Ðề: Quy trình thu chi
Bạn đã xem cái này chưa
Thông số Mô tả Yêu cầu
Đầu vào Đề nghị thu chi và các chứng từ liên quan kèm theo Phải có chứng từ kèm theo và có đủ các thông tin liên quan để tra cứu dễ dàng
Đầu ra Phiếu thu-chi và/hoặc Báo có, báo nợ ngân hàng. Đầy đủ các yếu tố theo quy định (số phiếu, số tài khoản, đối tượng, số bảng kê báo nợ, báo có).
Điều kiện thực hiện Người thực hiện Người nộp tiền
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ và kế toán ngân hàng
Phương tiện Máy tính và phần mềm Solomon
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ chính xác của số liệu cập nhật. 100%
Chứng từ hoàn thành trong ngày 100%
Các TKTG phải được xử lý 2 ngày làm việc liên tiếp kể từ ngày cuối tháng
IV. PHÂN ĐOẠN VÀ HOẠT ĐỘNG
Bước 1: Nhận đề nghị thu-chi
• Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) nhận đề nghị thu-chi và các chứng từ kèm theo từ cán bộ liên quan.
Có thể bao gồm:
Hợp đồng mua/ bán hàng, đơn đặt hàng, biên bản giao nhận hàng, đề nghị thanh toán, giải trình chi phí, hóa đơn, giấy nhận tiền…
Danh sách các khoản thanh toán, danh sách các khoản chuyển khoản hàng tháng cùng với tất cả các chứng từ.
Bảng kê các khoản tiền nộp, bảng kê nộp séc hoặc bảng kê các khoản chi.
• Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu- chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty) và nhất quán.
• Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.
Bước 2: Phê duyệt của Giám đốc/ Phó giám đốc
Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính và quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu- chi.
Các đề nghị chi/ mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.
Bước 3: Lập các chứng từ thu-chi
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ:
Kế toán tiền mặt lập và in phiếu thu - chi tiền theo đúng nội dung thu-chi căn cứ vào bảng kê nộp tiền, đề nghị thu tiền hợp lệ đã được ký duyệt
Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng:
Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm thu/ uỷ nhiệm chi tương ứng với bảng kê.
Bước 4: Phê duyệt các chứng từ thu-chi
Kế toán trưởng phê duyệt và ký các phiếu thu/ phiếu chi hoặc ủy nhiệm thu/ ủy nhiệm chi.
Bước 5: Thực hiện thu- chi tiền
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ:
Khi nhận được Phiếu Thu , Phiếu Chi ( do Kế Toán lập ) kèm theo chứng từ gốc , Thủ Quỹ phải :
• Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu , phiếu chi với chứng từ gốc
• Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu , phiếu chi có phù hợp với chứng từ gốc
• Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu thu - chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.
• Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
• Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc chi .
• Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc chi và giao cho khách hàng 1 liên.
• Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu-chi ghi vào Sổ Quỹ.
• Cuối cùng , thủ quỹ chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu Thu-chi cho kế toán.
Đối với thu chi tiền qua ngân hàng:
• Kế toán ngân hàng nộp uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc,..... cho ngân hàng.
Quản lý quỹ tiền mặt:
• Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két , không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi cơ sở . Không được để tiền của cá nhân vào trong két.
• Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại cuối ngày.
• Sổ quỹ phải được khóa kỹ và niêm két trước khi ra về.
• Thường xuyên thông báo số dư tiền mặt phục vụ công tác cân đối tài chính
• Định kỳ hàng tháng , cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách .
Rà soát:
Sau khi thực hiện thu- chi, phiếu thu- chi hoặc ủy nhiệm thu- chi và giấy nộp séc và các chứng từ liên quan khác được trình Tổng giám đốc/ Phó giám đốc được ủy quyền kiểm tra và rà soát khoản thu/ chi thực hiện.
Chứng từ phải có đủ chữ ký của người lập, người kiểm soát, kế toán truởng, người nộp hoặc nhận tiền.
Bước 6: Hạch toán giao dịch
Kế toán hạch toán giao dịch thu chi tiền, thanh toán khoản phải trả, phải thu vào hệ thống phần mềm kế toán.
Bước 7: Nộp tiền mặt vào ngân hàng
Thủ quỹ nộp tiền mặt vào ngân hàng ngay khi số dư tại quỹ tiền mặt vượt quá hạn mức tồn quỹ tại công ty theo quy định.
Bước 8: Rà soát chứng từ nộp tiền
Các chứng từ nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, sao kê tài khoản ngân hàng phải được Kế toán trưởng rà soát sau khi thủ quỹ thực hiện nộp tiền vào ngân hàng.
Bước 9: Đối chiếu tài khoản và Kiểm quỹ
Hàng tháng, kế toán tiền mặt (và kế toán ngân hàng, nếu có) và thủ quỹ, có sự quan sát của kế toán trưởng, tiến hành:
• Kiểm quỹ và đối chiếu số dư tiền với sổ sách.
• Đối chiếu tài khoản tại ngân hàng.
• Phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết các khoản chênh lệch trong quá trình đối chiếu.
Phải lập biên bản kiểm quỹ với đầy đủ chữ ký của các cán bộ tham gia.
Biên bản kiểm quỹ phải được trình Giám đốc/ Phó giám đốc phê duyệt.