Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) ra đời từ ngày 20/08/1976, thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại. Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường với sản phẩm sữa tươi hàng đầu Việt Nam và nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Với những nỗ lực cải tiến công nghệ và tiên phong với các xu hướng sản phẩm mới, Vinamilk tiếp tục củng cố và khẳng định vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam.
1. Tình hình hoạt động kinh doanh:
Kết thúc năm 2018, Vinamilk đạt 52.561 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3%, lợi nhuận sau thuế đạt 10.205 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước. Nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng chậm lại được biết là do sự suy giảm nhu cầu bất ngờ của toàn ngành sữa Việt Nam, thậm chí cả với các nước ASEAN. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 47.48% năm 2017 xuống còn 46.82% năm 2018 tuy nhiên đây vẫn là mức tỷ suất lợi nhuận gộp hấp dẫn nhà đầu tư. Chi phí lãi vay tăng 74% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trên doanh thu. Chi phí bán hàng tăng 6.32%, nâng tỷ trọng chi phí bán hàng/doanh thu thuần tăng từ 22.6% năm 2017 lên 23.34% năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10.6%
2. Tình hình sử dụng tài sản:
Năm 2018, tổng tài sản của Vinamilk đạt 37.366 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2017, đáng kể đến là hàng tồn kho tăng hơn 1.500 tỷ đồng (+37.42%), tài sản cố định tăng 2.756 tỷ đồng (+25.98%). Ngoài ra thì các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng so với năm trước. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1.887 tỷ đồng (-17.87%), tài sản dở dang dài hạn giảm 1.060 tỷ đồng (-54.98%) và bất động sản đầu tư giảm 5.27% so với năm 2017. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cuối năm 2018 đạt 26.271 tỷ đồng (tăng 10%), nợ ngắn hạn đạt 10.639 tỷ đồng (tăng 4%) và nợ dài hạn được trả bớt, chỉ còn 455 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2017.
Như vậy, với phần vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng với phần thu được từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty sử dụng chủ yếu vào mua sắm hàng tồn kho và tài sản cố định. Cuối năm, tiền tồn quỹ hơn 1.500 tỷ, tăng 58% so với năm trước.
3. Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty nhìn qua 8 quý đang có xu hướng giảm, quý 4-2018 chỉ đạt 1.93 lần, thấp hơn mức an toàn. Khả năng chi trả lãi vay (số lũy kế 4 quý) của Vinamilk vẫn rất tốt tuy có giảm, khả năng chi trả gốc vay tăng dần khi nhìn qua 4 quý. Như vậy, công ty cần nỗ lưc kéo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên trên vùng an toán để tránh những rủi ro về tài chính trong tương lai.
4. Khả năng sinh lợi:
Khả năng sinh lợi của công ty biến động qua 4 năm, ROE trung bình năm khoảng 41.37%. Năm 2018, ROE đạt 40.7%, ROA đạt 28.34% cao hơn nhiều so với bình quân ngành (ROA: 8.01%, ROE: 14.64%). Đòn bẩy tài chính của công ty cũng tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân ngành là 1.83 lần. Chỉ số P/E của công ty hiện tại là 23.49, cao hơn so với bình quân ngành là 19.56. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty đạt khoảng 5.840 đồng, cao hơn so với bình quân ngành là 4.119 đồng. Cổ phiếu của Vinamilk hiện đang được mua với giá khoảng 135.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn khoảng 9 lần so với giá trị sổ sách.
Với tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 hơi chững lại, nhà đầu tư ít nhiều cũng cảm thấy lo lắng cho khả năng tăng trưởng của Vinamilk trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên với năng lực tài chính mạnh mẽ cùng những dự đoán tích cực về sự tăng trưởng chung của ngành sữa năm 2019 thì theo bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam: “Đầu tư dài hạn vào cổ phiếu Vinamilk sẽ lời”.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
1. Tình hình hoạt động kinh doanh:
Kết thúc năm 2018, Vinamilk đạt 52.561 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3%, lợi nhuận sau thuế đạt 10.205 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước. Nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng chậm lại được biết là do sự suy giảm nhu cầu bất ngờ của toàn ngành sữa Việt Nam, thậm chí cả với các nước ASEAN. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 47.48% năm 2017 xuống còn 46.82% năm 2018 tuy nhiên đây vẫn là mức tỷ suất lợi nhuận gộp hấp dẫn nhà đầu tư. Chi phí lãi vay tăng 74% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trên doanh thu. Chi phí bán hàng tăng 6.32%, nâng tỷ trọng chi phí bán hàng/doanh thu thuần tăng từ 22.6% năm 2017 lên 23.34% năm 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10.6%
2. Tình hình sử dụng tài sản:
Năm 2018, tổng tài sản của Vinamilk đạt 37.366 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2017, đáng kể đến là hàng tồn kho tăng hơn 1.500 tỷ đồng (+37.42%), tài sản cố định tăng 2.756 tỷ đồng (+25.98%). Ngoài ra thì các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng so với năm trước. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1.887 tỷ đồng (-17.87%), tài sản dở dang dài hạn giảm 1.060 tỷ đồng (-54.98%) và bất động sản đầu tư giảm 5.27% so với năm 2017. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cuối năm 2018 đạt 26.271 tỷ đồng (tăng 10%), nợ ngắn hạn đạt 10.639 tỷ đồng (tăng 4%) và nợ dài hạn được trả bớt, chỉ còn 455 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2017.
Như vậy, với phần vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng với phần thu được từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty sử dụng chủ yếu vào mua sắm hàng tồn kho và tài sản cố định. Cuối năm, tiền tồn quỹ hơn 1.500 tỷ, tăng 58% so với năm trước.
3. Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty nhìn qua 8 quý đang có xu hướng giảm, quý 4-2018 chỉ đạt 1.93 lần, thấp hơn mức an toàn. Khả năng chi trả lãi vay (số lũy kế 4 quý) của Vinamilk vẫn rất tốt tuy có giảm, khả năng chi trả gốc vay tăng dần khi nhìn qua 4 quý. Như vậy, công ty cần nỗ lưc kéo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên trên vùng an toán để tránh những rủi ro về tài chính trong tương lai.
4. Khả năng sinh lợi:
Khả năng sinh lợi của công ty biến động qua 4 năm, ROE trung bình năm khoảng 41.37%. Năm 2018, ROE đạt 40.7%, ROA đạt 28.34% cao hơn nhiều so với bình quân ngành (ROA: 8.01%, ROE: 14.64%). Đòn bẩy tài chính của công ty cũng tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân ngành là 1.83 lần. Chỉ số P/E của công ty hiện tại là 23.49, cao hơn so với bình quân ngành là 19.56. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty đạt khoảng 5.840 đồng, cao hơn so với bình quân ngành là 4.119 đồng. Cổ phiếu của Vinamilk hiện đang được mua với giá khoảng 135.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn khoảng 9 lần so với giá trị sổ sách.
Với tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 hơi chững lại, nhà đầu tư ít nhiều cũng cảm thấy lo lắng cho khả năng tăng trưởng của Vinamilk trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên với năng lực tài chính mạnh mẽ cùng những dự đoán tích cực về sự tăng trưởng chung của ngành sữa năm 2019 thì theo bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam: “Đầu tư dài hạn vào cổ phiếu Vinamilk sẽ lời”.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)