Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Bạn Hoang Phuong C nói rất đúng. BC LCTT cho ta thấy toàn bộ bức tranh về việc sử dụng tiền của DN có hiệu quả hay ko, tiền đã được sử dụng vào việc gì rồi, và nguồn nào tạo ra tiền mặt để nhà quản trị nắm bắt được khả năng thanh toán nhanh, lên kế hoạch cho các dự án kinh doanh trong tương lai,...v...v
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Các bác ơi tiền mặt quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp san xuất như thế nào?:D

Bạn cũng vui tính thật. Đơn giản như này nhé, tiền trong doanh nghiệp cũng như máu trong cơ thể, Bác nào to béo (Trong doanh nghiệp có thể hình dung như tổng tài sản lớn: Hàng kho, Phải thu, TSCĐ ...) Nhưng khổ nỗi thiếu máu thì liệu cơ thể ấy có khỏe dc ko? Hay thiếu đến mức tử vong mặc dù thân hình còn to lớn nhưng không thể hoạt động được.
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

nhân tiện đây cho mình hỏi khi làm BCLCTT thì làm cách nào kiểm tra lại là mình đã làm đúng ko . Sao mình thấy cứ rối cả lên :JFBQ00220070528A:
dòng tiền thuần = Tổng tiền và các khoản TĐT cuối kỳ- Tổng Tiền & các khoản TDDT đầu kỳ
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

hic,làm phân tích báo cáo tài chính có cần phân tích cái bảng lưu chuyển tiền tệ hem?
Bạn ơi, BCTC gồm tất cả những bảng mà bộ tài chính đã quy định, không thể nào thay đổi được, nếu có chăng nữa thì hãy đợi một ngyà nào đó.... nhưng chắc hơi lâu đó
Bởi vậy khi phân tích BCTC thì phải phân tích hết thôi. Như vậy thì kết quả phân tích mới chính xác và có ý nghĩa chứ.
Nếu bỏ 1 ,2 bảng thì kết quả phân tích không đúng nữa, xem như mình phân tích chỉ để ngắm thôi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
bạn muốn biết rõ về cách phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo lưu chuyeenr tiền tệ thì hãy truy cập vào link này nhé:
http://www.baomoi.com/Home/TuyenDung/cafef.vn/Doc-nhanh-Bang-Can-doi-ke-toan/2689419.epi:cuccu:
Ui, bạn ơi, bạn cho link mở có được đâu. "The page cannot be found"
Như vậy đưa lên mọi người cần tham khảo không xem được gì hết. bạn có thể giúp mọi người đưa link khác tốt hơn không, mọi ngưòi sẽ rất vui đó.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

nhân tiện đây cho mình hỏi khi làm BCLCTT thì làm cách nào kiểm tra lại là mình đã làm đúng ko . Sao mình thấy cứ rối cả lên :JFBQ00220070528A:
Bạn kiểm tra xem số tồn cuối của BCLCTT có bằng tổng số dư cuả TK 111 và 112 hay không, nếu không bằng là chưa đúng. Nếu bằng thì vẫn có thể sai các nội dung của các chỉ tiêu nhưng mới nhìn vào không biết được đúng hay sai đâu.
Nhân tiện mình up file PP lập BCLCTT các bạn tham khảo. nếu đọc thấy :chongmat: thì xóa nó đi nhé.
View attachment PP l_p BC LCTT.rar
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Các bác ơi tiền mặt quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp san xuất như thế nào?:D

Tiền mặt thì lúc nào cũng quan trọng rồi. Tuy nhiên doanh nghiệp hok nên giữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ mà chỉ nên giữ 1 lượng vừa đủ để thanh toán các khoản chi phí nhỏ như: thanh toán các khoản lãi vay, thanh toán chi phí điện nước, điện thoại, chi phí vận chuyển, mua hàng hoá, đồ dùng văn phòng số lượng nhỏ, tạm ứng, .... và dự trữ 1 ít để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp. Nếu giữ 1 lượng lớn tiền mặt tại công ty thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều chi phí cơ hội khác như: đánh mất các cơ hội đầu tư, hoặc bỏ lỡ lãi suất ngân hàng nếu đem cho vay. :danhrang:
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

căn cứ mấy chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thì có thể biết DN đang khoẻ hay yếu. Nhưng các bác cho em hỏi mục dích của báo cáo LCTT và sự khác biệt giữa hai phuong páp nhé?
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

căn cứ mấy chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thì có thể biết DN đang khoẻ hay yếu. Nhưng các bác cho em hỏi mục dích của báo cáo LCTT và sự khác biệt giữa hai phuong páp nhé?

Báo cáo LCTT có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền , khả năng thanh toán nhằm giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có thêm thông tin về DN.

Sự khác biệt cơ bản giữa 2 PP là phần LC tiền trong hoạt động kinh doanh, ở PP trực tiếp là tổng hợp số tiền phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế giống nhau vào các chỉ tiêu tương ứng trong BC LCTT. Còn PP gián tiếp là sự so sánh giữa số dư cuối kỳ so với số dư đầu kỳ để xác định số tiền đã chuyển vào thêm hay chuyển bớt ra từ chỉ tiêu đó.

Cả 2 PP đều cho ra số tồn cuối kỳ như nhau và bằng số dư cuối cuả TK 111 + 112.:momong:
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

phân tích BCLCTT theo phương pháp gián tiếp sẽ cho ta thấy được nhiều vấn đề cần thấy hơn.

