So sánh về cách xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ giữa TT219/2013 và TT119/2014 sửa đổi bổ sung

AccNet

Member
Hội viên mới
So sánh về cách xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ giữa TT219/2013 và TT119/2014 sửa đổi bổ sung

A. Thông tư 219/2013: Điểm 4 Điều 7 của TT219:
Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. (Không đề cập đến xuất thành phẩm hoặc hàng hóa cho bộ phận trong công ty sử dụng, nhưng TT119 đã thêm điểm này, đọc TT119 phần bên dưới).
Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ.
* Theo TT 219 thì hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ (Lấy sản phẩm hoặc hàng hóa xuất cho bộ phận công ty sử dụng) thì xuất hóa đơn theo giá bán lẻ và tính thuế bình thường thì cách hạch toán (Theo TT244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán) như sau:
+ Nghiệp vụ 1: Doanh thu nội bộ
Nợ Chi phí (TK 627; 641;642); Nợ 142; Nợ 242 Hoặc Nợ 211
Có 512 (doanh thu tiêu dùng nội bộ)
+ Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nợ 632 (Giá vốn hàng bán)
Có 155;156 (Thành phẩm, hàng hóa)
+ Nghiệp vụ 3: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Nơ 133 (Thuế GTGT đầu vào)
Có 33311 (Thuế VAT đầu ra)
B. Thông tư 119/2014: Căn cứ vào TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Ví dụ 24: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thì đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.

Căn cứ vào TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 (Bổ sung cho TT219 về vấn đề xuất hóa đơn).
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nhận xét về sửa đổi TT119 về TT219 và TT39 như sau:
* Vậy căn cứ vào TT119/2014 sửa đổi T219 và TT39 thì đối với hàng hóa (Thành phẩm và hàng hóa) mà công ty xuất cho các bộ phận trong CÔNG TY SỬ DỤNG thì vẫn xuất hóa đơn nhưng KHÔNG TÍNH THUẾ GTGT (tức là dòng thuế xuất gạch chéo). Điều này sẽ phù hợp hơn so với Thông tư 219, vì trước đây thì vẫn tính thuế GTGT và hạch toán Nợ 133 và Có 33311 thì vừa hạch toán đầu vào và vừa hạch toán đầu ra nên doanh nghiệp cũng không phải nộp thuế => Dẫn đến bút toán này bị thừa.
* Tuy nhiên, nếu không xuất hóa đơn nữa thì sẽ hay hơn vì xuất hóa đơn đã làm tăng thêm 1 công đoạn xuất và thêm 1 bút toán hạch toán doanh thu. Tuy nhiên, Thông tư 119 vẫn yêu cầu xuất hóa đơn nhưng không tính thuế GTGT.
* Vậy giá xuất hóa đơn trong trường hợp này là theo giá bán thị trường hay theo giá vốn? Theo quan điểm của người viết bài so sánh này là xuất theo giá vốn (Xuất theo giá vốn thì phù hợp về cách hạch toán đúng theo TT244). Mặt khác, xuất theo giá vốn vì không tính thuế GTGT nên xuất theo giá nào thì cũng chỉ được tính vào chi phí bằng giá vốn (Nếu chúng ta xuất theo giá bán thị trường thì doanh thu tiêu dùng nội bộ đã bằng với chi phí của bộ phận, trừ trường hợp không đưa thẳng vào chi phí bộ phận mà đưa qua 211 hoặc 142;242 thì lúc này phát sinh 1 khoản lãi ảo nhưng nếu xét về mặt tổng thể thì không đổi). Cụ thể cách hạch toán theo TT244/2009 và TT119/2014 mới như sau:
Khi xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ (Tức là xuất hàng hóa và thành phẩm) cho bộ phận công ty sử dụng thì xuất hóa đơn theo giá vốn và DÒNG THUẾ SUẤT GẠCH CHÉO. Kế toán dựa vào hóa đơn này hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ 1: Doanh thu tiêu dùng nội bộ
Nợ Chi phí (627;641;642); Hoặc 142; Hoặc 242; Hoặc 211: Ghi giá trên hóa đơn tài chính = Giá vốn hàng bán
Có 512 (Doanh thu tiêu dùng nội bộ): Ghi giá trên hóa đơn tài chính = Giá vốn hàng bán

Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán
Nợ 632: Giá vốn hàng bán: Theo giá vốn
Có 155 (Thành phẩm);156 (Hàng hóa): Theo giá vốn
Nghiệp vụ 3: Không có

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN NỔI BẬT KHÁC VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Nguồn tin: *****
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top