Số dư tk 131và Tk331

  • Thread starter meo u
  • Ngày gửi
M

meo u

Guest
Em chào cả nhà!
Cả nhà mình ơi cho em hỏi câu này nhé:
Số dư cuối kỳ tk 131 và Tk 331 ở bảng tổng hợp phải thu ( phải trả) người mua, người bán được phép dư cuối ở cả 2 bên ạ? Nếu dư cả 2 bên như vậy thì vào bảng cân đối số phát sinh cũng ghi SDCK ở cả 2 bên nợ, có ah?
Em nghĩ là vào bảng cân đối số phát sinh thì tổng hợp lại chỉ cho dư 1 bên, còn khi vào bảng cân đối kế toán mới theo dõi chi tiết các số dư của 2 Tk này có đúng không ạ?
cả nhà mình giải quyết thắc mắc này cho em với. thank mọi người!:dangyeu:
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

kết cấu của 2 tài khoản này nhé bạn tham khảo nha

tài khoản 131

Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

tài khoản 331
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Em chào cả nhà!
Cả nhà mình ơi cho em hỏi câu này nhé:
Số dư cuối kỳ tk 131 và Tk 331 ở bảng tổng hợp phải thu ( phải trả) người mua, người bán được phép dư cuối ở cả 2 bên ạ? Nếu dư cả 2 bên như vậy thì vào bảng cân đối số phát sinh cũng ghi SDCK ở cả 2 bên nợ, có ah?
Em nghĩ là vào bảng cân đối số phát sinh thì tổng hợp lại chỉ cho dư 1 bên, còn khi vào bảng cân đối kế toán mới theo dõi chi tiết các số dư của 2 Tk này có đúng không ạ?
cả nhà mình giải quyết thắc mắc này cho em với. thank mọi người!:dangyeu:

ko có quy định nào về việc lập bảng cân đối số phát sinh cả, trên bảng cân đối số phát sinh có thể vẫn để số dư cả 2 bên là tùy em thôi!
Về bản chất thì việc lập bảng cân đối số phát sinh chính là lập bảng cân đối thử nhằm mục đích lập báo cáo tài chính đơn giản hơn, thế nên người ta sẽ phân rõ số dư các tài khoản ra và báo cáo tài chính chỉ việc link các chỉ tiêu này lên thôi:odau:
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Theo mình biết thì nguyên tắc trong bảng cân đối kế toàn không được bù trừ vì nếu bù trừ thì trên bảng báo cáo sẽ không phản ánh được nghiệp vụ phát sinh trong tháng vì thế sẽ không được bù trừ khi lên bảng kế toán .Còn trên sổ chi tiết thì theo dõi chi tiết tk 131 và tk 331 cho từng khách hàng ,khi vào Sổ Cái tổng hợp thì chỉ có một số dư thôi : Nợ hoặc Có .khi lên Bảng cân đối kế toán thì lấy số dư trên sổ chi tiết, số dư Nợ lên bên phần Tài sản, số dư Có lên bên phần Nguồn vốn.
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Em chào cả nhà!
Cả nhà mình ơi cho em hỏi câu này nhé:
Số dư cuối kỳ tk 131 và Tk 331 ở bảng tổng hợp phải thu ( phải trả) người mua, người bán được phép dư cuối ở cả 2 bên ạ? Nếu dư cả 2 bên như vậy thì vào bảng cân đối số phát sinh cũng ghi SDCK ở cả 2 bên nợ, có ah?
Em nghĩ là vào bảng cân đối số phát sinh thì tổng hợp lại chỉ cho dư 1 bên, còn khi vào bảng cân đối kế toán mới theo dõi chi tiết các số dư của 2 Tk này có đúng không ạ?
cả nhà mình giải quyết thắc mắc này cho em với. thank mọi người!:dangyeu:

Bảng tổng hợp Công nợ có thể cò số dư ở 2 bên Nợ, Có của tài khoản: theo dõi tiền khách hàng ứng trước, tiền phải thu của người mua, trả trước người bán, phải trả người bán.
Trong Bảng CĐSPS thể hiện số dư tài khoản ở 1 bên Nợ hoặc Có - là kết quả sau khi trừ 2 bên Nợ - Có.
Bảng cân đối kế toán có các chỉ tiêu riêng để theo dõi: tiền khách hàng ứng trước, tiền phải thu của người mua, trả trước người bán, phải trả người bán nên không cấn trừ 2 bên Nợ - Có của tài khoản.

Chúc bạn thành công! Thân!
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

TK131 có số dư bên Có trong trường hợp mình nhận tiền ứng trước của khách hàng. Tk331 có số dư Nợ trong trường hợp mình thanh toán trước tiền hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhà cung cấp. Khi các nghiệp vụ này phát sinh như thế nào thì tổng hợp lên bảng cân đối số phát sinh như thế. Từ đó đối chiếu và lập bảng cân đối kế toán
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

TK 131 & 331 có số dư hai bên. Chi tiết theo từng khách hàng thì chỉ có số dư N hoặc C, nhưng sổ tổng hợp có thể có số dư cả hai bên, K thể lấy công nợ của KH này để bù trừ công nợ của KH kia. Bảng CĐSPS cũng phản ánh trung thực số dư 2 bên. Trên bảng cân đối kế toán có cả 4 chỉ tiêu : phải thu của KH và trả trước cho người bán ( bên tài sản ), người mua trả tiền trước và phải trả người bán ( bên nguồn vốn ).
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Nếu bạn làm trên phần mềm kế toán, khi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản bạn có thể lựa chọn là bù trừ tài khoản công nợ hoặc là không bù trừ tài khoản công nợ, trên thực tế thì không thay đổi gì ở tài khoản, đó chỉ là khi bạn xem trong bảng cân đối phát sinh thì chỉ có số dư 1 bên mà thôi, đây là tiện ích của phần mềm
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

ko có quy định nào về việc lập bảng cân đối số phát sinh cả, trên bảng cân đối số phát sinh có thể vẫn để số dư cả 2 bên là tùy em thôi!
Về bản chất thì việc lập bảng cân đối số phát sinh chính là lập bảng cân đối thử nhằm mục đích lập báo cáo tài chính đơn giản hơn, thế nên người ta sẽ phân rõ số dư các tài khoản ra và báo cáo tài chính chỉ việc link các chỉ tiêu này lên thôi:odau:

Rõ chán, em chưa thấy cty nào in bảng CDPS mà số dư của TK131,331 nằm cả hai bên.
-----------------------------------------------------------------------------------------
kết cấu của 2 tài khoản này nhé bạn tham khảo nha

tài khoản 131

Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

tài khoản 331
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy tổng số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Rõ chán, em chưa thấy cty nào in bảng CDPS mà số dư của TK131,331 nằm cả hai bên.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy tổng số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn
TK 131 và 331 là TK lưỡng tính,nó có số dư cả 2 bên nhưng khi thể hiện trên bảng CĐPS thì nó là số bù trừ của số dư Nợ và dư Có.Ở TK 131 và 331 phải theo dõi chi tiết để tiện khi tổng hợp gtrị nguồn vốn và tài sản đưa lên bảng cân đối kế toán.
 
Ðề: Số dư tk 131và Tk331

Các anh chị ơi cho em hỏi trong 4 hình thúc ghi sổ kế toán áp dụng là NKC, nhật ký - chứng từ, chứng từ ghi sổ ,nhật ký sổ cái thì hình thức nào không sử dụng bảng cân đối số phát sinh
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top