Số dư đảm phí - Tỷ lệ số dư đảm phí

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
  1. Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu với biến phí. Sổ dư đảm phí được dùng để bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hoặc cho một đơn vị sản phẩm.

Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến Phí

Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị

Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ, g là giá bán, a là biến phí đơn về phí định phí, ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí như minh họa A1:

Tổng sốĐơn vị
Doanh thugxg
(-) Biến phíaxx
Số dư đảm phí(g - a)xg-a
(-)Định phíb
Lợi nhuận(g-a)x - b

Bảng A1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:

  • Khi x = 0 thì lợi nhuận (P) = - b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với định phí.
  • Khi x = xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn) thì số dư đảm phí bằng với định phí, khi đó lợi nhuận (P) = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn.
  • Khi x = x1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1 >xh, thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g - a)x1 - b
  • Khi x = x2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x2), x2 > x1 thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ là P2= (g - a) x2 - b

Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng Δx = x2 - x1
=> Lợi nhuận tăng một lượng ΔP = P2- P1
=> ΔP = (g - a) (x2 - x1)

Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng ( hoặc giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng thêm ( hoặc giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị
Nếu định phí không đổi, thì phần số dư đảm phí tăng thêm ( hoặc giảm xuống ) đó chính là lợi nhuận tăng thêm ( hoặc giảm bớt )
Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể nhanh chóng xác định được lợi nhuận

Ví dụ 1: Giả sử trong quý 1 năm 2007, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 1000 này phẩm, giá bản 100.000 đồng/sản phẩm, biến phí đơn vị 60.000 đồng sản phẩm định phủ quý 1 30.000.000 đồng. Ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 1 năm 2007 như sau:
(đvt: 1.000 đồng)
Tổng sốĐơn vị
Doanh thu100.000100
(-) Biến phí60.00060
Số dư đảm phí40.00040
(-)Định phí30.000
Lợi nhuận10.000

Nếu quý II, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10% so với quý 1 thì lợi nhuận tăng lên một lượng là (1.000 × 10%) x (100 – 60) = 4.000 ngàn đồng

Sử dụng khái niệm số dư đảm phí sẽ thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó có một số nhược điểm sau:

• Không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp.

• Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều, nhưng điều này đôi khi có thể hoàn toàn ngược lại.

Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.

2. Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chi tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm tiêu thụ hay cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ.

Tỷ lệ số dư đảm phí được tính theo công thức tổng quát như sau:

Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí/Doanh thu x 100%

Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị/Đơn giá bán x 100%

- Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1
=> Doanh thu gx1 => Lợi nhuận P1 = (g - a)x1 - b
- Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2
=> Doanh thu gx2 = Lợi nhuận P2 = (g - a)x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là gx2 – gx1
=> Lợi nhuận tăng một lượng là ΔP = P2 - P1

ΔP = (g - a) (x2 - x1)

Vậy: ΔP= ((g - a)/g) * (x2-x1)g

Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phi ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận, mối quan hệ đó là Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm) một lượng, thì lợi nhuận sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng thêm (hoặc giảm xuống nhân với tỷ lệ số dư đảm phí Kết luận trên chỉ đúng khi định phí không thay đổi.

Ví dụ 2: Giả sử báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A ở quý I năm 2007 như sau:

(đvt 1.000 đồng)
Tổng sốTỷ lệ
Doanh thu100.000100%
(-) Biến phí60.00060%
Số dư đảm phí40.00040%
(-)Định phí30.000
Lợi nhuận10.000

Nếu quý II doanh thu tăng 20.000 ngàn đồng thì lợi nhuận quý 2 tăng một lượng là: 20.000 × 40% = 8.000 ngàn đồng.
Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận và khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí cụ thể:
  • Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.
  • Giúp cho nhà quản trị biết được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có ty lệ số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top