựa được một nghề hợp với mình mà cũng vẫn thất bại vì không được hoạt động trong một lĩnh vực thực hợp với mình, thành thử bị chủ đánh giá thiếu khả năng, không giúp được gì hoặc giúp rất ít cho hãng. Thanh niên đó có thể tự chấp nhận sự thất bại của mình, điều đó mới đáng lo nhất, vì một khi chịu nhận rằng mình thất bại thì đã thành con người bỏ đi rồi.
Nhưng bất kì người nào hồi trẻ lao tâm mệt trí một cách vô ích để làm một việc không hợp với mình đến nỗi thất bại, cũng có thể đổi nghề mà thành công rực rỡ trong một lĩnh vực hoạt động khác. Tôi xin kể một thí dụ thực tế: nghề bán hàng cần nhất đức lạc quan; nhưng chính cái đức lạc quan đó có thể bất lợi cho một hãng buôn nếu đem dùng nó vào công việc tài chính. Vậy một hại trong ngành tài chính có thể đưa bạn tới thành công trong ngành bán hàng. Cho nên đừng thấy một thanh niên mới thất bại lần đầu mà đã vội bảo rằng con người đó bỏ đi. Cho người đó thử một việc khác, biết đâu người đó chẳng thành công.
Huân tước Reading mới đầu tập sự thủy thủ trên một chiếc tàu. Chắc ông không phải là một thủy thủ giỏi. Tôi ngờ rằng xếp của ông phải lắc đầu phàn nàn: "Chú em này làm việc dở. Không bao giờ nên thân đâu". Mà sự thực, nếu cứ ở trong ngành thuỷ quân thì ông tất đã chẳng làm nên công trạng gì hết. Nhưng ông đã bỏ ngành thủy quân và ông đã tiến tới đâu? Tới chức Trưởng quan Tư pháp của Anh rồi tới chức Phó vương ấn Độ.
Trong mọi việc, sự thành công một phần là do định mệnh, một phần là do ý chí tự do của mình. Chúng ta không thể tạo ra được thiên tài, nhưng có thể bồi bổ hoặc tiêu diệt nó.
Những điều kiện nào đưa tới thành công? Tôi xin lặp lại lời đáp của tôi: lương thức, tức óc phán đoán (sáng suốt, thực tế), hoạt động và sức khoẻ. Quan trọng nhất là lương thức.
Bất kì trong công việc nào, cũng cần có lương thức trước hết. Nhiều người xây dựng được những lí thuyết rất hay, nhưng không thực hiện nó được. Thiếu lương thức thì những ý tưởng tố đẹp của họ chỉ đưa họ tới sự sụp đổ.
Nhờ có tài năng thiên phú, người ta có thể đi thẳng vào trung tâm vấn đề, như một mũi tên nhắm trúng đích trong khi cả ngàn mũi khác bắn trượt ra ngoài hết; nhưng phải có lương thức thì ta mới ghi nhận được những điều ta cần phải học hỏi ở trong xã hội, để biết rõ hơn về xã hội và có định hướng hoạt động mà ảnh hưởng lại tới xã hội. Lương thức vừa là khả năng tiêu hóa tri thức vừa là khả năng ứng dụng những tri thức đó.
Nhưng có lương thức mà thiếu đức hoạt động thì cũng không có kết quả. Cũng như cối xay bột, phải đổ gạo vào, nó mới xay thành bột được. Hoạt động tức là đổ gạo vào cối.
Cho nên luôn luôn phải chú ý, sẵn sàng. Có thể trong một lúc bỏ lỡ một cơ hội rất tốt và chỉ cần sơ ý một chút là mắc một lỗi lầm không thể tha thứ được. Văn hào Kipling bảo: “Ai muốn làm César ở bất kì chỗ nào thì phải biết rõ mọi điều ở khắp nơi”. Người nào biết rõ một điều ở khắp nơi thì không để lỡ một cơ hội nào hết.
