Nợ phải thu khách hàng

pt_1081989

New Member
Hội viên mới
Chào cả nhà
mình có 1 thắc mắc thế này không biết nên xử lý ra sao các bạn ah!
Công ty có 1 khoản nợ từ năm ngoái nhưng đến năm nay khách hàng vẫn chưa trả, mà cty này đã giải thể rùi các bạn ơi. Vậy số công nợ đó mình xử lý thế nào đây. Ai có kinh nghiệm thì chia sẻ nha, cum ơn nhìu nhìu
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

1. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. và khi xác định thực sự là không đòi được thì sẽ được bù đắp bằng nguồn dự phòng đã lập

2. Việc lập dự phòng cho nợ phải thu khó đòi trước hết đáp ứng nguyên tắc thận trọng trong kế toán:


Nguyên văn bởi Nguyên tắc Thận trọng

08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;


c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.



3. Dự phòng phải thu khó đòi là một ước tính kế toán. Theo mình biết thì có 2 phương pháp thường được sử dụng là:

+ Ước tính nợ khó đòi trên doanh thu bán chịu

+ Ước tính nợ khó đòi trên số dư cuối kỳ TK phải thu của khách hàng được phân tích theo tuổi nợ

4. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi hạch toán: Nợ TK 642/Có TK 139. Khi xóa sổ nợ phải thu không đòi được hạch toán: Nợ TK 139/Có TK 131
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

1. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. và khi xác định thực sự là không đòi được thì sẽ được bù đắp bằng nguồn dự phòng đã lập

2. Việc lập dự phòng cho nợ phải thu khó đòi trước hết đáp ứng nguyên tắc thận trọng trong kế toán:


3. Dự phòng phải thu khó đòi là một ước tính kế toán. Theo mình biết thì có 2 phương pháp thường được sử dụng là:

+ Ước tính nợ khó đòi trên doanh thu bán chịu

+ Ước tính nợ khó đòi trên số dư cuối kỳ TK phải thu của khách hàng được phân tích theo tuổi nợ

4. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi hạch toán: Nợ TK 642/Có TK 139. Khi xóa sổ nợ phải thu không đòi được hạch toán: Nợ TK 139/Có TK 131

Mình cũng ko rành về vấn đề này lắm

Đọc xong của hangnghiem càng ko hiểu lun, túm lại là seo ta, công ty giải thể rùi số tiền ấy đòi rồi ai nắm giữ hixhix

:tinhtoan::tinhtoan::tinhtoan::tinhtoan:
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

Bác Hangnghiem có thể chỉ rõ hơn về cách tính hay trích khoản dự phòng như thế nào không?
Việc trích lập đó có 1 tỷ lệ % nhất định nào không so với số nợ khó đòi?
Thanks bác
......
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

Mình nghĩ công ty đó giải thể rồi thì chắc là khoản nợ đó không cánh mà bay rồi. Bạn nên chuyển số nợ đó sang nợ phải thu khó đòi.
Nợ 139 có 1311
Khi nào có quyết định của sếp thì ghi Nợ 004 có 139.
Đó là ý kiến của mình. Bác nào có ý kiến gì hay cho em tham khảo với nha
............
hơ ! còn có NỢ 004/ có 139 nữa hả chời........TK ngoài bảng ghi đơn thôi hic hic

Chuyển nợ phải thu khó đòi??? Hic ! phải trích lập dự phòng đó bạn à.

@ chủ top : số tiền nhìu ko bạn....vừa vừa phai phải và người ta đã từng trả mà còn 1 chút đỉnh chưa trả thì HT luôn NỢ Tk 811/ có tk 131 đi cho rồi :ngaytho:

---------- Post added at 03:48 PM ---------- Previous post was at 03:46 PM ----------

Mình cũng ko rành về vấn đề này lắm

Đọc xong của hangnghiem càng ko hiểu lun, túm lại là seo ta, công ty giải thể rùi số tiền ấy đòi rồi ai nắm giữ hixhix

:tinhtoan::tinhtoan::tinhtoan::tinhtoan:

Số tiền này đâu có ai nắm giữ. ủa đi học ko học phần này sao hic/.....Nhìn chị Hằng hướng dẫn bạn sẽ thấy khoản đó ko thu về = tiền mà đc ht vào chi phí tk 642 đó bạn
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

Theo e nghĩ còn fải ghi đơn trên TK 004 xác định là nợ khó đòi thì Nợ TK 004
Khi kh trả nợ thì ghi giảm Có TK 004
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

số tiền đó chỉ > 3tr thui, còn 1 cty thì nợ hơn 20r lận, nhưng cty này thì chưa giải thể, không biết làm sao để đòi nợ được đây hazzzzz. cảm ơn các bạn đã giúp nha
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

Bác Hangnghiem có thể chỉ rõ hơn về cách tính hay trích khoản dự phòng như thế nào không?
Việc trích lập đó có 1 tỷ lệ % nhất định nào không so với số nợ khó đòi?
Thanks bác
......

Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi đuợc quy định ở thông tư 228/2009/TT-BTC:
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Bạn tham khảo thêm nhé!
 
Ðề: Nợ phải thu khách hàng

cái tt hướng dẫn này nghĩa là nếu ko dự toán được mức phần trăm mà công ty không thể thu hồi được thì mới trích theo tỷ lệ phần trăm (theo thông tư) phải ko chị ?
Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi đuợc quy định ở thông tư 228/2009/TT-BTC:


Bạn tham khảo thêm nhé!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top