Phương pháp tính giá thành phân bước tại DN SX xi măng

hongkt

Member
Hội viên mới
t đang thực tập tại nhà máy SX xi măng. Nhà máy này bán cả clanke, xi măng rời và xi măng bao, tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. T muốn hỏi xi măng rời có phải là bán thành phẩm như clanke không? Mọi người có ai biết thì chỉ giùm t với, tiện thể nói luôn về phương pháp tính giá thành đó nha.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tính giá thành tại DN SX xi măng

t đang thực tập tại nhà máy SX xi măng. Nhà máy này bán cả clanke, xi măng rời và xi măng bao, tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. T muốn hỏi xi măng rời có phải là bán thành phẩm như clanke không? Mọi người có ai biết thì chỉ giùm t với, tiện thể nói luôn về phương pháp tính giá thành đó nha.

* Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo.
Do vậy, tuỳ theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
Chính sự khác nhau về từng đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành:
- Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
- Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

* Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định được giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai đoạn để tính ra giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sau, cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng khi tính giá thành thành phẩm.
Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ sau với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước:

Giá thành bán thành phẩm bước 1
= Chi phí nguyên vật liệu chính
+ Chi phí chế biến bước 1
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 1

Giá thành bán thành phẩm bước 2

=
Giá thành bán thành phẩm bước 1

+
Chi phí chế biến bước 2

-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 2
…..

Tổng giá thành thành phẩm
= Giá thành thành phẩm bước (n-1)
+ Chi phí chế biến bước n
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước n

Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài.Tuy nhiên trong thực tế, phương pháp này ít được sử dụng do tính phức tạp của nó.

=> Bạn phải dựa vào quy trình sản xuất xi măng ở cty bạn đang thực tập là như thế nào.
Hỗn hợp bột mịn đảo trộn đồng nhất, sau đó cho vào két chứa làm ẩm, vê viên và cho vào lò nung nhờ hệ thống quạt rood cùng hệ thống điều khiển ở mặt lò, sau khi nung, ta được klinker => nên klinker là bán sản phẩm

còn xi măng rời nó là sản phẩm hoàn thành rồi bạn à.


p/s: hồi xưa mình làm luận văn về chi phí và tính giá thành xi măng nên cũng nhớ đôi chút.
 
Ðề: Tính giá thành tại DN SX xi măng

Xi măng rời (theo HB hiểu thì đây chính là Xi măng trắng hoặc xi măng đen) cũng giống như Clinke. Nó là BTP (chưa hoàn thiện) và vẫn phải tính giá thành cho từng công đoạn đó. Sau khi sử dụng NVL (vỏ bao....) và chi phí khác thì mới tạo ra TP Xi măng bao.
Thân.
 
Bảng tính giá thành

Dn t đang thực tập là một DN SX xi măng. Theo t hỏi thì họ không đánh giá SPDD và tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm nhưng trong bảng tính giá thành t xin được thì họ đều có CP DD đầu kỳ và cuối kỳ. T đã xem qua rồi nhưng vẫn chưa hiểu lắm. T post bảng tính gía thành của 1 tháng lên làm ví dụ. Mong mọi người xem rồi chỉ giúp t với.
Đây là link:http://www.mediafire.com/?y2xqk5m1l15
 
Ðề: Bảng tính giá thành

bang tinh gia thanh ro vay roi ma ban k hieu cho nao. co ban la ban tap hop va tach rieng ra tung doi tuong cp de pbo luc dau,

t không hiểu tại sao rõ ràng là DN không hề đánh giá SPDD. Vậy mà tại sao trong bảng tính giá thành lại có CPDD đầu kỳ và cuối kỳ. Đây là đề tài khoá luận tốt nghiệp của t. Ở công ty người ta chỉ cho số liệu ví dụ thế thôi. Mong mọi người xem qua rùi giúp t với.
 
Ðề: Bảng tính giá thành

Theo mình thấy CPDD đầu kỳ và cuối kỳ được tính theo khối lượng tồn đầu kỳ, cuối kỳ. Bạn cần xem cụ thể hơn các chứng từ nhập xuất cụ thể thì mới thấy rõ được khối lượng tồn cuối kỳ từ đâu có.
 
Giá thành phân bước

DN t thực tập là DN SX xi măng. Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm nhưng lại không hề đánh giá sản phẩm dở dang. Như vậy có phải là một hạn chế không mọi người?
 
Ðề: Giá thành phân bước

DN t thực tập là DN SX xi măng. Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm nhưng lại không hề đánh giá sản phẩm dở dang. Như vậy có phải là một hạn chế không mọi người?

ủa? Em có nhầm ko vậy? :sorrynha:

Bản chất của pp này nó cũng đã nói rõ là phải xác định đc giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng các chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành nửa sp của giai đoạn sau.....:anhhung:

Vì vậy nếu ko đánh giá trị sp làm dở ở từng bước thì seo có đc???
 
