Ðề: quy trình kế toán hàng tồn kho
anh chị ơi cho em hỏi quy trình kế toán hàng tồn kho đi. tại vì em làm cái này k dc chi tiết lắm nên k đạt. mọi người giúp em với nha... cám ơn mọi người nhiều lắm.
Bạn tham khảo nha....
Tồn kho là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng.
Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Kế toán tồn kho có hai khía cạnh đáng lưu ý. Thứ nhất, phải xác định chi phí hàng tồn được thu mua hay sản xuất. Chi phí này sau đó được đưa vào tài khoản tồn kho cho đến khi sản phẩm được xuất kho đem bán. Khi sản phẩm đã được vận chuyển hoặc phân phối đến tay khách hàng, chi phí này được ghi thành tiêu phí trong báo cáo thu nhập như một phần của giá vốn hàng bán.
Để hiểu thêm về quy trình kế toán hàng tồn kho, hãy tưởng tượng các chi phí đi vào tài khoản tồn kho và sau đó được chuyển khỏi tài khoản này và tính cho giá vốn hàng bán trong báo cáo thu nhập. Khi sản phẩm được chuyển vào kho và sau đó được lấy ra để phân phối đến tay khách hàng, chi phí tồn kho sẽ được chuyển vào một tài khoản rồi lấy ra sau từ đó. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận thấy rằng những dòng tiền này không cần phải song song nhau - nghĩa là, dòng chi phí vào và ra khỏi tài khoản tồn kho không cần phải đặt đúng thứ tự như lưu lượng hàng nhập và xuất kho. Như được trình bày dưới đây, chúng ta có thể quyết định trước hết sử dụng các mặt hàng tồn kho nhận được gần đây nhất vì nó giúp chúng ta ước tính chi phí thực tế hơn.
Lưu chuyển chi phí tồn kho
Thoạt nhìn, bạn có thể thấy không cần thiết đưa ra giả định về việc chi phí lưu chuyển như thế nào qua tài khoản tồn kho. Chi phí của mỗi mặt hàng được đặt vào kho có thể được ghi trực tiếp vào tài khoản; và khi sản phẩm được lấy khỏi kho, chi phí này bị loại trừ khỏi tài khoản. Bằng cách đó, chi phí được tích lũy trong tài khoản này có thể hoàn toàn khớp với các mặt hàng còn tồn kho, và chi phí hàng bán có thể bằng tổng chi phí của mỗi mặt hàng được bán đến tay khách hàng. Một hệ thống chi phí tồn kho như vậy được gọi là hệ thống nhận dạng đích danh.
Việc nhận dạng đích danh mỗi mặt hàng trong kho tương đối dễ nếu mỗi mặt hàng có tính riêng biệt, như tác phẩm nghệ thuật hoặc một đồ gỗ sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc nếu mỗi mặt hàng có mã số nhận dạng riêng, như xe ô tô. Tuy nhiên, sự nhận dạng đích danh không thực tế khi các mặt hàng tồn kho không thể xác định là riêng biệt, ví dụ: lúa mì, vi mạch máy tính, hay móc đồng để sản xuất giá treo của Công ty Amalgamated. Trong những trường hợp này, các kế toán viên thường giả định sự lưu chuyển chi phí thông qua tài khoản tồn kho không nhất thiết liên quan đến việc lưu chuyển thực tế của hàng hóa.
Vấn đề kế toán đối với những mặt hàng tồn kho giống nhau đồng loạt rất phức tạp do có thể công ty đã thanh toán chúng với nhiều giá khác nhau. Ví dụ, Công ty Amalgamated có 5.000 móc đồng nằm trong kho. Do lạm phát và một số yếu tố khác, công ty phải trả 0,1 USD cho 1.500 chiếc, 0,12 USD cho 2.000 chiếc, và 0,08 USD cho 1.500 chiếc còn lại. Vậy khi công nhân sử dụng 200 chiếc để ráp vào giá treo, chi phí nào sẽ được tính vào giá hàng bán? Nhìn chung, móc nào cũng giống nhau ngoại trừ đơn hàng và chi phí tính cho Amalgamated.
Có ba phương pháp chung được sử dụng trong việc tính toán chi phí tồn kho là: bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước (FIFO), và nhập sau - xuất trước (LIFO). Một công ty có thể chọn bất kỳ một trong ba phương pháp nêu trên và sử dụng nhất quán cho mỗi phân loại tồn kho, bất kể hàng hóa được nhập và xuất kho như thế nào.
Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền đòi hỏi bạn phải tính đơn giá vốn bình quân của các mặt hàng tồn kho đầu kỳ cộng với những vật liệu đã mua trong kỳ kế toán nhằm xác định giá vốn hàng bán và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ. Đơn giá vốn bình quân thường được cho là đơn giá đại diện cho toàn bộ mặt hàng có sẵn để bán trong kỳ kế toán. Thay vì đợi đến cuối kỳ kế toán để tính đơn giá vốn bình quân, một số công ty dùng giá vốn đơn vị đã được xác định trước của tất cả các hoạt động xảy ra trong suốt thời kỳ kế toán. Đây là hệ thống định giá tiêu chuẩn và là biến thể của phương pháp bình quân gia quyền. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa đơn giá vốn bình quân thực tế và đơn giá tiêu chuẩn đã được xác định trước trong suốt một kỳ thường được cộng vào hoặc trừ ra khỏi giá vốn hàng bán cho kỳ đó.
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO), được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng, số hàng xuất ra khi có giao dịch mua bán là số hàng của lần nhập trước. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập sau.
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) trái ngược với phương pháp FIFO. Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng số hàng xuất ra là số hàng của lần nhập sau. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập trước.
Một số nước không cho phép sử dụng phương pháp LIFO. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến tại Mỹ. Một lý do quan trọng cho sự phổ biến này vì LIFO là biện pháp hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này hợp với doanh thu bán hàng hiện tại, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra trong doanh nghiệp. Một lý do khác nữa cho việc sử dụng phổ biến LIFO là lạm phát thường làm cho hàng tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm giảm khả năng sinh lợi từ việc bán hàng, kéo theo giảm nợ thuế phải trả.
Đó là luật
Đối với hầu hết các phương pháp kế toán, luật thuế của Mỹ không yêu cầu sử dụng cùng một phương pháp trong các báo cáo tài chính do công ty phát hành cho các cổ đông, cũng như trong các báo cáo tài chính về thuế. Tuy nhiên, LIFO là trường hợp ngoại lệ. Một công ty khi sử dụng phương pháp LIFO nhằm tiết kiệm thuế phải đồng thời sử dụng phương pháp LIFO trong các báo cáo của mình phát hành cho các cổ đông. Vì lý do này, việc nộp thuế thấp cũng có điểm bất lợi: sau này cấp quản lý phải báo cáo với các cổ đông về những khoản thu nhập thấp hơn so với trường hợp sử dụng một phương án giả định tồn kho thay thế.
Để hiểu thêm về sự ảnh hưởng của ba phương pháp - bình quân gia quyền, LIFO, và FIFO - đối với giá vốn hàng bán, hãy xem ví dụ sau. Công ty Amalgamated lưu kho một số móc dùng để sản xuất giá treo cao cấp với số lượng có hạn. Trong năm 2002, do giá đồng tăng, giá phải trả cho các nhà cung ứng những chiếc móc loại này cũng tăng đáng kể. Giá này trong năm 2002 được tính như sau:
1 tháng 2 50 x 6,00 USD 300 USD
1 tháng 4 50 x 7,50 USD 375 USD
1 tháng 5 50 x 8,50 USD 425 USD
1 tháng 7 50 x 9,00 USD 450 USD
1 tháng 10 50 x 10,50 USD 525 USD
Tổng cộng 2.075 USD
Trước năm 2002, giá cả ổn định. Vào tháng 1 năm 2002, công ty còn 29 móc đồng, mỗi móc có chi phí 5 USD. Cuối năm, con số tồn kho này tăng lên thành 54 cái.
Nếu tồn kho được định giá định kỳ, giá trị tồn kho xét theo giá gốc và giá móc bán ra phụ thuộc vào giả định lưu chuyển tồn kho (bảng 3-1). Chú ý rằng khi tính toán LIFO, bình quân gia quyền, và FIFO, chúng ta tính giá móc bán ra bằng cách bắt đầu với giá móc có sẵn để sử dụng (2.220 USD cho mỗi trường hợp). Cuối năm, với mỗi phương pháp, chúng ta giảm con số đó bằng giá của 54 đơn vị sản phẩm có sẵn. Ví dụ, khi tính theo LIFO, giá của 54 móc còn lại được xem là giá của những móc được mua đầu tiên (với giá thấp nhất).
Đối với nhà quản lý, điều quan trọng cần nhớ là giả định lưu chuyển giá tồn kho tác động đến giá hàng bán, thu nhập thuần được báo cáo, và giá trị tồn kho sẽ được thể hiện trong tài sản lưu động trong bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, nếu giá hàng tồn kho tăng và phương pháp LIFO được sử dụng, thì việc nhập vào giá tồn kho cũ bằng cách giảm số lượng tồn kho đang có (gọi là phương pháp thanh lý bằng LIFO) sẽ làm vỡ thu nhập thuần. Đây là điều có thể không chấp nhận được trong các kỳ kế toán tương lai.
Chúng ta có thể kết luận rằng kế toán hàng tồn kho khá đơn giản, bao gồm hai bước: thứ nhất, bạn phải tính được giá của các mặt hàng thêm vào tồn kho; thứ hai, bạn phải quyết định sẽ dùng phương pháp nào để tính giá các mặt hàng này khi chúng được bán hoặc giao đến tay khách hàng.
Nguồn: Tài chính dành cho người quản lý - First News và NXB Tổng hợp TPHCM