phải hồn nhiên thì mới va vấp vào, rồi mới rút kinh nghiệm đc, hahaVậy mà nhiều bạn vẫn hồn nhiên lắm
phải hồn nhiên thì mới va vấp vào, rồi mới rút kinh nghiệm đc, hahaVậy mà nhiều bạn vẫn hồn nhiên lắm
Liệu bị phạt nhiều không ạ?Phân tích trường hợp này như sau:
Tháng 3/2017 đặt mua lô hàng giá trị 133 trđ, bên bán đã xuất hóa đơn nhưng chưa giao được hàng
Đã nhận hóa đơn GTGT (trị giá 133 trđ) và khai thuế nhưng thực tế chưa nhận được hàng
Đã xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng và (đã khai thuế GTGT đầu ra) nhưng thực tế chưa giao hàng
Tháng 8/2017 bên bán chuyển hàng nhưng giá trị lô hàng 54 trđ è Đã trả 54 trđ, phần còn lại bên bán không đủ khả năng cung cấp hàng
Bản chất là giao dịch mua hàng và bán hàng T3/2017 tương ứng với phần giá trijn54 triệu đồng không có hàng hóa nhưng cả bên mua và bên bán vẫn lập hóa đơn GTGT
Gợi ý cách xử lý:
Tháng 3/2017:
+ đã nhận hóa đơn GTGT của bên bán và đã kê khai thuế GTGT: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ T3/2017
+ đã lập hóa đơn GTGT cho bên mua hàng và đã khai thuế GTGT: thuế GTGT đầu ra phải nộp từ T3/2017
Tháng 8/2017:
(1) Đối với giá trị hàng 54 trđ mua vào, chứng từ, hạch toán và kê khai thế nào?
·Chứng từ, kê khai thuế
Giả thiết đến là đến T8 2017 bên mua hàng phát hiện hàng hóa không đúng … như cam kết về chủng loại (xxx)… do đó Hai bên (có thể) áp dụng quy định về việc ĐIỀU CHỈNH GIẢM hóa đơn đã lập vào tháng 3/2017 theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC
Chứng từ gồm:
Biên bản làm việc có xác nhận của hai bên về: Lý do điều chỉnh giám, giá trị điều chỉnh giảm, trách nhiệm pháp lý của 2 bên về việc điều chỉnh giảm
Người bán cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm về số hàng từ chối không giao cho bên em.
Phiếu kế toán hạch toán điều chỉnh giảm
Lập Tờ khai điều chỉnh tăng giám thuế GTGT từ kỳ trước (chỉ tiêu 37,38-) trên Tờ khai chính thức kỳ này (tháng 8/2017) – Thông tư 156/2013/TT-BTC
·Trên cơ sở này em hạch toán: ghi âm các bút toán đã hạch toán sai từ tháng 3/2017 tương ứng với giá trị hàng bị từ chối, không thực nhận:
VD: Nợ TK 156 = -54 trđ, Nợ TK 133 = -5,4 trđ/Có TK 331 = - 59,4 trđ
(2) Đối với giá trị hàng bán ra có giá vốn là 54 trđ, đã lập hóa đơn nhưng không có hàng giao cho khách:
Tương tư như phương pháp xử lý trên, Bên em và Khách hàng lập hóa đơn điều chỉnh giám và kê khai tương tự, em nhé
3. nếu bị thuế phạt thì phạt nhiều không?
Nếu các vấn đề trên được kịp thời điều chỉnh theo quy định pháp luật thì gần như không bị phạt gì vì trong tình huống trên, đồng thời khi phát sinh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, em có phát sinh thuế GTGT đầu ra phái nộp nên không phát sinh phạt chậm nộp thuế.
Em chú ý lập hóa đơn điều chỉnh và kê khai điều chỉnh theo quy định để phát sinh tiền phạt, em nhé!
phải hồn nhiên thì mới va vấp vào, rồi mới rút kinh nghiệm đc, haha
Cô ơi bên em chuẩn bị quyết toán thuế, em cũng chuẩn bị chứng từ tương đối yên tâm rồi, tuy nhiên có chi phí nhân công làm em lo lắng nhất. Đọc được tư vấn của cô cho 1 bạn trước đó nên hiện em đang soạn lại hầu hết hợp đồng lao động, và em cũng đang hoàn thiện thêm cả thỏa ước lao động tập thể như chia sẻ của cô, nhưng em băn khoăn làm sao để chuẩn, cô có bộ mẫu thì cho em xin với ạ. Em cảm ơn côChào em,
Trường hợp Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ ký hợp đồng thuê nhà riêng của chính mình để làm văn phòng phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty thì có thể lập hợp đồng thuê nhà làm văn phòng được ký theo đúng quy định của pháp luật, trong đó lưu ý người ký trên hợp đồng thuê nhà này phải là 2 người khác nhau (theo luật dân sự người đại diện pháp luật công ty không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình), theo đó bên cho thuê, người sở hữu nhà là Giám đốc và bên đi thuê là Công ty thì Giám đốc có thể ủy quyền cho người trong Ban Giám đốc ký trên hợp đồng thuê nhà.
