Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

cô ơi cho e hỏi với ạ, công ty e thuê nhà làm văn phòng công ty, trên hợp đồng là từ tận tháng 5 rồi cơ ạ, n chỉ là hợp đồng do 2 bên tự thỏa thuận không có công chứng, giờ làm thế nào để cho vào chi phí hợp lý được ạ, cả tiền điện nước nữa ạ, theo hợp đồng thuê là 4tr/tháng thôi ạ
 
:lefright::shaking:Nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp bạn hay quá cho mình tham gia với nhé!
 
Những người em thân mến của chúng ta một khi gặp phải cả vấn đề tưởng chừng như khá đơn giản nhưng vẫn băn khoăn, không thể tự tin và điều rất mừng là họ không "dấu dốt", họ biết lên tiếng, biết hỏi... Từ đó, vấn đề không còn nằm ở nơi người hỏi mà được chuyển qua phía những người có thể hỗ trợ được cho họ. Vậy sẽ làm thế nào để vấn đề tìm được giải pháp hiệu quả nhất? Theo tôi, đó là [ĐƠN GIẢN], tức là ngắn gọn, xúc tích sẽ dễ hiểu và cho hiệu quả.
Cách trên đây của [Ms ***************...] dựa trên hướng dẫn tại khoản 4 điều 15 Thông tư 219/2013/TT - BTC là chính xác, có căn cứ.
.. nhưng đối với [hoangthuyhanh1995] e rằng sẽ làm cho bạn ấy khá rối, không khéo đi đến... mất phương hướng mất :v

Nhân tiện cho phép tui đc nhiều chuyện chút về [pqhung091965] được biết 091965 là tháng, năm sinh của ảnh nên nói ảnh không hiểu thì e là không phải nhưng có lẽ vì hiểu nhiều về cái diễn đàn này quá khiến mỗi khi phát biểu gì là ảnh cứng quá :p
Nhưng mong là mỗi người vì mọi người chúng ta hãy vì một cộng đồng "Cặm cụi đầu đội vai gánh quanh năm" mà cuộc đời vẫn nhọ!!! :091:
Mình rất tâm đắc với câu nói của bạn. Khi chúng ta có vướng mắc, đừng ngại ngần, đừng giấu dốt mà nên chia sẻ để có thể được hỗ trợ. Bản thân mình làm kế toán k phải một thời gian ngắn, lại ở DN tương đối lớn mà có rất nhiều tình huống phát sinh trong quá trình hoàn thuế, kiểm tra và thanh tra thuế làm mình bối rối, khó giải quyết. Khi đó, mình cũng phải hỏi kinh nghiệm của các chị KTT (Dn lớn) có nhiều năm kinh nghiệm để gỡ rối. Chuyện đó là rất bình thường.
Mình cũng hay lên các trang web dân chuyên ngành để đọc, ngẫm và xem thực trạng ntn, cá nhân mình thấy topic này rất hay, bổ ích. Nhất là câu trả lời của Ms. *************** rất pro. Mình thấy Ms. trả lời thường súc tích, ngắn gọn, đơn giản nhưng lại rất đầy đủ và dễ hiểu. Để đạt được trình độ đó, chứng tỏ Ms. phải là 1 người rất có kinh nghiệm và bản lĩnh, cách truyền đạt cũng ấn tượng, mềm mại chứ k có cảm giác kế toán khô khan như mình thường nghĩ. Với mình làm nghề tương đối lâu mà có câu cũng chưa giải đáp được cho các bạn, có câu tuy biết, hiểu nhưng để diễn đạt, trả lời các bạn hiểu thì mình lại chịu....
Tuy nhiên, 9 ng thì 10 ý, không thể làm hài lòng với tất cả được, đó là chuyện bình thường. Nhưng với riêng mình, việc hỗ trợ, trả lời vướng mắc của Ms. là rất đáng quý và trân trọng. Với kinh nghiệm, lượng kiến thức, cùng với khả năng truyền đạt tốt như thế, mình mong Ms. và các anh/chị khác có kiến thức, kinh nghiệm hãy vẫn tiếp tục đồng hành với các bạn trẻ!
 