Bẩm tính con người hầu hết là biếng nhác, vô hi vọng hoặc hoạt động một cách tuyệt vọng. Hoàn cảnh có thể hướng họ về phía này hay phía khác, nhưng không có người nào bị cấm làm việc. Tài trí cần được sử dụng một cách có ý thức, vì vậy mà sự hoạt động phải được lương thức nâng đỡ. Muốn hoạt động có hiệu quả cao, thì phải biết tập trung; thuật tập trung mà ta có thể học bằng nhiều cách, là một điều kiện quan trọng nhất cho sự thành công. Nếu đã luyện được đức hoạt động rồi, thì đừng bao giờ để cho nó phân tán.
Nhưng sức khoẻ mới là nền tảng của cả lương thức lẫn hoạt động, và do đó, là nền tảng của sự thành công. Không có sức khoẻ thì việc gì cũng hóa khó. Nếu sáng dậy người ta đã quạu quọ thì làm sao trong ngày, óc có thể sáng suốt được, và có thể tỏ ra có lương thức được? Bị một bệnh nan y thì ai là người có thể làm việc tích cực được?
Tương lai thuộc về những người chịu tập thể dục mỗi buổi sáng miễn là đừng quá độ. Không một thương nhân nào có thể hi vọng thành công được nếu không rèn luyện cơ thể đúng phương pháp, nhưng phải coi chừng đấy, đừng như hạng lực sĩ tưởng rằng hễ thắng được mình là thắng được thế giới; niềm tin đó nguy hiểm lắm. Hạng lực sĩ không bao giờ nghĩ tới sự sẵn sàng làm việc mà chỉ nghĩ tới chuyện thắng kẻ khác trong một cuộc đua nào đó thôi. Lúc nào óc họ cũng có thể đưa họ tới sự thất bại, sự chán chường, bất lực.
Sự đeo đuổi khoái lạc cũng có tính chất phù du không kém. Thời gian và thói quen đều diệt cái thú của mọi sự tiêu khiển. Thú vui buổi tối đâu có đủ bù cái khổ nhức đầu sáng sớm hôm sau.
ở tuổi trung niên người ta thường mới thành công trong công việc hàng ngày; đó là tuổi dễ chịu nhất trong đời người vì những gắng sức trong tuổi thanh xuân tới lúc đó mới chín muồi.
“Thú vui thoảng qua như mây nổi”. Tôi không rưa những thứ phù vân và tôi cho rằng đời sống phải là một sự phối hợp điều hòa giữa lao động và nghỉ ngơi, hoan lạc. Tôi có thể nói chắc rằng trong sự phối hợp đó, nếu có một yếu tố nào phải lấn yếu tố kia, thì yếu tố đó chính là lao động. Lao động nhiều quá không có hại bằng hoan lạc nhiều quá.
Chưa bao giờ như lúc này, thế giới rộng mở bát ngát đến tận chân trời với rất nhiều cơ hội cho những ai có khát vọng thành công, mong muốn được làm việc một cách bền bỉ, kiên trì và sáng tạo, có ý thức. Không một trở ngại nào từ phía con người có thể ngăn con đường của họ. Không có gì cấm họ từ cảnh nghèo hèn mà leo lên được những đỉnh cao của giàu sang và quyền thế.
Cần luôn nhắc lại hoài rằng kẻ nào chịu khó thì có thể cải thiện lương thức, rèn luyện đức hoạt động và giữ gìn sức khoẻ của mình được.
Đó là nền tảng của sự thành công.
Chương 2
CẦN PHẢI GÂY VỐN
Người ta bảo rằng tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu xa, tội lỗi. Câu nói đó không đúng. Nếu đôi khi tiền bạc dùng vào những mục đích xấu thì không phải tiền bạc đáng trách mà kẻ dùng nó mới là đáng trách.
Có người cho tôi là tuyên truyền cho chủ nghĩa duy vật triệt để. Nghĩ vậy là sai. Tôi hoàn toàn công nhận rằng có những giá trị khác ngoài giá trị tiền bạc. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm lại đánh mất giá trị của bản thân khi tác phẩm ấy mang lại cho anh ta một khoản tiền lớn.
Gần đây, những người kiếm được tiền thường bị thiên hạ nghi ngờ một cách bất công, mà những kẻ nghi ngờ lại chính là những ông những bà nếu có cơ hội thì sẽ làm tiền mạnh hơn ai hết. Trúng số thì người ta cho là một điều tự nhiên, mà tạo được một sản nghiệp bằng mồ hôi nước mắt, rồi nhờ có sản nghiệp mà giúp cho hàng ngàn người có công ăn việc làm, được sung sướng thì lại bị các chính khách và các nhà báo mạt sát là đáng đầy xuống địa ngục. Tôi cho đó là thái độ ghen ghét độc ác của những con người xấu xa.
