Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Nhím Xù TH

♥ Hạ Trắng ♥
Hội viên mới
Theo công văn 5374 ngày 13/08/2013 hướng dẫn công văn 7527 ngày 12/06/2013 quy định tại mục 2 như sau " ....yều cầu các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động dưới 12 tháng chỉ được đặt in hóa đơn khi có xác nhận của cơ quan thuế và phải báo cáo việc phát hành và sử dụng hóa đơn hàng tháng ...."
Vì vậy doanh nghiệp Em thuộc đối tượng nộp BCTHSDHĐ theo tháng. Nhưng tại thời điểm tháng 8 Em đem lên CCT nộp thì họ ko nhận, gặp QL thì bảo chưa có hướng dẫn. Nhưng cuối cùng gặp đội trưởng đội tuyên truyền thì 2 bộ phận đều bảo DN ko thuộc đối tượng rủi ro ko phải nộp.
Cuối tháng 02/2014 Em lên có việc, tiện hỏi lại thì quản lý lại bảo đối tượng kê khai theo tháng, phải nộp BCTHSDHĐ theo tháng.
Hiện giờ Em vẫn chưa nộp, có bác nào nộp bù hay bị phạt về hành vi này chưa? Cho Em xin cái ý kiến?!
Doanh nghiệp Em thuộc quận Hoàn Kiếm.
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Bạn đọc điều 7 tại Nghị định 129/2013 về xử phạt hành vi nộp chậm tờ khai thuế nhé!

Nhiều bạn đi nộp tờ khai này ko bị phạt mà Anh. Nhưng CCT Hoàn Kiếm thì chưa biết thế nào.
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Mình cũng mới bị tình trạng như bạn mấy hôm nay .Doanh nghiệp mình cũng mới thành lập và phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng . Nhưng khổ nỗi mình không biết nên cũng nộp chậm tháng 1 . Thế là bị lập biên bản và đang chờ xử lý . Bên bộ phận 1 cửa nói là bị phạt từ 4.000.000 - 8.000.000 triệu nghe mà thấy nản . Chán quá
-Nếu bạn lên nộp thì sử dụng mẫu BC26/ac trên phần mềm nhá in ra rồi thì sửa quý thành tháng ( phải có mã vạch làm trên excel người ta không nhận đâu)
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Mình cũng mới bị tình trạng như bạn mấy hôm nay .Doanh nghiệp mình cũng mới thành lập và phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng . Nhưng khổ nỗi mình không biết nên cũng nộp chậm tháng 1 . Thế là bị lập biên bản và đang chờ xử lý . Bên bộ phận 1 cửa nói là bị phạt từ 4.000.000 - 8.000.000 triệu nghe mà thấy nản . Chán quá
-Nếu bạn lên nộp thì sử dụng mẫu BC26/ac trên phần mềm nhá in ra rồi thì sửa quý thành tháng ( phải có mã vạch làm trên excel người ta không nhận đâu)

Mình đã đăng ký nộp qua mạng nên phải nộp qua mạng hết.
Mình sẽ nộp từ tháng 02, còn từ tháng 01 trở lại tìm cách khác - hoặc cứ bỏ đó ko nộp.
Giờ mà đem lên bp 1 cửa nộp kiểu gì cũng bị túm lập biên bản. Chán!!!
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Quyết định xử phạt thì họ lấy từ Điểm 3 Khoản 40 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 .Nhưng không biết là anh chị em nào ở đây có biết thông tư nghị định nào để giảm phạt do các tình tiết giảm nhẹ không nhỉ
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Tình hình là tôi cũng như mọi người! bây giờ mất mấy tháng không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng rồi :-(. bị phạt sao đây không biết nữa!
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Mình đã đăng ký nộp qua mạng nên phải nộp qua mạng hết.
Mình sẽ nộp từ tháng 02, còn từ tháng 01 trở lại tìm cách khác - hoặc cứ bỏ đó ko nộp.
Giờ mà đem lên bp 1 cửa nộp kiểu gì cũng bị túm lập biên bản. Chán!!!

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng từ trước tới giờ tôi chưa có nộp, những tháng đó có bắt buộc phải mang lên bộ phận 1 cửa ko? bên tôi cũng đăng ký nộp qua mạng hết rồi, giờ kê khai trực tuyến rồi nộp qua mạng có được không? Còn mức phạt thì sao đây :? sao giống như Thuế Gài bẫy doanh nghiệp ko vậy?
 
Ðề: Phạt vì nộp chậm Báo cao tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Quyết định xử phạt thì họ lấy từ Điểm 3 Khoản 40 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 .Nhưng không biết là anh chị em nào ở đây có biết thông tư nghị định nào để giảm phạt do các tình tiết giảm nhẹ không nhỉ
Điều 4. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
1. Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm hành chính về hóa đơn có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính về hóa đơn nhiều lần, tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính về hóa đơn;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính về hóa đơn;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh hoặc những khó khăn khách quan đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính về hóa đơn;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đã có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi đã vi phạm;
l) Vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hoá lớn.
2. Tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm hành chính về hóa đơn đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính về hóa đơn đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
c) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
3. Áp dụng tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt:
a) Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa.
b) Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình; mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
Ví dụ:
Mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn thì:
- Mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn được xác định bằng: (4.000.000 đồng + 8.000.000 đồng) : 2 = 6.000.000 đồng.
- Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng: (8.000.000 đồng + 6.000.000 đồng) : 2 = 7.000.000 đồng.
- Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng: (4.000.000 đồng + 6.000.000 đồng) : 2 = 5.000.000 đồng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top