Sửa chữa lớn TSCĐ

vicky.tram

New Member
Hội viên mới
Doanh nghiệp tính ra số tiền phải trả cho người nhận thầu Y về việc sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất, theo hoá đơn bán hàng thông thường có giá thanh toán 300triệu. Công trình đã hoàn thành bàn giao, doanh nghiệp quyết định phân bổ chi phí này cho 6 tháng.

Nợ 2143 300tr
Có 331 300tr
Pbổ:
Nợ 242 300tr
Có 2143 300tr
Hàng tháng kết chuyển vào 627:
Nợ 627 50tr
Có 242 50tr
Hạch toán vậy đúng ko vậy mọi người ? :momong::momong::momong:
 
Ðề: Sửa chữa lớn TSCĐ

2413 nha bạn chứ k phải 2143
mà nếu 6 tháng trong năm tài chính thì đưa vào 142 còn 6 tháng nằm giữa 2 niên độ kế toán thì cho vào 242
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Sửa chữa lớn TSCĐ

2413 nha bạn chứ k phải 2143
mà nếu 6 tháng trong năm tài chính thì đưa vào 142 còn 6 tháng nằm giữa 2 niên độ kế toán thì cho vào 242

phát sinh trong tháng 12 bạn ơi :D Cám ơn nhoe :D
 
Ðề: Sửa chữa lớn TSCĐ

Doanh nghiệp tính ra số tiền phải trả cho người nhận thầu Y về việc sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất, theo hoá đơn bán hàng thông thường có giá thanh toán 300triệu. Công trình đã hoàn thành bàn giao, doanh nghiệp quyết định phân bổ chi phí này cho 6 tháng.

Nợ 2143 300tr
Có 331 300tr
Pbổ:
Nợ 242 300tr
Có 2143 300tr
Hàng tháng kết chuyển vào 627:
Nợ 627 50tr
Có 242 50tr
Hạch toán vậy đúng ko vậy mọi người ? :momong::momong::momong:
Là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ không hoạt động được. Như vậy, đây là hình thức sửa chữa với những TSCĐ đương dùng nhưng bị hỏng. Việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.....
Sửa chữa lớn là loại sữa chữa có đặc điểm mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật, sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và tài sản cố định phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết 1 lần vào chi phí của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ phù hợp.

Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành”. Đât là chứng từ xác nhậ việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên Có TSCĐ và thực hiện sửa chữa.

Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Phương pháp hạch toán

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

1. Theo phương thức tự làm:

1.1. Khi chí phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 “XDCB dỡ dang” (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK111, 112, 152, 214,. . .

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng giá thanh toán)
Có các TK111, 112, 152, 214,334. . (Tổng giá thanh toán)

1.2. Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán sổ chi phí này theo các trường hợp sau:

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lóơn và liên quan đến nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh, khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, tiến hành kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước (Phân bổ dần) hoặc chi phí phải trả (Trường hợp đã trích trước chi phí sửa chữa lớn) về sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

- Trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tạo, nâng cấp thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

2. Theo phương thức giao thầu:

- Khi nhận khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
 
Ðề: Sửa chữa lớn TSCĐ

Là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ không hoạt động được. Như vậy, đây là hình thức sửa chữa với những TSCĐ đương dùng nhưng bị hỏng. Việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.....
Sửa chữa lớn là loại sữa chữa có đặc điểm mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật, sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và tài sản cố định phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết 1 lần vào chi phí của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ phù hợp.

Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành”. Đât là chứng từ xác nhậ việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên Có TSCĐ và thực hiện sửa chữa.

Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Phương pháp hạch toán

Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.

1. Theo phương thức tự làm:

1.1. Khi chí phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp vào bên Nợ TK 241 “XDCB dỡ dang” (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK111, 112, 152, 214,. . .

- Nếu sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng giá thanh toán)
Có các TK111, 112, 152, 214,334. . (Tổng giá thanh toán)

1.2. Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán sổ chi phí này theo các trường hợp sau:

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ có hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

- Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lóơn và liên quan đến nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh, khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, tiến hành kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước (Phân bổ dần) hoặc chi phí phải trả (Trường hợp đã trích trước chi phí sửa chữa lớn) về sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

- Trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tạo, nâng cấp thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).

2. Theo phương thức giao thầu:

- Khi nhận khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2413)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

Vậy phân bổ dần 142 trong nghiệp vụ trên có phân bổ trong tháng ko bạn (biên bản giao nhận ngày 4/12)vậy lập bảng phân bổ tháng 12 ntn nhỉ? :D :D
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top