Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

King Tiger

Member
Hội viên mới
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của Ninh Thuận.
Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.

image001.png

Một góc thơ mộng của Phan Rang


Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn. Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam.

image003.png

Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.

Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xã Phan Rang-Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.

Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.

Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.

(Còn tiếp...)

-----------------------------------------------------------------------------------------
Vườn quốc gia Phước Bình

DSC049701.jpg

Hiện Vườn Quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) có 513 loài thực vật và hơn 240 loại động vật, thuộc 91 họ, 27 bộ và bốn lớp gồm thú, chim, bò sát và ếch, nhái, trong đó có nhiều loại quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN (2000).

Nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng tây-bắc và nằm ở độ cao từ 300 – 2.200 m so với mặt nước biển, Vườn Quốc gia Phước Bình huyện Bác Ái (Ninh Thuận) là rừng nguyên sinh có giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng sinh học với nhiều nguồn gene động, thực vật quí hiếm đặc trưng cho hệ sinh thái á nhiệt đới.

Thiên nhiên kỳ thú Phước Bình gắn liền với bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại và văn hoá dân tộc GaGlai bản địa, đang chờ sự khám phá của các nhà khoa học và du khách trong và ngoài nước.

Vườn Quốc gia Phước Bình là khu hệ rừng sinh thái núi cao với các kiểu rừng như rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ gầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn ở Ninh Thuận.

Vườn Quốc gia Phước Bình có tổng diện tích gần 20.000 ha, giáp hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, trong đó có trên 10.000 ha diện tích rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt; 9.030 ha rừng phục hồi sinh thái; 18 ha khu hành chính - dịch vụ.

Rừng Phước Bình có những sinh cảnh tự nhiên độc đáo, tiêu biểu của hệ sinh thái rừng núi cao với các kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho rừng khô hạn Ninh Thuận như pơmu, giáng hương, gió trầm, gõ mật; sa nhân; hàng chục loài lan…

Đây là những nguồn gene quý hiếm có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học. Hiện tại Vườn Quốc gia Phước Bình có 513 loài thực vật và hơn 240 loại động vật, thuộc 91 họ, 27 bộ và bốn lớp gồm thú, chim, bò sát và ếch, nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN (2000) như cu li, cày vằn bắc, cầy vòi đốm, gấu ngựa, mèo rừng, tê tê java, sóc bay, tắc kè, rồng đất, kỳ đà; các loài chim, loài trăn, rắn.

Ông Nguyễn Công Vân – Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình - cho biết: “Để bảo vệ sự đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ở Vườn quốc gia Phứơc Bình, ban quản lý vườn đã phối hợp với Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cùng các ngành liên quan xây dựng bộ mẫu tiêu bản động vật của vườn. Qua quá trình nghiên cứu, bước đầu đã thu thập được 73 mẫu thuộc 55 loài động vật hoang dã gồm thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó có 22 loài động vật qúy hiếm. Số mẫu này đựơc xử lý tạo hình như một minh chứng về giá trị qúy hiếm, sự đa dạng nguồn gien của hệ động vật của vườn quốc gia Phước Bình.”

Đến với Vườn quốc gia Phước Bình, du khách sẽ tìm về với sự yên tĩnh của thiên nhiên. Ngắm nhìn di tích lịch sử Bẫy đá Bác Ái trên đỉnh đèo Gia Túc. Bẫy đá Bác Ái gắn liền với tên tuổi Anh hùng Pinăng Tắc – con chim paly của đồng bào GaGlai.

Dòng sông Tô Hạp nước chảy quanh năm trong vắt ôm ấp bản làng của đồng bào GaGlai. Những vườn cây ven núi bốn mùa hương thơm trái ngọt cung cấp sản vật cho du khách về thăm Phước Bình.

Rựơu cần Phước Bình nổi tiếng thơm ngon có lẽ được cất giữ từ men lá rừng xanh và nước suối đầu nguồn của dòng Tô Hạp. Tiếng mã la, tiếng khèn bầu hoà quyện cùng tiếng kèn chapi đâu đó trên các nương ngô rộn ràng làm say đắm lòng người.

Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, tại đèo Gia Túc đã diễn ra biết bao trận đánh địch bằng bẫy đá của quân và dân Phước Bình do anh hùng Pinăng Tắc chỉ huy, mà tiêu biểu là trận chống càn vào ngày 10/8/1961.

Anh hùng Pinăng Tắc đã chỉ huy quân dân du kích Phước Bình xây dựng trận địa phục kích bằng bẫy đá kết hợp với cung tên và chông. Mỗi bẫy đá có thể chất từ 2 đến 5 tấn đá và do hai người điều khiển.

Phía dưới đường mòn, anh hùng Pinăng Tắc cho cắm chông có tẩm thuốc độc dày đặc. Bên cạnh con đường mòn là vực sâu, dưới nữa là con sông Tương chảy xiết. Lực lượng du kích được bố trí ở hai phía tạo thành thế trận bao vây tiêu diệt địch.

Điều này gợi mở cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc hình thành tour du lịch Phan Rang-Phước Bình. Lúc ấy, không chỉ khách quốc tế, vãng lai mà ngay cả người dân trong tỉnh cũng dễ dàng một lần về thăm Phước Bình để được tận mắt thưởng ngoạn sông núi, được hòa mình với thiên nhiên kỳ thú, được đứng bên Bẫy đá Bác Ái chụp ảnh lưu niệm, được thưởng thức hương vị độc đáo riêng có của rượu cần vùng cao.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú đó, vấn đề quan tâm hiện nay của lãnh đạo Vườn Quốc gia Phước Bình là hạn chế sự tác động của người dân vào phạm vi rừng nguyên sinh cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Để làm được điều này thì giải pháp thay đổi tập quán du canh, du cư, phá rừng, đốt nương làm rẫy của người dân vùng đệm được ưu tiên hàng đầu. Qua đó, giúp dân từng bước tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất ý nghĩa rất quan trọng, qua đó huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc cùng khai thác và tham gia bảo vệ tài nguyên của Vườn quốc gia Phước Bình.


(ST)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người RăkLai...

Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm và người Ra Grai sinh sống. Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn người Chăm, chiếm trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,0% tổng số người Chăm của cả nước ; 47,6 nghìn người RăkLai, chiếm 9,4% và 49,1%.

Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17.
800px-Qung_trng_trung_tm_TPPhan_Rang.jpg

Quảng trường trung tâm của Phan Rang​

(còn tiếp..)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Biển Ninh Chữ_Vùng biển đầy nắng gió


Bãi biển Ninh Chữ thuộc thôn Bình Sơn, xã Văn Hải, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung. Tuy nhiên, khi nói đến Ninh Thuận, người ta chỉ thường nhắc đến bãi biển Cà Ná, Cổ Thạch, còn với Ninh Chữ thì số người biết đến vẫn chưa nhiều, vì bãi biển nằm cách xa thị xã, xa đường quốc lộ, trong một con đường cụt.

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng đến Cà Ná, Cổ Thạch thì lần ghé qua Ninh Thuận sau đó bạn không nên bỏ qua Ninh Chữ, không phải chỉ vì để thay đổi “khẩu vị du lịch”, mà còn được thưởng thức một thắng cảnh với nét đẹp riêng, độc đáo, hoàn toàn khác với những bãi biển không xa đó.