Tương tự hợp đồng thuê xe vận tải cũng chú ý, bên cho thuê và bên thuê phải là 2 người khác nhau.
Theo thông tư 78 /2014/TT-BTC và TT96/2015/TT-BTC, để chi phí trên là chi phí được trừ, em cần lưu ý: Giao dịch đi thuê tài sản của công ty để phục vụ sản xuất kinh doanh mà đáp ứng điều kiện
(1) khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(2) khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và
(3) khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên (bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng thuê tài sản (nhà, xe vận tải). Từ 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng
+ Biên bản giao nhận tài sản
+ Chứng từ trả tiền thuê tài sản: có thể không phải chuyển khoản vì không có hóa đơn (điểm 2.4 khoản 2 điều 4 TT 96/2015/TT-BTC)
+ Chừng từ nộp thuế của bên cho thuê hay bên đi thuê nộp thay cho bên cho thuê (nếu có)
• Nếu tiền thuê tài sản <100 trđ/năm: không phải nộp thuế
• Nếu tiền thuê tài sản >100 trđ/năm: phải khai nộp thuế (thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN) – Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC
thanks c nhiều, e cũng đang tìm hiểu vđ nàyChào em, nỗi trăn trở của em là nỗi niềm của hầu hết những người làm nghề kế toán như chúng mình. Làm sao vừa “làm Sếp hài lòng” vừa “đúng luật” luôn là câu hỏi thực tiễn lớn thách thức kiến thức, kỹ năng, trí tuệ của chúng ta.
Để tìm hướng giải quyết trong vấn đề này, chúng ta cần làm rõ:
1/ Phạm vi kiến thức và kỹ năng liên quan
DN thực sự điều gì đang nằm sau “tham vọng: trả lương người môi người 9tr/tháng để rút lấy tiền chi tiền mặt, không biết người này có thu nhập ở mấy nơi?”
Có phải Sếp em đang muốn:
+ Chi phí tiền lương, tiền công trả cho lao động thời vụ, ký liên tục hợp đồng lao động dưới 3 tháng để lấy tiền mặt
+ Không phát sinh nộp bảo hiểm cho người lao động
+ Không phát sinh thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng này
+ Toàn bộ chi phí tiền lương là chi phí được trừ
+ DN không vi phạm Luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế TNCN & thuế TNDN
Muốn có được kỹ năng, kiến thức để xử lý tốt tình huống trên, DN cần có kiến thức sâu sắc về Luật bảo hiểm, Luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp với chi phí lương thế nào là đủ điều kiện chi phí được trừ
2/ Điều gì xảy ra nếu cơ quan thuế phát hiện về sự gian lận này:
+ Do chứng từ gốc là giả mạo nên toàn bộ chi phí tiền lương này là chi phí không được trừ (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTV
+ Bị truy thu thuế TNDN, phạt chậm nộp thuế TNDN do chi phí tiền lương này không được trừ Thông tư 166/2013/TT-BTC ( xử phạt hành chính thuế); Thông tư 130/TT-BTC về lãi chậm nộp thuế
+ Phạt “lập chứng từ khống”. Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
….” 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
+ Thậm chi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi trốn thuế (Điều 161 Bộ Luật hình sự)
ðVậy lời khuyên của tôi đối với em trong trường hợp này là DN cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến tình huống trên trước khi quyết định thực hiện. Nếu không cái giá phải trả sẽ rất đắt em ạ.
ðGiải pháp chỉ thực sự hé mở khi chúng ta đáp ứng nguyện vọng chính đáng của DN trên cơ sở kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, em nhé!
