Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập năm 1993. Kể từ khi thành lập, tập đoàn KIDO đã không ngừng đầu tư, xây dựng các nhà máy chuyên ngành thực phẩm, liên tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm mới, thực hiện chiến lược mua bán, sáp nhập, hợp tác với các đối tác chiến lược để mở rộng kinh doanh nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Từ năm 2010, công ty thực hiện chiến lược phát triển nhanh chóng qua M&A. Năm 2013, công ty bắt đầu thực hiện giai đoạn đầu của chiến dịch Food&Flavor, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu nhằm biến thương hiệu KIDO trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ngành hàng thiết yếu. Sản phẩm của Kinh đô được tiêu thụ thông qua hệ thống nhà phân phối và bán lẻ rộng khắp cả nước.
1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO đã kết thúc năm 2018 với kết quả hoạt động kinh doanh không mấy khả quan. Doanh thu thuần năm 2018 đạt 7.542 tỷ đồng, tăng 7.5% so với năm 2017 nhưng do giá vốn tăng 12.35% làm cho tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 20.7% năm 2017 xuống còn 17.13% năm 2018. Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết tăng 91%, đạt 283 tỷ đồng năm 2018. Chi phí sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2017. Cụ thể, chi phí lãi vay giảm 9%, chi phí bán hàng giảm 0.42%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 11,5%. Mặc dù đã nỗ lực cắt giảm chi phí nhưng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 162 tỷ đồng, giảm 63.12% so với năm 2017.
2. Tình hình sử dụng tài sản:
Trong năm 2018, các khoản phải thu giảm đáng kể so với năm 2017, cụ thể khoản phải thu ngắn hạn giảm 11%, khoản phải thu dài hạn giảm 21%. Tài sản dở dang dài hạn giảm 16% và các tài sản dài hạn khác giảm 52%. Bên cạnh đó, hàng tồn kho tăng 17%, đạt 1.195 tỷ đồng so với năm 2017; tài sản cố định tăng 36%; các khoản đầu tư tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn đều tăng với tỷ lệ tăng lần lượt là 46% và 65%. Ngoài ra các khoản nợ phải trả cũng tăng 19% so với năm 2017, trong đó nợ ngắn hạn đạt 2.487 tỷ đồng (tăng 8%), nợ dài hạn đạt 1.660 tỷ đồng (tăng 39%).
Như vậy có thể thấy, với lượng tiền tồn đầu năm hơn 1.800 tỷ đồng cộng với tiền thu được từ khách hàng, bán bớt tài sản dài hạn và vay nợ thêm, công ty chủ yếu dùng để đầu tư tài chính và mua sắm tài sản cố định, hàng tồn kho. Cuối năm, lượng tiền tồn quỹ chỉ còn hơn 700 tỷ đồng, giảm 60% so với thời điểm cuối năm 2017.
3. Khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng giảm dần, về sát mức an toàn. Mặc dù vẫn còn nằm trên vùng an toàn nhưng nếu công ty không nỗ lực kéo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên thì trong tương lai sẽ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính.
Tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty ngày càng tăng dần nhưng vẫn còn ở mức thấp. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày càng giảm chỉ còn 2.39 lần tại quý 4-2018, thấp hơn mức an toàn (3 lần). Khả năng chi trả nợ gốc vay tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
4. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi qua 3 năm ngày càng giảm đáng kể. Đến năm 2018, ROA chỉ còn 5.7% và ROE giảm chỉ còn 2.1% là một mức sinh lợi rất thấp, so với bình quân ngành cũng thấp hơn rất nhiều (số bình quân ngành: ROA = 17%, ROE = 26%). Đòn bẩy tài chính tăng nhẹ và nằm ở mức thấp so với bình quân ngành là 1.5 lần.
Chỉ số P/E của công ty đạt 99.3 cao hơn gấp 4 lần so với bình quân ngành là 23.8 trong khi giá cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 21.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất 2 năm qua. P/E cao như vậy do lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty là 213 đồng, chỉ bằng 1/24 lần so với bình quân ngành là 5.303 đồng.
