CTCP Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020 và báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 3.207 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Mảng kinh doanh mủ cao su khi chỉ đem về doanh thu 1.751 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và là nguyên nhân chính khiến doanh thu GVR sụt giảm, chủ yếu do cầu cao su xuất khẩu giảm mạnh.
Doanh thu giảm khiến lãi gộp GVR trong quý 2/2020 chỉ đạt gần 673 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Dù vậy, biên lãi gộp trong quý này đã được cải thiện đáng kể lên 20,97%, trong khi quý 2/2019 chỉ đạt 18,7%.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong quý 2 là 345 tỷ đồng, giảm đến 23% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là 2% và 9%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng từ 8% lên 10%.
Trong kỳ, GVR ghi nhận 208 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính tăng thêm 8% lên 195 tỷ đồng, GVR hiện có nợ vay hơn 12.012 tỷ đồng.
Phần thu nhập khác giảm mạnh 69%chỉ còn hơn 117 tỷ đồng ( so với cùng kỳ lên đến 379 tỷ ) chủ yếu do cổ tức công ty cổ phần giảm 248,42 tỷ . Kết quả lợi nhuận sau thuế quý 2 thu về hơn 505 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Biên độ lợi nhuận ròng ghi nhận 15,74%.
Tính đến 30/06, tổng tài sản GVR đạt khoảng 77.787 tỷ đồng, gần như xấp xỉ so với đầu năm. Tổng tài sản ngắn hạn khoảng 20.758 tỷ, chiếm 27% tổng tài sản, trong đó các khoản tiền và đầu tư tài chính chiếm đến 66% tài sản ngắn hạn.
GVR đang duy trì một cấu trúc vốn bình quân với 35% là nợ phải trả, 65% còn lại tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả cuối quý 2 khoảng 27.487 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 32%.
Tính thanh khoản của GVR đang dần cải thiện với khả năng thanh toán ngắn hạn tăng dần qua các quý, cuối quý 2 đạt 2,38 lần. Khả năng thanh toán nhanh ở mức 1,86 ( hàng tồn kho chỉ chiếm 17% tài sản ngắn hạn ).
Cổ phiếu của GVR đã tăng từ mức giá 11.000 từ đầu năm lên mức 13.000 vào đầu tháng 3. Tuy nhiên sau đó đã có những phiên lao dốc mạnh xuống đến mức 8.200 đ/cp vào cuối tháng 3. Sau đó, cổ phiếu của GVR có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Hiện tại, GVR vẫn đang ở trong xu hướng tăng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã dời về vùng hỗ trợ xung quanh giá 10. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua, đường MACD vẫn trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy xu hướng tăng trong thời gian tới.
Theo lộ trình tái cấu trúc, GVR đang nghiên cứu chuyển đổi 20 công ty nông nghiệp TNHH MTV sang CTCP, thu hút vốn đầu tư bên ngoài và giảm vốn của Tập đoàn tại các đơn vị này.
Tập đoàn tiếp tục thu về khoảng 1.000 tỷ đồng tiền đền bù nhờ việc đền bù đất làm sân bay Long Thành trong năm 2020. Ngoài ra, GVR đang phối hợp với các địa phương để quy hoạch các KCN, diện tích dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 lên đến 15.000 ha, trung bình mỗi năm cho thuê từ 600-1.000 ha.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong quý 2 là 345 tỷ đồng, giảm đến 23% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là 2% và 9%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng từ 8% lên 10%.
Trong kỳ, GVR ghi nhận 208 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính tăng thêm 8% lên 195 tỷ đồng, GVR hiện có nợ vay hơn 12.012 tỷ đồng.
Phần thu nhập khác giảm mạnh 69%chỉ còn hơn 117 tỷ đồng ( so với cùng kỳ lên đến 379 tỷ ) chủ yếu do cổ tức công ty cổ phần giảm 248,42 tỷ . Kết quả lợi nhuận sau thuế quý 2 thu về hơn 505 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Biên độ lợi nhuận ròng ghi nhận 15,74%.
Tính đến 30/06, tổng tài sản GVR đạt khoảng 77.787 tỷ đồng, gần như xấp xỉ so với đầu năm. Tổng tài sản ngắn hạn khoảng 20.758 tỷ, chiếm 27% tổng tài sản, trong đó các khoản tiền và đầu tư tài chính chiếm đến 66% tài sản ngắn hạn.
Cổ phiếu của GVR đã tăng từ mức giá 11.000 từ đầu năm lên mức 13.000 vào đầu tháng 3. Tuy nhiên sau đó đã có những phiên lao dốc mạnh xuống đến mức 8.200 đ/cp vào cuối tháng 3. Sau đó, cổ phiếu của GVR có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Hiện tại, GVR vẫn đang ở trong xu hướng tăng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã dời về vùng hỗ trợ xung quanh giá 10. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua, đường MACD vẫn trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy xu hướng tăng trong thời gian tới.
Theo lộ trình tái cấu trúc, GVR đang nghiên cứu chuyển đổi 20 công ty nông nghiệp TNHH MTV sang CTCP, thu hút vốn đầu tư bên ngoài và giảm vốn của Tập đoàn tại các đơn vị này.
Tập đoàn tiếp tục thu về khoảng 1.000 tỷ đồng tiền đền bù nhờ việc đền bù đất làm sân bay Long Thành trong năm 2020. Ngoài ra, GVR đang phối hợp với các địa phương để quy hoạch các KCN, diện tích dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 lên đến 15.000 ha, trung bình mỗi năm cho thuê từ 600-1.000 ha.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.