Người ta đã nói và viết nhiều điều giả nhân giả nghĩa về tiền bạc. Nhưng chúng ta không nên quên rằng nếu làm giàu một cách bất lương là điều đáng chê thì sự nghèo khổ cũng không luôn luôn là đáng khen.
Nói cho đúng, có hai thứ giá trị đi đôi với tiền bạc: một là giá trị của những phẩm chất cần có khi đang kiếm tiền; hai là giá trị của cách sử dụng đồng tiền kiếm được như một công cụ thể hiện sức mạnh của người có tiền.
Nghệ thuật kiếm tiền cần sự quả quyết, tập trung, dành dụm, tự chủ; những yếu tố đó chính là nguyên động lực của thành công và hạnh phúc. Một người đã biết tự chủ khi kiếm tiền thì tới khi có tiền, cách sử dụng đồng tiền cũng tạo cho người đó một sức mạnh, để có thể làm chủ được hoàn cảnh.
Trừ hai đặc tính đó ra - luyện tư cách và tạo nên sức mạnh - tiền bạc có ít giá trị lắm. Tội nó cũng ngang với công của nó. Chính vì vậy mà một người biết làm chủ của cải của mình ít khi nghĩ tới việc để lại một gia tài đồ sộ cho con cháu. Người đó biết rõ rằng phải để cho con cái tự tôi luyện trong khó khăn, không được hưởng chút di sản nào ngoài óc thông minh và tư cách, thì chúng mới thành những con người có giá trị được.
Theo Mahomel thì Thượng Đế luôn lựa những nhà tiên tri của Ngài ở trong đám thường dân. Vả chăng ai cũng biết rằng giàu sang mà không minh triết thì thường khi chỉ có hại cho thể chất hoặc tinh thần. Những thanh niên gia đình giàu có, vì ăn ngon mặc đẹp, được hưởng mọi sự dễ dãi mà dễ chết yểu.
Cho nên tiền của sở dĩ có giá trị chỉ là do nó bắt ta phải gắng sức, khó nhọc để kiếm nó rồi biết cách dùng nó. Vậy dự tính làm giàu là điều đáng khen, nhưng thực hiện nó cách nào đây?
Tôi xin trình bày vài quy tắc rõ rệt để dìu dắt một thanh niên từ hai bàn tay trắng mà gây dựng được một gia sản lớn lao.
1 - Chiếc chìa khoá mở cửa thành công cho ta là bản năng thương mại, tức cái bản năng nhận định được một cách tự nhiên, tức thì, khỏi phải suy luận, giá trị thực của bất kỳ một món hàng nào. Người nào không cảm thấy được cái đó thì không thể kinh doanh được. Nhưng nếu có sẵn cái mẫn cảm ấy, dù là mơ hồ, yếu ớt, thì cũng có thể luyện nó từ lúc còn được - tức là ở cái tuổi mà tinh thần rất dễ uốn nắn - và dần dần làm cho nó phát triển mạnh mẽ, tới khi nó thành như bản tính thứ nhì của mình.
Thanh niên nào chịu khó cải thiện khả năng đó trong mọi cơ hội, chú ý quan sát thu nhận thông tin để nâng cao óc phán đoán, nhận định của mình thì thế nào cũng tiến bộ trên con đường kinh doanh.
2 - Nhưng một thanh niên dù đã có tài nhận định đúng giá trị của mọi vật rồi, mà không biết tính toán, quản lí tài chính thì cũng có thể đi tới sự sụp đổ trước khi tài năng của mình đem lại kết quả.
Muốn chinh phục thương trường thì phải biết tính xem lãi hay lỗ, và có thấy lãi thì mới bắt đầu xông pha.
Rất nhiều người mất thì giờ dự tính những số lãi về sau này, những số lãi không khi nào tới hoặc có tới thì tới tay người khác.
