Ðề: Rượu bia, lợi và hại
TẢN MẠN VỀ RƯỢU VÀ UỐNG RƯỢU
Nói đến rượu có lẽ không một ai đã từng sống trên đời này không biết và đã từng hơn một lần uống rượu. Rượu có mặt ở khắp mọi khía cạnh cuộc sống con người: lúc vui, khi buồn, cả lúc không vui, không buồn…Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng Rượu là một phát kiến vĩ đại của con người sau Lửa. Sử sách Trung Hoa nói rằng, ông tổ- Thần Tửu của Trung Hoa là Đỗ Khang. Ông sống vào thời nhà Thương, nấu rượu bằng ngũ cốc. Người nhà Thương dùng rượu làm đồ tế lễ. Uống rượu cũng khá phổ cập trong dân chúng nhà Thương. Các nhà thơ đời Đường, các chính khách, các hảo hán hay các tầng lớp “danh gia vọng tộc” đều lấy rượu làm một nghi thức văn hoá khi giao tiếp. Phong cách uống rượu, khẩu khí trong cuộc rượu đều liên quan đến học thuật, tư tưởng cũng như vốn tri thức của người đương thời.
Đặc biệt, đối với các thi sĩ, rượu không những như một thứ kích thích cảm hứng mà còn là loại vật chất để gắn bó họ với nhau. Có thể kể đến cuộc rượu trong rừng trúc của những người hiền như Đào Tiềm, Kê Khang, Nguyễn Tịch như là một thú chơi cao thượng, tao nhã tuyệt vời…Rồi, thời Tam Quốc, ba anh em Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào. Họ uống với nhau ba hũ rượu đào và thề thốt kết nghĩa huynh đệ, gắn bó với nhau suốt đời…
Ở Việt Nam, các loại rượu như vang, cô- nhắc, gin, rum, bia…đều có nguồn gốc từ nước ngoài, còn từ Rượu là một từ có nguồn gốc thuần Việt ( ở các tỉnh Bắc miền Trung thì gọi một cách dân dã là Riệu- nghe cũng dễ thương lắm). Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm của người Việt cổ, rượu đã trở thành chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kết nối tình đoàn kết giúp họ vượt qua những công việc nặng nề, những khó khăn và thách thức..Chúng ta -những người Việt, hẳn còn nhớ Hịch tướng sỹ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi cần khích lệ tinh thần đoàn kết của binh lính mà không đủ rượu bèn “hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” để thể hiện tinh thần “tướng sỹ một lòng phụ tử”…
Còn trong dân gian cũng có câu “phi tửu bất thành lễ”. Có thể nói rượu chính là lễ vậy! Có lẽ là rượu là kết quả của sự chắt lọc những cái tinh tuý của trời đất mà chưng cất nên. Trong mọi cuộc thù tạc, dù là ngoại giao hay bằng hữu người ta phải mời nhau uống thật say. Thật say mới thật lòng, “chén chú, chén anh”, uống thế mới công bằng, không thể tôi say mà anh tỉnh. Tôi say tôi nói ra những điều mà lúc tỉnh tôi không thể nói ra, vậy thì anh cũng phải trong trạng thái say như tôi khi nghe những điều đó. Vậy nên người ta đua nhau uống, chúc nhau say bí tỷ để tỏ ra mình thật lòng. Lúc đó có gì lỡ lời thì xuê xoa: “rượu bảo ấy mà”, vậy thì rượu phải chịu chứ còn gì. Mà rượu thì ngon thế ai lỡ trách cứ rượu chứ…Có người còn hùng hồn tuyên bố “ Ở thiên hà khác có thể thuyết tương đối của An- be Anh- xtanh không còn đúng, nhưng rượu chắc chắn vẫn làm cho người ta say như thường”. Rồi tự phong nhau là các “ ẩm giả”, các “nhà tửu học”, rồi là “tửu lệnh”, “em ruột của ông anh chai” ( không phải anh trai)…hờ hờ, lý thuyết của mấy anh bợm nhậu hay đáo để!!!