Ninh Chữ có một vườn dương sát biển, nên ở bãi biển này không cần dù, không cần nhà mát, cũng có thể không cần đến cả ghế bố. Du khách có thể trải tăng nằm dài trên thảm lá dương ngắm biển. Rừng dương Ninh Chữ đẹp hơn nhờ những nét cong độc đáo của bờ biển. Cát Ninh Chữ không là màu trắng mà hơi vàng nhạt. Bãi không nhiều người tắm nên rất sạch và yên tĩnh. Cạnh bãi biển có một khách sạn tiện nghi, gần đó là một dãy nhà theo kiểu nhà rông, cũng được xây dựng sát mé biển hài hòa với nét đẹp thiên nhiên. Khách sạn đầy đủ tiện nghi, nhưng giá khá mềm, chỉ xấp xỉ mức của những khách sạn nội địa nhưng nằm ngoài thị xã. Do vậy, qua Phan Rang - Tháp Chàm, trên đường đi công tác, du lịch nếu cần nghỉ lại thì đừng ngại vài cây số nữa để đến Ninh Chữ. Bãi biển và rừng dương Ninh Chữ chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Đến với Ninh Chữ, bạn còn có một chuyến du lịch tiết kiệm. Khách sạn sát biển nên không phải tốn thêm chi phí thuê dù, ghế nghỉ, tắm nước ngọt. Các món ăn bán dọc theo bãi biển cũng khá rẻ.
images.jpg

Từ Ninh Chữ, khách du lịch có thể đến khu thôn Tri Thủy. Thôn nằm ven cửa biển nhỏ, núi và biển nằm cạnh bên nhau. Núi ở đây không um tùm cây cỏ mà có dáng dấp như các non bộ, gồm nhiều hòn cao thấp khác nhau màu xám trắng, chen giữa lơ thơ cây lá. Đây đó trên sườn núi là vài ngôi chùa cổ, vài xóm nhà ngói lơ thơ. Đi một chút nữa bạn sẽ đến bãi biển hoang, cũng xanh mát rừng dương. Đoạn bãi biển này có những tảng đá hình thù kỳ dị, nằm chơ vơ trên cát. Nếu bạn cần một không gian tuyệt đối yên tĩnh, vắng vẻ và thơ mộng thì đây chính là nơi bạn mong đợi.
ninhchu1.jpg

ninhchu3.jpg
Gần khu vực Ninh Chữ cũng có nhiều vườn nho. Nó sẽ làm chuyến du lịch của bạn thêm phần hấp dẫn. Nho ăn tại vườn ngay khi vừa hái ngon hơn nho tủ lạnh nhiều.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Mình muốn đi Phan rang 1 chuyến, các bạn thiết kế hộ mình 1 tour du lịch bụi được không ?.

cám ơn nha :kissanh:
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Mình muốn đi Phan rang 1 chuyến, các bạn thiết kế hộ mình 1 tour du lịch bụi được không ?.
cám ơn nha :kissanh:
Tưởng gì chứ "bụi" thì Phan Rang có đầy. Nhưng mà đi du lịch không cần kịch bản mới vui. Tóm lại là cứ làm "thần tài", đi theo "thổ địa" là uki...:runcamcap:
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Tưởng gì chứ "bụi" thì Phan Rang có đầy. Nhưng mà đi du lịch không cần kịch bản mới vui. Tóm lại là cứ làm "thần tài", đi theo "thổ địa" là uki...:runcamcap:

Tháp chàm Ninh Thuận

Trong số 2.593 di tích được xếp hạng của nước ta, hệ thống tháp Chàm có một ý nghĩa đặc biệt. Chúng là những bằng chứng sinh động nhất về một nền văn minh rực rỡ của Nhà nước Chămpa. Như vậy, ở Ninh Thuận có hai phong cách của hai thời kỳ: phong cách sớm và phong cách muộn.

Tháp Hoà Lai
image007.png

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây, khu tháp Hoà Lai hay còn gọi là Tam Tháp là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại. Tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ IX, trước đây gồm 3 tháp trên một diện tích 200m2, rộng 125m, nhưng hiện nay tháp Trung tâm đã bị sụp đổ, chỉ còn 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam. Thực tế, qua khảo sát được biết rằng dân địa phương đã phát hiện và đang lưu giữ một vài hiện vật có liên quan đến tháp Hoà Lai.

Tháp PoKlong Garai
THAP.jpg

Đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần.Tất cả công trình trạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.