Điều quan trọng nhất là đừng bỏ dở một công việc làm ăn nào khi chưa hoàn toàn thành công. Biết điều khiển cho khéo một công việc nhỏ thôi cũng là có đủ tư cách để thắng những trở ngại sau này sẽ gặp trong những việc kinh doanh lớn hơn rồi.
Thường thường người ta nhận thấy rằng những người tạo được những gia sản lớn đều luôn luôn chuyên vào một ngành.
Đừng có thói no bụng đói con mắt. Cần nhớ nguyên tắc chính yếu đó. Nhiều thanh niên có tương lai rực rỡ mà vấp té chỉ vì không theo nguyên tắc rất giản dị đó.
Vì tham lam người ta dễ đâm bổ vào những cuộc kinh doanh lớn lao trong khi người ta chưa sẵn sàng, thiếu phương tiện, thiếu kinh nghiệm.
Tập nhận định đúng giá trị của sự vật, biết tính toán, quản lí tài chính, biết đọc ý nghĩ của người khác; đó, phải luyện cho thành thục, hoàn hảo những khả năng đó đã rồi mới dùng nó vào những công việc kinh doanh lớn được. Những khả năng đó chỉ là ba hình thức của điều kiện quan trọng nhất: biết phán đoán cho đúng, mà hễ phán đoán đúng, tức thị là thành công.
Vì vậy điều quan trọng và khó khăn là gây được số vốn đầu tiên là một triệu đồng. Có được triệu đầu tiên rồi thì dễ kiếm được những triệu sau lắm. Triệu đầu tiên đó định rõ tư cách của ta và bảo đảm cho sự thành công của ta.
Phải dùng sức mạnh và tuổi trẻ của ta vào cuộc chiến đấu đầu tiên đó. Người nào muốn thành nhà đại doanh nghiệp thì phải dồn hết tâm tư vào cuộc chiến đấu đó, phải cảm xúc mãnh liệt tới tận đáy lòng như một nghệ sĩ hoài bão nghệ phẩm của mình vậy.
Có được một triệu đồng trong túi rồi, người ta tiến trên đường đời với vẻ ung dung tự tại hơn, thấy công việc làm ăn nào cũng vừa với sức của ta. Người ta tự tin, có thể phác hoạ những nét lớn của chương trình vì đã quen thuộc với các chi tiết rồi. Nắm vững được thuật đó thì không có gì ngăn cản nổi bước tiến của ta nữa. Cuộc đời làm ăn của các nhà đại kinh doanh đều như vậy hết.
Tuy nhiên, một người áp dụng những quy tắc đó mà tạo dựng nên một gia sản nào đó vẫn có thể không hoàn toàn thành công và tìm đưọc hạnh phúc. Có thể người đó không nhận ra rằng những đức trong buổi gây dựng sự nghiệp không phải là những đức cần cho ta một khi đã thành công. Khi đã thành công thì không cần tinh thần mạo hiểm nữa mà cần nhận định được trách nhiệm xã hội của mình.
Tiền bạc đào tạo tư cách của ta vì phải chịu cực chịu khổ, phải chiến đấu mới kiếm được nó. Nó là thước đo tư cách và tinh thần con người. Trong thế giới hiện đại, người có nhiều tiền thường là người có tinh thần phán đoán, quyết định nhanh nhạy.
Tại sao vậy? Tại phải tranh đua gay go, người đông mà của hiếm.
Không kể các bậc thiên tài - vì mỗi thế kỷ chỉ có một, hai hoặc ba vị tài ba rực rỡ - cứ xét hạng người thường như chúng ta thôi, thì muốn tự tạo được một địa vị rất danh giá trên chính trường, không cần nhiều đức quý bằng muốn thành công trong ngành kĩ nghệ và tài chính. Không một chính khách nào công nhận điều này, mặc dầu nó rất đúng.
Một số người có tài làm cho người khác chăm chú nghe mình. Thành công trong đám đông, biết bàn bạc công việc, lời lẽ hùng hồn, khéo léo, nhưng không thể đem thực hành những ý kiến của mình được vì thiếu ý thức về sự hành động. Họ thành công trong công việc quản lí chứ không thành công trong việc kinh doanh.
