Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Nam Việt là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra phi-lê, chiếm gần 80% doanh thu. Bên cạnh đó, kể từ năm 2016, mảng thức ăn thủy sản cũng bắt đầu đóng góp một phần doanh thu cho ANV, sau khi công ty đầu tư 8 dây chuyền sản xuất thức ăn với công suất 800 tấn/ngày. Ngoài ra, công ty còn ghi nhận doanh thu đến từ hoạt động bán phụ phẩm và cá tra nguyên liệu, với tỷ lệ đóng góp khoảng 10% doanh thu mỗi năm.

ANV đã công bố BCTC quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 884 tỷ đồng giảm 17% so với cùng kỳ, giá vốn chỉ giảm có 5% chậm hơ tốc độ giảm doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt 90 tỷ đồng giảm 60% so với cùng kỳ.

1.jpg

Năm 2020 xuất khẩu cá tra chững lại do nhu cầu từ thị trường Mỹ bị sụt giảm. Thêm vào đó, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm một nửa so với cùng kỳ, chỉ chiếm 34% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2019, cộng thêm giá bán sản phẩm giảm làm cho doanh thu của ANV giảm mạnh.

Thị trường xuất khẩu gặp nhiều bất lợi khi giảm 52% còn 399 tỷ đồng trong quý II. Tuy nhiên điểm sáng của Navico lại ở thị trường nội địa khi có doanh thu thuần đạt 485 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ 2019 và lần đầu tiên doanh thu nội địa vượt xuất khẩu.

Tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm tới 90% trong doanh thu thuần, tăng mạnh từ mức 79% cùng kỳ năm trước làm cho biên lãi gộp cũng giảm mạnh từ 21% xuống còn 10% do giá xuất khẩu giảm mạnh toàn ngành trong khi ANV tự chủ nguyên liệu 100% khiến giá thành không thay đổi nhiều.

Chi phí bán hàng giảm mạnh 21% còn hơn 36 tỷ đồng, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng thêm 65% lên khoảng hơn 11 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gần như không đổi trong doanh thu, lần lượt chiếm 4% và 1%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính giảm từ 16% xuống còn 5%.

2.png

Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm đáng kể từ 18,6 tỷ đồng xuống còn 12 tỷ đồng do giảm lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, chi phí tài chính lại tăng 46% lên 22 tỷ đồng do tăng chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.

Kết thúc quý 2, ANV thu về 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 79% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ đầu năm 2017.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, ANV đạt 1.695 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi ròng 75,5 tỷ đồng lần lượt giảm 14% và 78,6% so với nửa đầu năm 2019, EPS cũng giảm mạnh từ 2.784 đồng xuống còn 594 đồng, ANV đã hoàn thành được 56,5% mục tiêu về doanh thu và 37,75% mục tiêu về lợi nhuận.

Tính đến 30/06, tổng tài sản của ANV khoảng 3.911 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 62% tổng tài sản, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho chiếm 68% TSNH.

ANV duy trì cấu trúc vốn với 43% nợ phải trả, 57% còn lại tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 1.657 tỷ đồng ( giảm 5% so với đầu năm ), trong đó nợ vay chiếm đến 77% tổng nợ.

3.png

Với tỷ lệ nợ vay cao, khả năng thanh toán ngắn hạn của ANV chỉ duy trì ở mức 2,52 lần vào cuối quý 2/2020, tuy nhiên tính thanh khoản cũng có xu hướng tăng dần qua các quý.

1600157715175.png

ANV đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã có giai đoạn giảm khá mạnh vào tháng 6 và 7, đặc biệt tăng mạnh từ hồi đầu tháng 9. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần. Các chỉ báo xu hướng hiện đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của ANV. Tuy vậy, chỉ báo RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong những phiên tới.

ANV sở hữu vùng nuôi có khả năng tự chủ 100% cá tra nguyên liệu, ANV sẽ hoàn toàn kiểm soát chuỗi sản xuất của mình, gồm cá giống, thức ăn cho cá và cá nguyên liệu cho khâu chế biến. Từ đó, giúp công ty chủ động kiểm soát giá thành và chất lượng cá tra đầu vào.

6 tháng cuối năm 2020 kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sẽ dần tăng trưởng trở lại nhờ giá xuất khẩu phục hồi về mức trước đại dịch; gia tăng sản lượng từ vùng nuôi Bình Phú; và xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trở lại trong Q4 khi nước này nới lỏng các đợt kiểm tra liên quan đến đại dịch. Ngoài ra, Xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu kỳ vọng được hưởng lợi nhờ ưu đãi thuế từ Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • ANV.rar
    63.9 KB · Lượt xem: 17

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top