Đa số các DN giờ toàn 2 hệ thống sổ ấy. Ít cty làm 1 hệ thống sổ sách lắm b ạ@Ken Kai : Vô cùng nhiều DN đang có 2 hệ thống sổ sách. DN của mình đang làm hiện tại tương đối bài bản nên chỉ có 1, chế độ cũng rất ổn. Có thể là mình may mắn, nhưng mấy công ty trước đó mình đã từng làm cũng giống bên b. Nếu ở đó trả lương ok, chế độ ok thì b có thể gắn bó, còn nếu hok, b nên thay đổi cv thì hơn ^^
Nhờ mọi người giúp đỡ: Công ty mình có mua bảo hiểm phương tiện, tháng 10/2017 bị sự cố, công ty tự đã sửa chữa nhưng bảo hiểm cứ nhập nhằng mãi đến bây giờ mới đồng ý lập hồ sơ bảo hiểm thanh toán năm nay (T5/2018-). Đã hạch toán chi phí sửa chữa vào năm trước,chưa tạm ghi doanh thu. (năm trước chỉ có hợp đồng nguyên tắc với bảo hiểm, năm nay mới có hợp đồng chính thức). Nay sử lý thế nào ạ: doanh thu mới có thế nào, có phải báo cáo giảm chi phí lại năm trước không, lại phải nộp bổ xung Thuế TNDN....??? Mình mới làm KT mong được giúp đỡ. Tk!
Em cảm ơn nhiều ah!Chào em,
Trường hợp của công ty em là tình huống bất khả kháng, nhưng khá phổ biến trong hoat động bồi thường bào hiểm hiện nay. Do quá trình thẩm định hồ sơ bồi thường bảo hiểm khá phức tạp, dẫn đến sự chậm chễ, nên tại thời điểm tháng 10/2017, DN chưa có đủ bằng chứng chứng tin cậy về việc DN chắc chắc sẽ được nhận khoản bồi thường vật chất từ Công ty bảo hiểm đối với thiệt hại phương tiện. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, Doanh nghiệp đã phải chủ động sửa chữa và chi phí sửa chữa được hạch toán ghi nhận vào năm 2017. Việc hạch toán này của công ty em là phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý có liên quan như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp…. Em chú ý thêm các quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC để chi phí này đủ điều kiện chi phí được trừ năm 2017 nhé.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của em, “mãi đến bây giờ -tháng 5/2018- Công ty bảo hiểm mới đồng ý lập hồ sơ bảo hiểm thanh toán và DN thực sự được nhận khoản bồi thường này vào năm 2018”: Đây là khoản thu nhập khác (không thường xuyên, bất thường) của năm 2018. Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, căn cứ chuẩn mực kế toán ghi nhận doanh thu và thu nhập, khoản tiền nhận bội thường này phát sinh năm 2018 cần hạch toán thu nhập khác năm 2018, (Nợ TK 112/Có TK 711); không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí hồi tố năm 2017, em nhé!
Chúc em một ngày thật nhiều niềm vui và luôn thành công trong công việc!
Chào mọi người, mình có một số thắc mắc về công việc đang làm mong mọi người giúp đỡ. Mình đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ, hạch toán theo thông tư 133. Nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại giống với đơn vị hành chính sự nghiệp. lấy ví dụ:
Dự án A đã được một tỉnh/huyện nào đó duyệt kinh phí dự án, bên tỉnh/huyện sẽ cung cấp kinh phí cho bên mình thực hiện dự án A, vậy cái tiền đó mình phải hạch toán như thế nào? Nếu như bên mình chi trước cho dự án A, sau này định kỳ bên tỉnh/huyện sẽ thanh toán lại cho bên mình số tiền đã chi, vậy mình phải hạch toán như thế nào?
Còn chi phí cho dự án A, như công kỹ thuật viên, phụ cấp chủ nhiệm dự án, phụ cấp thư ký dự án … .v.v. ... mình phải hạch toán như thế nào?
Đến cuối năm tài chính thì mình phải kết chuyển như thế nào, để lập báo cáo tài chính? Kinh phí của dự án A tỉnh/huyện cấp = chi phí cho dự án A, hay nói cách khác là: THU = CHI.
Mong mọi người giúp đỡ, TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !!!
@nmtam5sh2 Bạn làm theo hướng dẫn của cô @KetoanHongTrangEDUBELIFE đi, có vướng mắc gì thì lại hỏi tiếp ^^mình làm hơn 1 tháng rồi mà còn không hiểu mà, doanh nghiệp tư nhân, hoạt động y chang đơn vị hành chính sự nghiệp (bao gồm tất cả chứng từ, giấy tờ, sổ sách ...), hạch toán phải theo thông tư 133, thôi để mình lên thẳng chi cục thuế hỏi thử xem sao.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !!!