Tháp Pôrômê
ThapPhan.jpg

Tháp Pôrômê được coi là phiên bản của tháp PôKlong Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình kiến trúc nghệ thuật này. Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hoá Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Vịnh Vĩnh Hy_Vẻ đẹp nguyên sơ
Vịnh Vĩnh Hy nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng đông bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Đầu năm 2000, khu du lịch vịnh Vĩnh Hy được đưa vào khai thác, đến nay được đánh giá là tuyến du lịch sinh thái lý tưởng nhất khu vực Nam Trung Bộ.
vinhhy1.jpg

Ruộng muối Đầm Vua trên đường đi
Trước khi vào vịnh, du khách sẽ được tận mắt ngắm cảnh hoang sơ quyến rũ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển. Từ đỉnh núi này, nhìn về hướng đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên, được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở.
29012009021.jpg

vinhhy2.jpg
Một đoạn đèo Vĩnh Hy​
vinhhy3.jpg
Nhìn từ trên đèo​
Đưa du khách chinh phục vịnh Vĩnh Hy là những chiếc tàu du lịch được thiết kế rất độc đáo. Đáy tàu làm bằng một loại kính trong suốt. Du khách chỉ cần ngồi trên tàu chiêm ngưỡng những rặng san hô nhiều màu sắc rực rỡ như những cánh hoa dưới lòng đại dương. Tại đây, có rất nhiều bãi dừng chân. Trước tiên là bãi Bà Điên, du khách có thể vừa tắm biển, vừa thử sức mình leo lên những vách núi uy nghiêm. Và đến bãi Đá Tròn, du khách có thể tự mình sưu tập những đồ vật lưu niệm miễn phí từ thiên nhiên, đó là những viên đá nhiều màu sắc bị sóng biển xói mòn trông rất lạ mắt... Càng đi sâu vào vịnh, du khách còn có dịp chứng kiến những cánh tay khỏe khoắn của ngư dân tung lưới đánh bắt cá thu, giống cá đặc trưng khu vực miền Trung và hưởng niềm vui tự tay thả mồi cho những con tôm hùm sinh sống trên các bè trôi.
29012009006.jpg

Chỗ này để ăn nhậu nè...
Đêm xuống, nhìn ra vịnh, ngọn đèn sáng nhấp nhô từ những chiếc tàu đánh cá của ngư dân, trông xa xa như một thành phố trên biển. Khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa và thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglai sống quanh vịnh Vĩnh Hy
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Suối nước nóng Tân Sơn

tam_suoi_nuoc_khoang%205B1%205D%5B1%5D-len-web.jpg


kenhga2.jpg

Từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vượt qua 37 km theo quốc lộ 27 là tới suối nước nóng Tân Sơn, thuộc huyện Ninh Sơn. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm được “nối nguồn” từ suối nước nóng Dục Mỹ cách đó khoảng 4 km trên chân núi Hòn Bà, được ông Blonel (người Pháp) phát hiện vào năm 1923.

Nhiệt độ tại nguồn cua suối nước nóng khoảng 300C, các khoáng chất ở đây có tác dụng chữa trị các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, kích thích tiêu hóa, tăng lực, lợi tiểu. Ghé thăm khu du lịch Tân Mỹ Á, du khách sẽ được ngâm mình trong lòng hồ đầy ắp nước trong xanh, ấm áp với nhiệt độ lý tưởng từ 350C đến 400C được dẫn từ dãy núi Krông Pha về.

Sau một thời gian thư gian với làn nước ấm áp, gột bỏ mọi bụi trần, mệt nhọc trong chặng đường du ngoạn, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản của quê hương Ninh Sơn, Vĩnh Hy, với những món ăn mộc mạc, đơn sơ nhưng đậm đà hương vị vùng đất Ninh Thuận, được đội ngũ nhân viên tận tâm và mến khách của các nhà hàng phục vụ chu đáo.


(ST)
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Đèo Ngoạn Mục
Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.
Đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ Thị xã Phan Rang đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo. Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó. Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.

Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng, đặc trưng. Hệ thực vật rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục bao gồm các loài cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp. Ở phía đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới.
800px-C490C3A8o_NgoE1BAA1n_ME1BBA5c.jpg
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt, Đèo Ngoạn Mục mang trong mình nhiều trạng thái cảnh quan và khí hậu khác nhau. Nếu đi từ dưới lên, sẽ dễ dàng nhận ra sự giảm dần nhiệt độ qua những thay đổi về hệ sinh thái. Sự xuất hiện dần của thông, hoa dã quỳ hai bên đường tạo nên một ấn tượng về một tiểu vùng khí hậu lạnh hơn và một vùng phong thổ khác. Phân định tại Eo Gió với một khúc cua ngoặt khuỷu tay, khí hậu đột ngột thay đổi từ cái nắng gắt gỏng của Ninh Sơn chuyển sang những đợt gió cao nguyên lạnh buốt.
duong-ongdannuoc1.jpg

2 ống nước thủy điện Đa Nhim đổ từ đỉnh đèo
Đèo Ngoạn Mục hấp dẫn du khách với cảnh sắc thay đổi liên tục theo thời gian và không gian. Lên Ngoạn Mục vào buổi sáng bằng xe gắn máy, du khách dễ bị choáng ngợp bởi những cụm mây mịt mù. Lên Ngoạn Mục những chiều đông, có thể đứng ở vực cao ngắm ra khoảng rừng những vách đồi trước mặt, thấy những mảng rừng đổi màu lá xanh, lá đỏ. Lên đèo Ngoạn Mục vào những đêm trăng sáng, dễ nhận ra một không gian ảo huyền giữa bao la núi rừng.

Với địa thế khá hiểm trở, Đèo Ngoạn Mục trở thành đoạn đường thú vị cho một tour bằng xe đạp, xe gắn máy trên đường từ phố núi Đà Lạt xuôi về duyên hải Phan Rang.
Downloadmodephotoid4555.jpg

ĐÈO SÔNG PHA
Tay vươn ra chạm dòng mây cuốn
Cúi xuống sương lam quyện chân người
Bên kia, nắng gió bời thương nhớ
Se lạnh bên đây, buốt ngậm ngùi.

Thơ, Nguyễn Lâm Cúc
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Suối Sừng Trâu - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Ninh Thuận

Suoi.jpg

Nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 40 km về hướng Tây Bắc, rừng núi quanh suối Sừng Trâu còn giữ được nét nguyên sinh, quanh năm rợp bóng cây xanh. Nước suối trong vắt len lỏi chảy róc rách qua những gềnh đá tạo thành âm thanh thiên nhiên hoang dã, trữ tình. Suối Sừng Trâu thuộc xã vùng cao Phước Chiến đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách gần xa.

0sungTrau01.jpg

Đến với suối Sừng Trâu (tiếng Raglai gọi là Cro- Tuki- Cobao) du khách có cảm giác được sống trong không gian xanh đẹp yên lành. Con người như nhận được sự che chở bảo bọc của rừng cây đại ngàn trùm bóng mát rượi xuống dòng suối. Những tảng đá bằng phẳng như những chiếc tràng kỷ được tạo hoá sắp đặt cho con người đến nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Nước suối trong vắt mát lạnh phát nguyên từ dãi núi Xanh (người dân địa phương gọi là Chớ Dú). Nước suối Sừng Trâu chảy không bao giờ cạn là mạch nguồn chính làm nên công trình thuỷ lợi hồ Sông Trâu hùng vĩ phía hạ nguồn. Tuy chưa có chương trình quảng bá giới thiệu của các ngành hữu quan nhưng nét đẹp hoang sơ của suối Sừng Trâu đã mời gọi du khách gần xa tìm đến nghỉ dưỡng. Du khách từ thành phố Hồ Chí Minh ra, từ Nha Trang vào, từ thị xã Phan Rang lên gặp gỡ giao lưu thưởng ngoạn nét đẹp của thiên nhiên của vùng non nước Phước Chiến. Trong mùa tết nguyên đán Ất Dậu- 2005 vừa qua, mỗi ngày có 300- 500 du khách đến nghỉ ngơi tại suối Sừng Trâu. Đường lên xã vùng cao Phước Chiến đã được xây dựng kiên cố bê tông nhựa nóng nên việc đi lại khá thuận lợi. Nếu du khách khởi hành từ thị xã Phan Rang- Tháp Chàm sau khoảng 90 phút chạy xe máy là đến thôn Tập Lá. Gởi xe cho người dân địa phương trông coi, du khách cuốc bộ khoảng 1 km là đến điểm du lịch suối Sừng Trâu. Dọc đường đi bộ vừa thư giãn vừa nghe tiếng chim rừng vui hót trong những tán lá xanh mướt nắng miền cao ban mai.

