CTCP Nước Thủ Dầu Một được thành lập ngày 07/11/2013 với mục tiêu khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch sinh hoạt, thoát nước và xử lý nước thải, xây dựng công trình công ích, buôn bán vật tư ngành nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TDM là sản xuất nước sạch (chiếm 97% doanh thu ), thông qua kênh phân phối bán sỉ cho CTCP Nước Môi trường Bình Dương (BWE- doanh nghiệp độc quyền trong việc phân phối mạng lưới nước sạch cho tỉnh Bình Dương). Ngoài ra, TDM còn cung cấp trang thiết bị xử lí nước và các hoạt động khác.
CTCP Nước Thủ Dầu Một vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần của TDM tăng 7% so cùng kỳ, đạt hơn 96 tỷ đồng nhờ sản lượng nước quý 2/2020 gia tăng so với cùng kỳ.
Nhờ giá vốn cung cấp nước thu hẹp giảm 2% so với cùng kỳ nên lãi gộp của TDM ghi nhận 53,5 tỷ đồng, tăng 16% so với quý 2/2019. Tỷ trọng giá vốn giảm nhẹ xuống 44% làm biên độ lợi nhuận gộp cải thiện lên 55,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng 1,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong doanh thu. Kết quả làm biên độ từ hoạt động kinh doanh chính tăng lên 54%.
Trong kỳ, TDM ghi nhận khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay giảm 41% về còn hơn 7 tỷ đồng, chủ yếu do giảm lãi vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi vay cho hoạt động tài chính.
Kết thúc quý 2/2020, TDM ghi nhận kết quả lãi ròng hơn 47 tỷ đồng, tăng 35% so với quý 2/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp cung cấp nước này đem về 179 tỷ đồng doanh thu và 78 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 9% và 10% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/06/2020, tổng tài sản của TDM khoảng 2.270 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 17% TTS, còn lại chủ yếu là tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
TDM đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với nợ phải trả chiếm 30% tổng nguồn vốn, còn lại được tài trợ bở vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 654 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm 258 tỷ, các khoản nợ vay chiếm đến 87% tổng nợ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng mạnh từ đầu năm 2019 do TDM tăng mạnh các lượng tiền tự do của doanh nghiệp. Đến cuối tháng 6, công ty đã thu hẹp 72% khoản tiền và tương đương tiền so với hồi đầu năm, về còn hơn 90 tỷ đồng nên khả năng thanh toán ngắn hạn giảm mạnh chỉ còn 1,47 lần vào cuối quý 2/2020.
Cổ phiếu của TDM cũng chạm đáy 2 lần vào khoảng cuối tháng 3 vơi mức giá 15.700 đ/cp, mức giá thấp nhất kể từ 2019 đến nay. Qua đến tháng 4, gá cổ phiếu liên tiếp tăng mạnh lên mức giá cao nhất khoảng 25.400 đ/cp, xấp xỉ so với mức giá đầu năm. Tuy nhiên từ khoảng tháng 7, giá cổ phiếu TDM bắt đầu đi ngang và dao động quanh biên độ giá 23.000 - 25.000 mà không có phiên giao dịch nào tăng bứt phá. Cổ phiếu TDM hiện đang có xu hướng giảm giá nhẹ và đang dao dịch với mức 23.750 đ/cp. Các chỉ số dự báo đang trong trạng thái tích cực. Chỉ số RSI đang dao động ở ngưỡng 50. Chỉ báo MACD vừa mới cắt trên đường tín hiệu. Trong thời gian sắp tới, cổ phiếu TDM có thể tiếp tục tăng giá vượt qua biên độ giá ở trên.
Bình Dương là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 cả nước chỉ sau TP.HCM, ở đây tập hợp lượng khu công nghiệp và nhân công rất lớn và vẫn đang tiếp tục mở rộng.
TDM và công ty liên kết BWE( TDM sở hữu đến 38,5% ) hiện đang giữ vị thế độc quyền mảng cung cấp nước sạch ở khu vực tỉnh Bình Dương.
