Ðề: số dư đầu kỳ
Giải thích nôm na bằng 1 ví dụ như thế này cho dễ hiểu:
Tôi kinh doanh bi ve. Trong cái lọ của tôi từ trước tới nay chả biết kiếm đâu ra ấy, có những 15 viên. Và đó gọi là “số vốn ban đầu” của tôi (tôi nhập nó là số dư tồn kho đầu kỳ (tháng 7) cho “mặt hàng” bi ve ở cái kho “Lọ bi ve” của tôi.
Tôi bắt đầu bán bi ve từ ngày 05/07/2011 (như thế, kỳ hiện tại là tháng 7/2011). Như vậy Dư (bi ve) thời điểm hiện tại (05/07/2011) của tôi là Dư ĐK + PST – PSG = 15 + 0 – 0 = 15 (viên)
Ngày 06/07/2011 tôi bán được 10 viên bi cho cậu bé hàng xóm. Và tôi thấy “hàng tồn kho” của mình chắc ko đủ cung cấp cho nhu cầu của các cậu bé hàng xóm xung quanh vì trò chơi bi đang rộ lên trong xóm. Vậy là tôi phải lấy tiền “bán hàng (bán 10 viên bi)” đó, mua thêm bi ve từ bà đồng nát, vào ngày 07/07/2011, tôi “nhập” hàng từ bà đồng nát là 20 viên. Vậy bây giờ số dư ngay sau thời điểm nhập bi ve từ bà đồng nát là: Dư ĐK + PST – PSG = 15 + 20 – 10 = 25 (viên).
Từ ngày 07 tới cuối tháng, tôi bán được 2 lần cho 2 “khách hàng” nữa, 1 lần ngày 20/07/2011 là 5 viên, 1 lần ngày 28/07/2011 là 3 viên. Tính tới ngày 31/07/2011 tôi còn: Dư đầu kỳ + PST – PSG = 15 + 20 – 10 – 5 – 3 = 17 (viên).
Sang ngày 02/8/2011 (kỳ hiện tại là tháng 8/2011), tôi “xuất” thêm 7 viên nữa cho 1 khách hàng quen thuộc. Vậy lúc đó tôi còn bao nhiêu viên và tính thế nào?
Dư thời điểm (02/08/2011) = Dư ĐK (tháng 8 ) + PST – PSG = ????
Dư ĐK (tháng 8 ) lấy đâu ra? Nó chính là dư cuối kỳ của tháng 7 (ngày 31/07/2011) = 17 (viên) chuyển sang ==> Đây được gọi là hành động: Kết chuyển số dư (Nếu ko chạy kết chuyển số dư cuối kỳ thì sẽ ko có số dư của đầu kỳ tháng sau)
Vậy Dư thời điểm (02/08/2011) = Dư ĐK (tháng 8 ) + PST – PSG = 17 + 0 – 0 = 17
Và cứ như thế cho các kỳ tiếp theo….
Đó, qua 1 ví dụ minh họa như thế chắc bạn đã hiểu số dư đầu kỳ hay việc kết chuyển số dư dùng để làm gì rồi. Số dư tài khoản, số dư chi tiết tài khoản (Hàng hóa, công nợ,…) đều có nguyên lý tính toán như vậy.