Sau khi bán mảng bánh kẹo, KDC hiện đang tập trung phát triển mảng dầu ăn và kem-sữa chua nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả do áp lực cạnh tranh lớn. Mặc dù KDC là công ty có nền tảng tốt, tình hình tài chính tương đối mạnh, sở hữu nhiều thương hiệu lớn nhưng với tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống, việc tìm giải pháp đưa công ty quay lại đà tăng trưởng vẫn là áp lực rất lớn hiện nay đối với KDC.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
1. Tình hình hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO đã kết thúc năm 2018 với kết quả hoạt động kinh doanh không mấy khả quan. Doanh thu thuần năm 2018 đạt 7.542 tỷ đồng, tăng 7.5% so với năm 2017 nhưng do giá vốn tăng 12.35% làm cho tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 20.7% năm 2017 xuống còn 17.13% năm 2018. Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết tăng 91%, đạt 283 tỷ đồng năm 2018. Chi phí sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2017. Cụ thể, chi phí lãi vay giảm 9%, chi phí bán hàng giảm 0.42%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 11,5%. Mặc dù đã nỗ lực cắt giảm chi phí nhưng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 162 tỷ đồng, giảm 63.12% so với năm 2017.
2. Tình hình sử dụng tài sản:
Trong năm 2018, các khoản phải thu giảm đáng kể so với năm 2017, cụ thể khoản phải thu ngắn hạn giảm 11%, khoản phải thu dài hạn giảm 21%. Tài sản dở dang dài hạn giảm 16% và các tài sản dài hạn khác giảm 52%. Bên cạnh đó, hàng tồn kho tăng 17%, đạt 1.195 tỷ đồng so với năm 2017; tài sản cố định tăng 36%; các khoản đầu tư tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn đều tăng với tỷ lệ tăng lần lượt là 46% và 65%. Ngoài ra các khoản nợ phải trả cũng tăng 19% so với năm 2017, trong đó nợ ngắn hạn đạt 2.487 tỷ đồng (tăng 8%), nợ dài hạn đạt 1.660 tỷ đồng (tăng 39%).
Như vậy có thể thấy, với lượng tiền tồn đầu năm hơn 1.800 tỷ đồng cộng với tiền thu được từ khách hàng, bán bớt tài sản dài hạn và vay nợ thêm, công ty chủ yếu dùng để đầu tư tài chính và mua sắm tài sản cố định, hàng tồn kho. Cuối năm, lượng tiền tồn quỹ chỉ còn hơn 700 tỷ đồng, giảm 60% so với thời điểm cuối năm 2017.
3. Khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 8 quý có xu hướng giảm dần, về sát mức an toàn. Mặc dù vẫn còn nằm trên vùng an toàn nhưng nếu công ty không nỗ lực kéo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên thì trong tương lai sẽ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính.
Tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty ngày càng tăng dần nhưng vẫn còn ở mức thấp. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày càng giảm chỉ còn 2.39 lần tại quý 4-2018, thấp hơn mức an toàn (3 lần). Khả năng chi trả nợ gốc vay tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
4. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi qua 3 năm ngày càng giảm đáng kể. Đến năm 2018, ROA chỉ còn 5.7% và ROE giảm chỉ còn 2.1% là một mức sinh lợi rất thấp, so với bình quân ngành cũng thấp hơn rất nhiều (số bình quân ngành: ROA = 17%, ROE = 26%). Đòn bẩy tài chính tăng nhẹ và nằm ở mức thấp so với bình quân ngành là 1.5 lần.
Chỉ số P/E của công ty đạt 99.3 cao hơn gấp 4 lần so với bình quân ngành là 23.8 trong khi giá cổ phiếu của công ty đang được mua với giá 21.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất 2 năm qua. P/E cao như vậy do lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty là 213 đồng, chỉ bằng 1/24 lần so với bình quân ngành là 5.303 đồng.
Sau khi bán mảng bánh kẹo, KDC hiện đang tập trung phát triển mảng dầu ăn và kem-sữa chua nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả do áp lực cạnh tranh lớn. Mặc dù KDC là công ty có nền tảng tốt, tình hình tài chính tương đối mạnh, sở hữu nhiều thương hiệu lớn nhưng với tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng đi xuống, việc tìm giải pháp đưa công ty quay lại đà tăng trưởng vẫn là áp lực rất lớn hiện nay đối với KDC.
(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)