Trong năm 2019, nhà máy nước Dĩ An đã chạy quá công suất đến hơn 130% công suất thiết kế. Trong quý 3 này, TDM sẽ chạy nhà máy mới Dĩ An 3, và Bàu Bàng 2 giúp tăng gấp đôi công suất thiết kế hiện tại, kỳ vọng có thể giúp TDM tăng trưởng sản lượng 15%/năm trong 3 năm tới. (TDM hiện làm về lọc nước thượng nguồn, khách hàng duy nhất là công ty liên kết BWE).
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TDM là sản xuất nước sạch (chiếm 97% doanh thu ), thông qua kênh phân phối bán sỉ cho CTCP Nước Môi trường Bình Dương (BWE- doanh nghiệp độc quyền trong việc phân phối mạng lưới nước sạch cho tỉnh Bình Dương). Ngoài ra, TDM còn cung cấp trang thiết bị xử lí nước và các hoạt động khác.
Nhờ giá vốn cung cấp nước thu hẹp giảm 2% so với cùng kỳ nên lãi gộp của TDM ghi nhận 53,5 tỷ đồng, tăng 16% so với quý 2/2019. Tỷ trọng giá vốn giảm nhẹ xuống 44% làm biên độ lợi nhuận gộp cải thiện lên 55,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng 1,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong doanh thu. Kết quả làm biên độ từ hoạt động kinh doanh chính tăng lên 54%.
Trong kỳ, TDM ghi nhận khoản lãi tiền gửi, tiền cho vay hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay giảm 41% về còn hơn 7 tỷ đồng, chủ yếu do giảm lãi vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi vay cho hoạt động tài chính.
Kết thúc quý 2/2020, TDM ghi nhận kết quả lãi ròng hơn 47 tỷ đồng, tăng 35% so với quý 2/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp cung cấp nước này đem về 179 tỷ đồng doanh thu và 78 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 9% và 10% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/06/2020, tổng tài sản của TDM khoảng 2.270 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 17% TTS, còn lại chủ yếu là tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng mạnh từ đầu năm 2019 do TDM tăng mạnh các lượng tiền tự do của doanh nghiệp. Đến cuối tháng 6, công ty đã thu hẹp 72% khoản tiền và tương đương tiền so với hồi đầu năm, về còn hơn 90 tỷ đồng nên khả năng thanh toán ngắn hạn giảm mạnh chỉ còn 1,47 lần vào cuối quý 2/2020.
Cổ phiếu của TDM cũng chạm đáy 2 lần vào khoảng cuối tháng 3 vơi mức giá 15.700 đ/cp, mức giá thấp nhất kể từ 2019 đến nay. Qua đến tháng 4, gá cổ phiếu liên tiếp tăng mạnh lên mức giá cao nhất khoảng 25.400 đ/cp, xấp xỉ so với mức giá đầu năm. Tuy nhiên từ khoảng tháng 7, giá cổ phiếu TDM bắt đầu đi ngang và dao động quanh biên độ giá 23.000 - 25.000 mà không có phiên giao dịch nào tăng bứt phá. Cổ phiếu TDM hiện đang có xu hướng giảm giá nhẹ và đang dao dịch với mức 23.750 đ/cp. Các chỉ số dự báo đang trong trạng thái tích cực. Chỉ số RSI đang dao động ở ngưỡng 50. Chỉ báo MACD vừa mới cắt trên đường tín hiệu. Trong thời gian sắp tới, cổ phiếu TDM có thể tiếp tục tăng giá vượt qua biên độ giá ở trên.
Bình Dương là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 cả nước chỉ sau TP.HCM, ở đây tập hợp lượng khu công nghiệp và nhân công rất lớn và vẫn đang tiếp tục mở rộng.
TDM và công ty liên kết BWE( TDM sở hữu đến 38,5% ) hiện đang giữ vị thế độc quyền mảng cung cấp nước sạch ở khu vực tỉnh Bình Dương.
Trong năm 2019, nhà máy nước Dĩ An đã chạy quá công suất đến hơn 130% công suất thiết kế. Trong quý 3 này, TDM sẽ chạy nhà máy mới Dĩ An 3, và Bàu Bàng 2 giúp tăng gấp đôi công suất thiết kế hiện tại, kỳ vọng có thể giúp TDM tăng trưởng sản lượng 15%/năm trong 3 năm tới. (TDM hiện làm về lọc nước thượng nguồn, khách hàng duy nhất là công ty liên kết BWE).
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.