Sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật kế toán và pháp luật thuế về chiết khấu thương mại

Kind.tax

Member
Hội viên mới
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính quy định:
"Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn."
- Tài khoản chiết khấu thương mại dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hàng dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua hàng, bán hàng
- Tài khoản này chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định
- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng lần cuối cùng.
- Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hóa mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua
- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521, mà doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CK TM

Pháp luật thuế về chiết khấu thương mại:

Điểm b, Khoản 5 và Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính:
- Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
- Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi chiết khấu thương mại người mua được hưởng số tiền lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.

Lập hóa đơn đối với chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại (trường hợp đạt doanh số hoặc sản lượng trong kỳ:
-Người bán: giảm trừ hóa đơn khi kết thúc mua hàng hoặc lập hóa đơn điều chỉnh (kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh); giảm thuế GTGT đầu ra (TK333) và giảm doanh tính thuế thu trong kỳ lập hóa đơn.
-Người mua: nhận hóa đơn của người bán; giảm thuế GTGT đầu vào (TK 133) và giảm giá trị hàng tồn kho hoặc giảm chi phí; hoặc ghi nhận thu nhập trong kỳ nhận hóa đơn.

Theo Điểm 2.5, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của BTC: “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Như vậy, CKTM được tính giảm trừ giá bán (chưa thuế GTGT) trên từng hóa đơn, của hóa đơn lần mua cuối cùng hoặc của kỳ tiếp sau; nếu kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán mới lập hóa đơn thì phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh; bên mua và bên bán căn cứ hóa đơn điều chỉnh này để kê khai doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top