TẢN MẠN VỀ RƯỢU VÀ UỐNG RƯỢU
Nói đến rượu có lẽ không một ai đã từng sống trên đời này không biết và đã từng hơn một lần uống rượu. Rượu có mặt ở khắp mọi khía cạnh cuộc sống con người: lúc vui, khi buồn, cả lúc không vui, không buồn…Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng Rượu là một phát kiến vĩ đại của con người sau Lửa. Sử sách Trung Hoa nói rằng, ông tổ- Thần Tửu của Trung Hoa là Đỗ Khang. Ông sống vào thời nhà Thương, nấu rượu bằng ngũ cốc. Người nhà Thương dùng rượu làm đồ tế lễ. Uống rượu cũng khá phổ cập trong dân chúng nhà Thương. Các nhà thơ đời Đường, các chính khách, các hảo hán hay các tầng lớp “danh gia vọng tộc” đều lấy rượu làm một nghi thức văn hoá khi giao tiếp. Phong cách uống rượu, khẩu khí trong cuộc rượu đều liên quan đến học thuật, tư tưởng cũng như vốn tri thức của người đương thời.
Đặc biệt, đối với các thi sĩ, rượu không những như một thứ kích thích cảm hứng mà còn là loại vật chất để gắn bó họ với nhau. Có thể kể đến cuộc rượu trong rừng trúc của những người hiền như Đào Tiềm, Kê Khang, Nguyễn Tịch như là một thú chơi cao thượng, tao nhã tuyệt vời…Rồi, thời Tam Quốc, ba anh em Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào. Họ uống với nhau ba hũ rượu đào và thề thốt kết nghĩa huynh đệ, gắn bó với nhau suốt đời…
Ở Việt Nam, các loại rượu như vang, cô- nhắc, gin, rum, bia…đều có nguồn gốc từ nước ngoài, còn từ Rượu là một từ có nguồn gốc thuần Việt ( ở các tỉnh Bắc miền Trung thì gọi một cách dân dã là Riệu- nghe cũng dễ thương lắm). Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm của người Việt cổ, rượu đã trở thành chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kết nối tình đoàn kết giúp họ vượt qua những công việc nặng nề, những khó khăn và thách thức..Chúng ta -những người Việt, hẳn còn nhớ Hịch tướng sỹ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi cần khích lệ tinh thần đoàn kết của binh lính mà không đủ rượu bèn “hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” để thể hiện tinh thần “tướng sỹ một lòng phụ tử”…
Còn trong dân gian cũng có câu “phi tửu bất thành lễ”. Có thể nói rượu chính là lễ vậy! Có lẽ là rượu là kết quả của sự chắt lọc những cái tinh tuý của trời đất mà chưng cất nên. Trong mọi cuộc thù tạc, dù là ngoại giao hay bằng hữu người ta phải mời nhau uống thật say. Thật say mới thật lòng, “chén chú, chén anh”, uống thế mới công bằng, không thể tôi say mà anh tỉnh. Tôi say tôi nói ra những điều mà lúc tỉnh tôi không thể nói ra, vậy thì anh cũng phải trong trạng thái say như tôi khi nghe những điều đó. Vậy nên người ta đua nhau uống, chúc nhau say bí tỷ để tỏ ra mình thật lòng. Lúc đó có gì lỡ lời thì xuê xoa: “rượu bảo ấy mà”, vậy thì rượu phải chịu chứ còn gì. Mà rượu thì ngon thế ai lỡ trách cứ rượu chứ…Có người còn hùng hồn tuyên bố “ Ở thiên hà khác có thể thuyết tương đối của An- be Anh- xtanh không còn đúng, nhưng rượu chắc chắn vẫn làm cho người ta say như thường”. Rồi tự phong nhau là các “ ẩm giả”, các “nhà tửu học”, rồi là “tửu lệnh”, “em ruột của ông anh chai” ( không phải anh trai)…hờ hờ, lý thuyết của mấy anh bợm nhậu hay đáo để!!!