Lại có trường hợp ngược lại. Ta thường thấy trong phòng giấy có những người không thể trình bày khéo léo một vấn đề. Bắt họ trình bày thì họ vụng về, nói năng khó khăn, lúng túng. Nhưng đặt họ vào một địa vị cần hành động thì họ trổ tài liền. Họ chiến đấu với vấn đề và chứng minh rằng gặp lúc khủng hoảng, ta có thể tin cậy ở họ được. Trong công việc kinh doanh, một người hoạt động phụ lực ta còn mạnh hơn cả một đám kẻ mồm mép.
Trên những thị trường lớn của thế giới, cuộc chiến đấu thật gay go, đường gươm lưỡi kiếm thật lợi hại; người ta phải quay lưng vào vực thẳm mà chống đỡ, thua thì tiêu tan sự nghiệp và cả danh dự nữa. Thanh niên nào đã bước vào đấu trường đó phải cố tự lực mà thắng, đừng trông mong một ân huệ nào cả. Nhưng tuổi thanh xuân có thể thắng được lắm. Vì đầu óc còn dễ uốn nắn nên họ có thể cương quyết luyện khả năng phán đoán bằng cách rút bài học từ kinh nghiệm.
Cho nên tôi muốn khuyên thanh niên ngày nay rằng, theo ý tôi, tiền bạc chỉ là kết quả của chí cương quyết và óc thông minh khéo áp dụng vào công việc làm ăn. Định mệnh không thể ngăn cản bước đường của một người có tinh thần quả cảm.
Chương 3
COI CHỪNG CÁC THÀNH KIẾN !
Trong thế giới hiện đại, muốn thành công lâu bền thì phải biết sống điều độ. Các nhà hoạt động đều biết rằng hi sinh sức khoẻ tức là hi sinh tuổi thọ của mình, mà mỗi năm có một giá trị lớn trong đời sống của ta. Cho nên họ biết tự vệ, không để kẻ thù tấn công.
Sự can đảm về tinh thần một phần do trí óc mà một phần cũng do bao tử. Thiếu sự can đảm đó, nhà kinh doanh chỉ là hạng rất tầm thường. Cho nên sự điều độ là một trong những bí quyết để thành công.
Trước hết, tôi nhiệt liệt khuyên những thanh niên có cao vọng nên ít uống rượu. Tôi không muốn rằng luật pháp quy định phong tục, nhưng điều tôi nói đây không phải vô căn cứ đâu; không một người nào có thể thành công lớn được nếu mang cái tật rượu chè be bét; nhưng một nhà kinh doanh mà gia nhập hội chống uống rượu thì cũng khó thành công được.
Xã hội hiện đại phức tạp buộc chúng ta phải biết điều độ. Khoa học tiên tiến đem lại những điều kiện sống với nhiều phương tiện dành cho con người. Chúng ta không thể từ chối những tiện nghi đó.
Con người vừa làm chủ vừa là nô lệ những máy móc mình dùng như điện tín, điện thoại, máy ghi âm. Trong cảnh ồn ào bất tận ở nơi làm việc, muốn giữ cho sự phán đoán được sáng suốt, thần kinh được thăng bằng, tinh thần được thảnh thơi thì phải biết tự chủ, nghĩa là tự kiểm soát được mình và sống có điều độ. Đó là cái giá mà ta phải trả cho khoa học.
Tôi cũng tha thiết xin thanh niên phải kiểm soát và điều tiết thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ và công việc của mình nữa. Nhất là phải tránh thái độ ngạo mạn vênh váo.
Thái độ đó phát sinh ra sao? Ban đầu, một thanh niên nhờ hoạt động mà bắt đầu có địa vị trong xã hội rồi có vẻ coi thường những người khác. Thế là đã khởi sự xuống một cái dốc nguy hiểm rồi đấy.
Thái độ đó không phải là thói tự đắc, vì tự đắc là tự đánh giá một cách đúng hay sai quyền hành cùng trách nhiệm của mình; cũng không phải là thói tự đại, tự phụ vì tự đại tự phụ là tự cho mình những đức mà mình không có.