Ðề: Giá thành phân bước

ủa? Em có nhầm ko vậy? :sorrynha:

Bản chất của pp này nó cũng đã nói rõ là phải xác định đc giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng các chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành nửa sp của giai đoạn sau.....:anhhung:

Vì vậy nếu ko đánh giá trị sp làm dở ở từng bước thì seo có đc???

Thì đúng thế mà. DN tính giá thành bột liệu. Tiếp theo là tính giá thành clanke= giá thành bột liệu+CPPS. Tiếp là giá thành xi măng rời= giá thành clanke+CPPS. Cuối cùng là giá thành xi măng bao=giá thành xi măng rời+CPPS. Nhưng nó không hề đánh giá SPDD mà. T đã hỏi kỹ và các anh chị kế toán trả lời như thế. Thế nên t mới không hiểu nổi cái bảng tính giá thành của nó chứ
 
Ðề: Tính giá thành tại DN SX xi măng

Theo mình biết thì phương pháp tính trong các loại doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền thì là phương pháp phân bước.
Nhưng trước hết bạn phải phân biệt được 2 loại của phương pháp phân bước:
- Phương pháp theo quy trình công nghệ sản xuất song song:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành và không thực hiện tính giá thành của bán thành phẩm ( gọi tắt là phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm hay còn gọi là phương pháp kết chuyển song song)
- Phương pháp công nghệ kiểu liên tục:
Áp dụng trong các trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho các giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hàng hóa nên việc hạch toán chi phí phải gắn liền với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn.
Nếu bạn nào muốn vd tham khảo thi nhắn lại mình nha.
 
Ðề: Tính giá thành tại DN SX xi măng

cho e hỏi cách tính giá thành sản phẩm !
e có tham khảo tài liệu thấy có các định khoải như thế này mà e không hiểu là tính giá thành sao lại phải kết chuyển giá vốn hàng bán ...pp kết chuyển song song không tính bán thành phẩm giai đoạn trước:có thể lập cho e bảng tính giá thành thành phẩm được không ạ
e biết post bài lên ở đâu nên e đưa luôn lên đây.rất mong mng giúp đỡ e .
 kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp về TK 631
 NỢ TK 631: 25,858.72USD
 CÓ TK 621: 25,858.72USD
 kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
 NỢ TK 631: 19,804.55USD
CÓ TK 622:19,804.55USD
kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm
 NỢ TK 631:58,294.39USD
 CÓ TK 627:58,294.39USD

a.Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ
 NỢ TK 631: 103,957.66USD
 CÓ TK 621: 25,858.72USD
 CÓ TK 622; 19,804.55USD
 CÓ TK 627: 58,294.39USD
b.Kết chuyển sản phẩm dở dang đầu kỳ.
 NỢ TK 631: 116,243.40USD
 CÓ TK 154: 116,243.40USD
c.Kết chuyển sản phẩm dở dang cuối kỳ.
 NỢ TK 154: 127,190.63USD
 CÓ TK 631: 127,190.63USD
d.Kết chuyển giá vốn hang bán trong kỳ.
 NỢ TK 632: 95,728.46USD
 CÓ TK 631: 95,728.46USD
 T ổng hợp xuất nguyên liệu cho xưởng sử dụng.
- Viên kính I (kính nguyên liệu)
o Tồn đầu kỳ: 65,082.76USD
o Nhập trong kỳ: 61,647.33USD
o Tồn cuối kỳ: 61,647.34USD
o Xuất xưởng sử dụng: 65,082.75USD
- Viên kính II(kính tráng màng)
o Tồn đầu kỳ: 95,158.71USD
o Nhập trong kỳ: 122,432.76USD
o Tồn cuối kỳ: 122,432.77USD
o Xuất xưởng sử dụng: 95,158.70USD
- Linh kiện
o Tồn đầu kỳ: 72,235.02USD
o Nhập trong kỳ: 69,281.22USD
o Tồn cuối kỳ: 69,281.22USD
o Xuất xưởng sử dụng: 72,235.01USD
o  Tổng chi phí nguyên vật liệu xuaát trong kỳ
o = 65,082.75 + 95,158.70 + 72,235.01 = 232,476.46
o  Z bán TP bước 1 = CPNVL + CPNCTT + CPSXC (HX+HK)
o = 11,067.73USD + 9,044.90USD + 29,821.91USD = 49,934.54USD
o  Z bán TP bước 2 = Z bán TP bước 1 + CPNCTT (CX) + CPSXC (CX)
o = 49,934.54USD + 2,923.59USD + 20,501.06USD = 73,359.19USD
o  Z bán TP bước 3 = Z bán TP bước 2 + CPNCTT (ZX) + CPSXC (ZX)
o = 73,359.19USD + 3,704.37USD + 11,231.92USD = 88,295.48USD
o Z Thành Phẩm = Z bán TP bước 3 + CPNCTT (AS) + CPSXC (AS)
o = 88,295.48USD + 4,131.70USD + 6,447.54USD = 98,874.72USD
o  T ỔNG GI Á TH ÀNH = CPDDÐK + CPPSTK – CPDDCK - Phế liệu
o = 116,243.40USD + 98,874.72USD – 127,190.63USD = 87,927.49USD
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top