Các bác ơi tiền mặt quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp san xuất như thế nào?:D

không có tiền thì không có bất cứ hoạt động nào kéo dài được lâu -> phá sản.---> tiền quan trọng với tất cả các doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Cả 2 PP đều cho ra số tồn cuối kỳ như nhau và bằng số dư cuối cuả TK 111 + 112.:momong:

Một ví dụ: khoản đầu tư tài chính có khả năng thu hồi trong vòng 3 tháng thì có nằm ở số tồn cuối kỳ này ko nhỉ ? :demtien::demtien:
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

sao ko tiện nói giúp mình về 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp với!
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Một ví dụ: khoản đầu tư tài chính có khả năng thu hồi trong vòng 3 tháng thì có nằm ở số tồn cuối kỳ này ko nhỉ ? :demtien::demtien:
Vì đây là BC LCTT nên cái gì là tiền mới tính đến, khoản tương đương tiền cũng không kể đến trong bảng này.:demtien:
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

mình làm thử mấy cái lưu chuyển tiền tệ mà làm hoải ko ra, thử lại bằng delta tiền mặt nó ko bằng.
còn ở dòng tiền hoạt động đầu tư á, chỉ có đầu tư dài hạn thôi, đầu tư ngắn hạn bỏ vô dòng tiền hoạt động kinh doanh - cô mình bảo thế
-----------------------------------------------------------------------------------------
mấy bạn tham khảo nha :
phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
+ lợi nhuận sau thuế
+ khoản phải thu
+ khoản phải trả
+hàng tồn kho
+ tài sản ngắn hạn khác
+ khấu hao
- dòng tiền từ hoạt động đầu tư :
+TSCD
+bất động sản
+đầu tư tài chính dài hạn
- dòng tiền từ hoạt động tài chính:
+vay ngắn hạn
+vay dài hạn
+vốn chủ sở hữu
+cổ tức

- làm xong tính tổng từng dòng tiền, rồi lại tính tổng cộng của 3 dòng tiền.
thử lại bằng cách :
tiền mặt và chưúng khoán khả mại năm sau - năm đầu = tổng cộng của 3 dòng tiền là đúng. nếu có sai số thì chỉ 2 đơn vị thôi nhé
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

:hi:

-Các phương pháp lưu chuyển tiền tệ"

-phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

+ Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế….

+ Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác.

+ Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay…


Dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Nên để phân tích dòng tiền vào, ra gắn với từng hoạt động cần thiết phải phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại hoạt động. Đây chính là đặc điểm của phương pháp lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp mà chúng ta đang đề cập. Để thuận lợi và dễ dàng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, cần phân loại nội dung các dòng tiền vào, ra theo các bước:

Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản theo sơ đồ trên.

Bước 2: Từ Bước 1 xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động tài chính – Đây là hoạt động có tần suất về nghiệp vụ liên quan đến tiền không nhiều và rất dễ nhận diện.

Bước 3: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động đầu tư – Các nghiệp vụ liên quan đến tiền của hoạt động đầu tư cũng có tần suất thấp, dễ nhận diện do tính đặc thù của nó.

Bước 4: Sau khi loại trừ dòng tiền vào ra của 2 hoạt động nêu trên, sẽ xác định nhanh chóng dòng tiền vào, ra của hoạt động kinh doanh.

Một vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp nhỏ có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh không nhiều thì dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần vào cuối tháng; Đối với những doanh nghiệp lớn có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh nhiều thì định kỳ 10 ngày nên dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần, sau đó đến cuối tháng sẽ cộng dồn để xác định lưu chuyển tiền cho tháng (quý, năm).

- Theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực tiếp – Việc xác lập như vậy cũng tỏ ra phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.

Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu

= (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay).

= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân bổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay.

® Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ.

Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các chỉ tiêu này:

+ Đối với hàng tồn kho:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).

+ Đối với Nợ phải thu:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền).

+ Đối với Chi phí trả trước:

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).

+ Đối với Nợ phải trả:

°Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền).

° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

bên này thấy đông vui quá các bạn có thể qua bên này xem hộ mình bài viết này và giải thích hộ mình được ko???cũng là những vấn đề về báo cáo lưuu chuyển tiền tệ
http://danketoan.com/forum/showthread.php?t=121595
cảm ơn các bạn
Theo VAS 24 “ Báo cáo LCTT “, khi lập và trình bày BCLCTT, DN phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- DN phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động : kinh doanh. Đầu tư và tài chính.
- DN được trình bày luồng tiền từ 3 loại hoạt động trên theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên BCLCTT chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó.
- Các luồng tiền sau được báo cáo trên cơ sở thuần :
+ Thu tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản ; Các quỹ đầu tư cho khách hàng…
+ Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ;Mua bán các khoản đầu tư;Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
- Các luồng tiền phát sinh từ giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức trong sổ ghi kế toán va lập báo cáo tài chính theo tỷ lệ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong BCLCTT,Ví dụ:việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu…
- Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kì và cuối kì, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên BCLCTT để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng tren BCĐKT
- Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.



mình cũng đang rất thắc mắc về các nguyên tắc này thực ra mình không hiểu bản chất lắm bạn nào có thể phân tích từng nguyên tắc nếu coa ví dụ thì càng tốt cho mình được không???
đối với một DN việt nam nguyên tắc nào là chủ yếu??vì sao????
cảm ơn các bạn nhiều!!!!
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

Câu hỏi này ngộ nè, Phân tích Báo cáo tài chính nghĩa là phân tích tất cả những bảng nào được xem là Báo cáo tài chính. Mà Báo cáo tài chính thì gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính.
vậy mình phải làm bảng phân tích kèm theo các báo cáo ạ?
Em thấy mọi người chỉ có nộp báo cáo thôi chứ không thấy cả thuyết minh tiền tệ....
 
Ðề: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ!!!

cho e hoi " Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong bao cáo lưu chuyển tiền tệ làm dạ? e làm luận văn mà e không biết phải làm sau giúp e với mọi người!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top