Thái độ ngạo mạn, vênh váo còn nguy hiểm hơn những tật đó nhiều. Nó là cảm giác cho rằng chỉ mình mới có tài năng, còn chung quanh toàn là những kẻ ngu ngốc, vậy thì chỉ cần làm theo ý mình, bất tất phải quan tâm tới quyền lợi, cảm xúc của kẻ khác: họ buồn, giận, mủi lòng cũng mặc họ.
Hồi trẻ ta thành công mà chỉ làm thương tổn lòng tự ái của một người thôi, thì tới tuổi xế bóng ta sẽ có cả trăm kẻ thù bất động đái thiên với ta đấy.
Họ sẽ đem những lỗi nhỏ lỗi lớn của ta, từ những lỗi thiếu tế nhị, giám thức, lỗi quen áp chế, tới lỗi diệt thần tượng cũ để dựng thần tượng mới, mà tấn công ta.
Trong lúc hăng hái tranh đấu cho công việc làm ăn, ta không để ý tới những cái đó, cũng như trên chiến trường, hăng tiết chém giết nhau, người ta không để ý tới vết thương của địch. Nhưng rồi kẻ bại trận nhớ lại hết và uất hận ngấm ngầm về thái độ ngạo mạn của kẻ đã thắng mình.
Nhiều năm trôi qua, khi mà có vẻ như mọi sự đều đã rơi vào lãng quên, chính kẻ thắng cũng chỉ còn lờ mờ nhớ những chuyện trước kia, thì thình lình bị một kẻ mình tưởng là thân thiện với mình, đập mình một cách bất ngờ.
Như bị kẻ ném đá sau lưng, người đó lảo đảo, la lên: “Tại sao hắn bỗng xuất hiện từ bóng tối để đánh tôi? Tôi có làm gì hắn đâu?” Rồi cố tìm trong dĩ vãng, mới sực nhớ ra rằng, đã từ lâu lắm mình có lần tỏ ra ngạo mạn - lúc trẻ mình tự cho là có quyền như vậy - và bây giờ, về già, phải trả giá cho những lỗi lẫm của mình hồi trẻ.
Một số thành kiến cũng là dấu hiệu của tinh thần thiếu điều độ.
Thói có thành kiến còn tai hại hơn thói ngạo mạn, vì thói ngạo mạn chỉ xuất hiện sau khi mình đã thành công ít nhiều rồi, và như vậy còn có chút lí do, chứ thói có thành kiến thì chẳng đợi khi đã thành công rồi mới có. Thói quen thành kiến cơ hồ như do di truyền, do lây những người chung quanh mà ta mắc cái tật đó nặng từ hồi nhỏ; muốn diệt được nó phải trải đời và nhận định cho đúng rồi cương quyết tự cải.
Vì vậy óc thành kiến là một tật rất lớn. ảnh hưởng của nó còn tai hại hơn tất cả những tật khác nữa.
Nó có tính cách phá hoại óc phán đoán của ta, làm cho óc ta hóa hẹp hòi. Diệt được nó thì cũng như gỡ được một cái gông cùm ghê gớm cho tâm hồn ta.
Không diệt được nó thì nó có thể mỗi ngày mỗi cứng mạnh lên và biến thành tật bướng bỉnh mà không có gì nguy hiểm bằng định kiến. Không có gì ngốc bằng tuyên bố: “Ông muốn nói gì cứ nói, ý tôi đã định, không bao giờ tôi đổi ý đâu”. Thường thường người ta đưa lí lẽ đó ra để che đậy một sự thất bại rõ rệt của mình.
Con người bướng bỉnh đâu có nhìn thấy được sự thực. Họ không để ý tới biến cố, lịch sử, thời đại, không để ý tới người ngoài đường. Con người có định kiến luôn luôn chỉ dùng mỗi một tiêu chuẩn để xét tất cả những biến chuyển trên thế giới, hoàn cảnh trong vũ trụ.
Người nào thành công thì không có định kiến, mà biết tuỳ theo cảnh, sửa đổi ý kiến của mình, nhờ có một lương thức luôn luôn tỉnh táo.
rất hay phải không các bạn
-----------------------------------------------------------------------------------------
bạn nữa các bạn nếu muốn bt những BÍ QUYẾT cuối cùng nhưn thế nào hãy vào trang wed này nhé:
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n0n2n31n343tq83a3q3m3237nnn
Sửa lần cuối: