Nỗi đau của gia đình người đàn ông 'da cá sấu

yamsi

New Member
Hội viên mới
Thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau khi bị cháy khí ga, cả người anh Phương không còn da nữa mà chằng chịt những vết sẹo lồi lên, co kéo, rúm ró. Khuôn mặt anh biến dạng, đôi cánh tay bị dính chặt vào nách khiến anh ăn uống cũng khó khăn.

Anh Phạm Văn Phương (xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), có lẽ là bệnh nhân nằm điều trị lâu nhất trong khoa phẫu thuật tạo hình, Viện Bỏng Quốc gia. Một tai nạn bỏng cách đây gần một năm rưỡi đã biến anh từ người đàn ông khỏe mạnh thành một dị nhân với vô số di chứng nặng nề trên cơ thể.

Chị Nguyễn Thị Bưởi, vợ anh Phương cho biết, khi tai nạn xảy ra, anh mới từ quê vào Bình Thuận làm phụ bếp cho một nhà hàng được hơn một tháng. Một ngày tháng 4/2009, anh Phương đang thay bình ga trong bếp thì khí ga bị rò, lửa bùng cháy, bén vào người biến anh thành một cây đuốc sống. Anh Phương đau đớn lăn lộn dưới đất, rồi chạy ra đường cầu cứu. Sau đó, anh được đưa đến bệnh viện huyện, rồi tỉnh nhưng các bác sĩ đành bó tay nhìn cả cơ thể anh gần như đã bị ngọn lửa tàn phá. Cuối cùng, anh được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), để hồi sức đặc biệt.
Ảnh: Thế Nam.
Anh Phương và vợ tại khoa Phẫu thuật tạo hình, Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: Thế Nam.

"Nghe tin chồng bị nạn, tôi vội vàng từ quê vào ngay. Khi nhìn vào phòng mà chồng tôi đang nằm điều trị, có 4 người thì tôi không biết chồng mình là ai. Lúc bác sĩ chỉ cho tôi giường của anh ấy, tôi không tin vào mắt mình. Người anh ấy trương phình, cả gương mặt và thân hình hoàn toàn biến dị", chị Bưởi kể lại.

Sau đó, suốt một tháng, anh Phương hôn mê, thỉnh thoảng lại nói sảng kêu tên vợ con hay ấm ớ nói: "Ơ, sao mấy mẹ con lại bỏ tôi đi", "Cho tôi về đi, chữa trị thế này còn tiền đâu cho con tôi ăn học"... Sau 5 tháng nằm điều trị, trải qua 4 lần phẫu thuật, anh Phương cũng thoát khỏi cái chết, nhưng cuộc sống bắt đầu sau đó không hề dễ dàng, vì những di chứng để lại quá nặng nề.

Khi ra viện, dù nhớ hai đứa con ở nhà quay quắt, vợ chồng chị không dám về quê, mà thuê một căn phòng nhỏ gần viện rồi ngày ngày vợ giúp chồng tập đi, tập nắm hy vọng, các vết thương sẽ lành dần. Thế nhưng, cơ thể anh không còn một vạt da, những bóng nước nổi lên như những quả trứng gà rồi lại tự vỡ ra nhớp nháp, hoặc nếu không, chị phải dùng xilanh chọc thủng cho nó xẹp xuống, tạo thành những sẹo lồi. Rồi hai cánh tay anh bị dính chặt vào nách, đau đớn, không thể cử động được.

"Mỗi lần con nhắn tin vào hỏi 'mẹ ơi bố đỡ chưa?' tôi lại phải nhắn dối con rằng bố đỡ rồi, khi nào bố khỏi hẳn thì bố mẹ sẽ về, rồi nằm vật xuống khóc nức nở", giọng nghẹn ngào, chị Bưởi kể lại.

Bám trụ mãi ở Sài Gòn không được, vì mọi chi phí đều đắt đỏ, Tết năm đấy, vợ chồng chị quyết tâm về quê.

"Có đến chết, tôi cũng không thể nào quên hôm ấy. Khi vừa nhìn thấy anh ấy, từ bố mẹ già, đến các anh em đều sững sờ rồi khóc nức nở. Không ai có thể ngờ người chồng khỏe mạnh của tôi giờ lại có hình thù thế này. Khổ nhất là hai đứa trẻ, chúng ôm chặt bố rồi lăn lóc khóc hu hu. Tất cả hàng xóm, người đi đường vây quanh, nhìn chồng tôi mà bàng hoàng. Đứa cháu 5 tuổi con người anh trai vừa nhìn thấy chú thì hét lên sợ hãi", chị Bưởi kể trong tiếng nấc, rồi ôm mặt nức nở.

Trong giây phút ấy, hai dòng nước mắt cũng lặng lẽ lăn dài trên khuôn mặt méo mó, chằng chịt sẹo của anh Phương và lã chã rơi xuống sàn. Tất cả những bệnh nhân và người nhà có mặt trong phòng mắt cũng đỏ hoe.

Khi đã bình tĩnh lại, chị Bưởi kể tiếp, thời gian điều trị ở Chợ Rẫy đã tiêu tốn 300 triệu đồng. Chị phải nhờ người bán hết nhà đất ở quê được 150 triệu, rồi vay mượn thêm anh em, làng xóm để trang trải.

Lúc về quê, vợ chồng chị Bưởi dọn tới ở cùng với bố mẹ chồng. Trong thời gian ở nhà, các vết sẹo trên cơ thể anh Phương vẫn phồng lên lại xẹp xuống, người anh lúc nào cũng rỉ nước, bứt rứt như có vô số con kiến đốt. Ban ngày, anh không dám ra ngoài cứ đi đi lại lại trong nhà vì sợ mọi người xung quanh hoảng sợ, nhưng cứ đêm đến, sợ kinh động giấc ngủ của vợ con, anh lại lao ra đường đi lang thang cho đỡ cơn đau nhức. "Trong đêm, thỉnh thoảng khó chịu quá, anh ấy mới chạy về gọi vợ dậy nhờ đấm, vỗ lưng cho", chị Bưởi kể.

Niềm an ủi lớn nhất với anh Phương, chị Bưởi là cả hai đứa con của họ (một học lớp 12, một lớp 10) đều rất ngoan ngoãn, học giỏi và thương bố mẹ. Khi chị Bưởi vào chăm sóc chồng ở Sài Gòn, phải bán nhà, hai chị em thuê một căn phòng nhỏ gần trường để trọ học. Từ khi bố mẹ về, ngoài thời gian đi học, hễ được rảnh lúc nào là hai chị em thay nhau đấm bóp, quạt cho bố.

"Suốt hơn một tháng hè mất điện, nóng như vậy, người bình thường còn khó chịu, nữa là người bệnh như anh ấy. Hai đứa trẻ thương bố vô cùng thay nhau quạt, xua ruồi cho bố, có khi chúng học xong khuya rồi, vừa quạt vừa ngủ gật, nhìn mà xót xa vô cùng. Những khi đi học về thấy mẹ mải làm việc nhà mà để bố ngồi một mình bị ruồi, muỗi bâu vào, hai đứa nó lại càu nhàu tôi", chị Bưởi kể lại.

Chị cho biết, sau một thời gian ở nhà, chị đưa chồng lên Viện Bỏng quốc gia điều trị tiếp. Qua ba lần phẫu thuật ở Viện bỏng Quốc gia, các bác sỹ đã giúp tách rời được phần thịt ở hai cánh tay dính vào 2 nách. Tuy vậy, cả hai tay anh Phương vẫn không thể cử động hay cầm nắm được gì.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tâm, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tạo hình, Viện Bỏng quốc gia, cho biết, những tổn thương bỏng của anh Phương rất nặng nề, vì cả cơ thể anh không có da nữa, chỉ còn những vết sẹo nên cơ hội cấy ghép da cho anh không có. Hiện tại, các bác sĩ chỉ có thể cố gắng phẫu thuật giúp anh hồi phục chức năng tay để có thể tự phục vụ được một số việc tối thiểu.

"Bây giờ tôi cũng đã qua giai đoạn buồn rồi, bắt đầu quen dần với hoàn cảnh của mình và biết rằng, có lẽ vợ chồng tôi sẽ phải 'gắn bó' với bệnh viện suốt đời. Tôi không dám mong chồng mình được trở lại bình thường vì biết điều đó là không thể, chỉ hy vọng chữa được đôi tay để anh ấy có thể tự xúc cơm ăn được", chị Bưởi chia sẻ.

"Lúc mới vào phòng, vừa nhìn thấy anh ấy, tôi thấy khiếp sợ vô cùng, thầm nhủ 'sao trên đời lại có người trông như thế kia', nhưng quả thật, sống ở đời 62 năm rồi, tôi chưa từng gặp trường hợp bị bỏng nào nặng như của anh ấy, chưa từng thấy hoàn cảnh nào đáng thương như thế, và nhất là cảm phục người vợ chăm sóc chồng chu đáo, yêu thương như vợ anh", bác Nguyễn Văn Lẳng (Bắc Ninh) - người bệnh nằm cùng phòng với anh Phương bày tỏ.
Độc giả có tấm lòng hảo tâm xin gửi mọi sự trợ giúp tới: Chị Nguyễn Thị Bưởi (ĐT: 01665181981), xóm 13, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình hoặc tới thăm vợ chồng chị trực tiếp tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình, tầng 5, Viện Bỏng Quốc gia, Hà Nội.


Minh Thùy
 
Ðề: Nỗi đau của gia đình người đàn ông 'da cá sấu

Chẳng ai vào xem hết nhỉ?:tapta:
 
Ðề: Nỗi đau của gia đình người đàn ông 'da cá sấu

ko có hình xem chán thấy mồ:runcamcap:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top