Ðề: Quy định nghĩ phép trong DN?
Tại điều 74, điều 75 Luật lao động được sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định về chế độ nghỉ phép của người lao động trong năm như sau:
Điều 74
1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.
Điều 75
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày.
Và Nghị định 195/1994/NĐ – CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi của Bộ Luật lao động tại điều 9 quy định:
“Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
- Thời gian nghỉ về việc riêng;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;
- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;
- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;
- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố”.
Theo quy định nêu trên, thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản được Luật Lao động ghi nhận như thời gian bạn làm việc bình thường tại doanh nghiệp. Do đó, chế độ nghỉ phép của bạn được tính như bạn làm việc bình thường