Nếu ngành du lịch Ninh Thuận đầu tư đưa suối Sừng Trâu vào khai thác chắc chắn sẽ trở thành điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách yêu thích sinh thái rừng tự nhiên.

(ST)
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Bánh căn, bánh xèo_món ăn dân dã
q.jpg
Cũng là tấm bánh xèo quen thuộc của nhiều vùng miền, song bánh xèo và bánh căn Phan Rang chở nặng thêm những con tôm đỏ tươi, miếng mực giòn cùng món nước chấm "độc" khiến ai đã một lần nếm qua cũng khó lòng quên...
q-1.jpg

Tấm bánh xèo Phan Rang đầy ắp tôm mực thơm giòn
Một buổi tối lưu lại Phan Rang trong chuyến du lịch đầu xuân, chợt thèm nếm lại vị bánh xèo, bánh căn đong đầy hương vị biển đã từng nếm qua trong một lần ghé vùng biển này vài năm trước, chúng tôi cùng kéo nhau ra mấy quán vỉa hè dọc con đường cặp theo bãi biển Ninh Chữ.

Gọi là vỉa hè nhưng quán trông cũng khá "hoành tráng" với hai khuôn đổ bánh xèo và hai khuôn khác đổ bánh căn, mùi thơm nồng nàn tỏa ra từ mẻ bánh đang dần chín trong khuôn đất lấn át cả làn gió biển mát lạnh khiến khách hàng không thể không sà vào bếp than hồng xuýt xoa. Tuyệt nhất vẫn là nhón một miếng bánh xèo nóng hổi, thơm lựng mới ra lò, cuộn với ít rau thơm vùng biển, chấm nước mắm Phan Rang pha chua ngọt để nghe tất cả hòa vào vị tươi giòn của tôm và mực.

Hai thùng bột gạo lớn bên những bếp than nóng rực không ngừng khuấy động bởi đôi tay thoăn thoắt của chị chủ quán. Những khoanh mực hồng tươi, những chú tôm thịt trong vắt. Tất cả vẫn để sống nguyên, không cần xào chín, như để khoe độ tươi ngon, và chỉ cần xào chín trong từng khuôn bánh trước khi đổ bột vào đánh xèo một cái.

Không giống với tấm bánh xèo ở những nơi khác, bánh xèo Ninh Thuận mang đặc trưng rất riêng: đổ bằng khuôn đất sét làm từ chính những ngôi làng Chăm chuyên nghề nặn đất sét gia dụng đặc trưng. Cả bếp lò cũng là "đặc sản" của làng Chăm bản địa. Tấm bánh xèo chỉ vừa bằng bàn tay mà tôm mực phơi ngồn ngộn. Mặt bánh áp khuôn không quá giòn để mặt trên vừa đủ dẻo, "chở" nguyên vẹn mùi vị tươi giòn của con tôm đỏ lựng, miếng mực giòn tan.

