Phân tích xu hướng ROE và ROA qua từng năm

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Một doanh nghiệp có tình hình tài chính như sau:
1722846931708.png

Phân tích ROA, ROE của doanh nghiệp này qua từng năm.
1722847116807.png

Về ROA, vào đầu năm X0, chúng ta thấy được chỉ số này đạt ở mức 5.28%. Với chỉ số này khi phân tích ở các doanh nghiệp thực tế, ta cần phải xem xét trung bình ngành của doanh nghiệp ROA hiện tại đang là bao nhiêu, và so sánh chính công ty so với các năm trước đó. Và với chỉ số ở năm X0 với công ty như trên, Doanh nghiệp đang được mong đợi rằng chỉ số ROA sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo thay đứng lại. Bởi một doanh nghiệp thực sự kinh doanh hiệu quả khi và chỉ khi họ sử dụng được hiệu quả nguồn tài sản của mình.
Với doanh nghiệp trên, vào năm X1, X2 mặc dù Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng tăng hơn so với năm trước. Điều này có thể phản ánh được rằng doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài sản của mình, đồng thời cho thấy ở năm đầu tiên (X0), doanh nghiệp đang có nguy cơ sử dụng tài sản không quá hiệu quả hoặc không sử dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Dù vậy, ta đã thấy được sự tích cực trong những năm sau đến từ doanh nghiệp.
Vào năm X3, cả Lợi nhuận sau thuế và TTS đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản, đồng nghĩa với việc sau khi đầu tư thêm tài sản vào năm X3, doanh nghiệp đã có thể khai thác được nguồn tài sản này một cách rất hợp lý, tạo ra sự tăng trưởng LN cho doanh nghiệp. Dù vậy, như đã đề cập trước đó, sau 3 năm DN đang cải thiện so với chính mình, nhưng trong thực tế cần phải so sánh với các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh để có cái nhìn tổng quan nhất.

Khi phân tích ROE, chúng ta cũng cần xem và đánh giá ROE so với đối thủ khác, vì ROE là tỷ suất sinh lời, có nghĩa là việc nhà đầu tư sẽ mong chờ bao nhiêu phần trăm vốn đã bỏ ra. Ở thị trường Việt Nam, thông thường ROE >= 15% sẽ là mức thu hút được các nhà đầu tư.
Với doanh nghiệp trên, ta thấy năm đầu tiên ROE đạt 17.63% nhưng trong 2 năm tiếp theo lại giảm xuống 11% dù lợi nhuận của DN đang có xu hướng đi lên. Điều này không phải là một dấu hiệu xấu bởi doanh nghiệp đang thay đổi cấu trúc vốn, họ phát hành thêm vốn chủ sở hữu đồng thời giảm nợ vay của mình xuống. Trong 1 số tình huống, ngành nghề kinh doanh, giữ mức Nợ/TTS dưới 50% luôn là điều rất tốt, vì nó sẽ không khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn khi phải thanh toán các khoản nợ. Vậy nên doanh nghiệp đang hi sinh ROE của mình để có một cấu trúc tài chính tốt hơn.

Vào năm X4, mặc dù mua thêm tài sản nhưng vốn chủ yếu của DN khi mua đến từ vốn chủ sở hữu, họ tiếp tục phát hành thêm VCSH để trả nợ đồng thời mua thêm tài sản. Dù việc nếu có quá ít Nợ/TTS đôi lúc sẽ khiến cho doanh nghiệp không tối ưu hóa được nguồn LN của mình vì bỏ qua tấm chắn thuế, nhưng việc LN của doanh nghiệp đang liên tục tăng cho thấy ngành kinh doanh vẫn đang tiếp tục có cơ hội phát triển. Và giữ 1 tỷ lệ Nợ/TTS thấp như vậy, khi có một cơ hội kinh doanh lớn, cần rất nhiều vốn doanh nghiệp vẫn có thể vay với một số tiền khổng lồ để tăng trưởng đầu tư mà không mắc bất kỳ vấn đề gì liên quan tới cấu trúc tài chính, tình hình tài chính sẽ luôn nằm trong trạng thái an toàn và không có bất kỳ rủi ro nào.

Với các doanh nghiệp thực tế, cân bằng giữa ROE và cấu trúc tài chính là điều nên thực hiện, bởi vì giữ ROE ở mức >=15% và để tình hình tài chính an toàn luôn là điều tiên quyết với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc có Nợ/TTS quá cao sẽ cực kì rủi ro cho doanh nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top