Ở ngay xứ biển nên nguyên liệu tôm mực cho bánh xèo thơm giòn khỏi chê! Miếng thịt mỡ của bánh xèo ở Sài Gòn được thay bằng miếng mực tươi nguyên của xứ biển trên tấm bánh xèo Phan Rang nên ăn hoài vẫn không ngán, không sợ... béo phì. Cách ăn bánh xèo của Phan Rang cũng rất đặc biệt: ngâm ngập bánh xèo trong nước mắm pha nhạt rắc đậu phộng thơm bùi, rau thơm cứ thế mà cho thêm vào chén nước mắm đi sau miếng bánh xèo.
1-5.jpg

2-5.jpg
Nhưng dù vẫn còn đang thòm thèm những tấm bánh xèo, đám khách du lịch bụi vẫn phải chừa bụng để chuyển "tông" thưởng thức bánh căn, món đặc sản độc đáo khác của Phan Rang. Chị chủ quán ngồi giữa bốn khuôn bánh, thoắt cái quay sang đổ bánh xèo rồi lại ngoảnh sang đúc bánh căn.

Trên lò than hồng là khuôn bánh bằng đất nung có đến cả chục khuôn nhỏ giống như khuôn bánh khọt. Nếu như bánh khọt chiên chín bằng dầu mỡ thì bánh căn được nướng chín bằng khuôn đất nung nên ăn cũng không mau ngán. Khắp các tỉnh từ Phan Thiết đổ ra Bình Định, người ta đều có thể tìm thưởng thức bánh căn, song nhiều người vẫn tin rằng bánh căn là đặc sản xuất xứ từ Ninh Thuận, chính là nhờ ở chiếc khuôn đất tỏa đi các vùng miền được chế tạo từ bàn tay tài hoa của những người thợ gốm Chăm Bầu Trúc. Mà có lẽ cũng chỉ ở Bầu Trúc mới sản xuất ra những lò đổ bánh căn mà thôi..

Chị chủ quán khẽ khàng hỏi từng người thích ăn loại nhân nào, nhân trứng, mực, tôm... để chị đổ riêng từng cái cho đúng khẩu vị ưa thích của mỗi người. Từng muỗng bột nhỏ được khéo léo đổ vào mỗi chiếc khuôn đất tròn nhỏ, rồi mới đập trứng hoặc bỏ tôm, mực vào giữa mặt bột. Người ta bỏ thêm cơm nguội phơi nhiều nắng vào xay cùng bột gạo để tấm bánh xốp nở thêm phần ngon giòn.

Bánh căn vừa ra lò nóng hổi được xoa thêm một chút mỡ hành, úp thành từng cặp. Và rồi đến lúc thưởng thức bánh căn với món nước chấm riêng của loại bánh này mới thật khó tả! Người mới thưởng thức bánh căn Phan Rang lần đầu cũng dễ dàng nhận ra món nước chấm này đậm đà mùi... cá! Hỏi ra thì nước chấm "độc" ấy chính là món nước... cá kho.
53.jpg
Miếng mực tươi giòn làm dậy thêm vị thơm ngon cho tấm bánh căn Phan Rang
0chebien.jpg
Một tô nước cá kho được hào phóng bê ra rồi thì cứ mặc sức mà "tắm" đĩa bánh căn ngập vào trong nước cá kho sực nức vị biển và mở tất cả giác quan mà "nếm". Bột bánh, tôm, mực, mỡ hành và nước chấm... tất cả quyện thành hương vị thơm bùi, béo ngọt khó tan nơi đầu lưỡi.

Và dường như gió biển đã ướp thêm vị mặn mà cho những tấm bánh bột gạo đơn sơ dân dã để người phố thị còn mãi lưu luyến hương vị khó quên này...

Bánh căn, dân dã và mộc mạc, nhưng nó đã từ lâu rồi vốn là nỗi nhớ diết da của những người con xứ nóng xa quê. Và nếu có dịp, bạn ghé xứ nóng Phan Rang, chắc chắn món bánh căn dân dã sẽ làm bạn nao lòng.

PRLH.
 
Ðề: Phan rang _ Nét đẹp quê hương tôi

Bố lạ quá nay đi quảng cáo về nét đẹp Phan Rang :runcamcap::runcamcap:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top