Mình rất tâm đắc với câu nói của bạn. Khi chúng ta có vướng mắc, đừng ngại ngần, đừng giấu dốt mà nên chia sẻ để có thể được hỗ trợ. Bản thân mình làm kế toán nhiều năm rồi, ở DN tương đối lớn mà có rất nhiều tình huống phát sinh trong quá trình hoàn thuế, kiểm tra và thanh tra thuế làm mình bối rối, khó giải quyết. Khi đó, mình cũng phải hỏi kinh nghiệm của các chị KTT (Dn lớn) có nhiều năm kinh nghiệm để gỡ rối. Chuyện đó là rất bình thường.
Mình cũng hay lên các trang web dân chuyên ngành để đọc, ngẫm và xem thực trạng ntn, cá nhân mình thấy topic này rất hay, bổ ích. Nhất là câu trả lời của Ms. *************** rất pro. Mình thấy Ms. trả lời thường súc tích, ngắn gọn, đơn giản nhưng lại rất đầy đủ và dễ hiểu. Để đạt được trình độ đó, chứng tỏ Ms. phải là 1 người rất có kinh nghiệm và bản lĩnh, cách truyền đạt cũng ấn tượng, mềm mại chứ k có cảm giác kế toán khô khan như mình thường nghĩ. Với mình làm nghề tương đối lâu năm mà có câu cũng chưa giải đáp được cho các bạn, có câu tuy biết, hiểu nhưng để diễn đạt, trả lời các bạn hiểu thì mình lại chịu....
Tuy nhiên, 9 ng thì 10 ý, không thể làm hài lòng với tất cả được, đó là chuyện bình thường. Nhưng với riêng mình, việc hỗ trợ, trả lời vướng mắc của Ms. là rất đáng quý và trân trọng. Với kinh nghiệm, lượng kiến thức, cùng với khả năng truyền đạt tốt như thế, mình mong Ms. đừng nản lòng, hãy vẫn tiếp tục đồng hành với các bạn trẻ!
Mình đồng ý với ý kiến của bạn. Có rất nhiều chị làm kế toán lâu năm nhưng tất nhiên không phải là hỗ trợ hoàn thiện được tất cả 100% cho các bạn.Sẽ vẫn cần sự nghiên cứu và tìm hiểu thưởng xuyên nữa. Nhưng đó là cái tâm của người làm kế toán , bỏi vì các cô , các chị sẵn sàng chia sẻ những kiến thức của mình mà không giấu giếm. Đó là 1 điều mình thấy rất khâm phục và quý trọng rồi. Mình lên diễn đàn cũng mong nhận được sự giúp đỡ của các cô, các anh chị đi trước. Và nhờ câu trả lời của cô Trang và các anh chị mình cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều rồi. Mình cũng mong muốn 1 ngày nào đó có đủ kiến thức để có thể chia sẻ cùng các bạn. Dù không thể trọn vẹn, hỗ trợ được tất cả các bạn nhưng ít nhất cũng có thể gỡ rối cho các bạn trong 1 thời điểm nào đó. Mong ước vậy thôi chứ mình cũng không biết có làm được không nữa. Dù sao thì vào đây mình cũng đã cảm thấy rất vui vì được chia sẻ, học hỏi rất nhiều rồi. Mấy lần được Cô Trang và các anh chị diễn đàn giúp đỡ mình cũng giải quyết xong vấn đề để xép hài lòng rồi.
P/S: Cảm ơn diễn đàn danketoan đã tạo cho chúng em 1 sân chơi và học tập rất hữu ích. Chúc các anh chị luôn đủ sức khỏe để giúp đỡ chúng em nhé.:191:
 
Trường hợp của công ty em, tôi có câu trả lời như sau:
Căn cứ Điều 15/TT219/2013/TT-BTC, Điểm C Khoản 1 TT78/2014/TT-BTC Khoản 6 Điều 3/TT119/2014/TT-BTC, Điều 10 TT151/2014/TT-BTC, Điểm C Điểm 1 Điều 4 TT96/2015/TT-BTC thì:
+ Số tiền thuế GTGT đầu vào tương ứng với 15 triệu đã trả bằng tiền mặt sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và 15 triệu chi phí trên sẽ không được coi là chi phí hợp lý khi xác định chi phí tính thuế TNDN.
+ Số tiền thuế GTGT đầu vào tương ứng với 30 triệu thanh toán qua chuyển khoản vẫn được khấu trừ bình thường và 30 triệu chi phí trên sẽ được coi là chi phí hợp lý khi xác định chi phí thuế TNDN.
Do vậy, kế toán sẽ phải có cách xử lý với khoản tiền mặt 15tr đã chi đó như sau:
+ Cách 1: Thông báo với nhà cung cấp sẽ chuyển khoản cho họ 15 triệu và yêu cầu họ trả lại 15 triệu kia bằng tiền mặt. Như vậy, bạn đã xử lý được 15 triệu tiền mặt và vẫn chuyển khoản đủ tiền để trả cho nhà cung cấp.
+ Cách 2: Coi khoản 15 triệu như là ứng trước cho nhà cung cấp, làm bổ sung 1 phụ lục hợp đồng trong đó thêm vào điều khoản thanh toán có bù trừ công nợ, làm biên bản bù trừ công nợ giữa 2 bên. Như vậy là bạn đã xử lý khoản thanh toán bằng 15 triệu tiền mặt.
Trường hợp vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc, đừng ngại ngần, hãy liên hệ với tôi để được giúp đỡ :) :) :)
Chúc em thành công trong công việc nhé!
Em cảm ơn cô, các anh, các chị nhiều ạ. Trường hợp này em đã xử lý xong cho công ty rồi ạ. Em cũng làm đơn thuần theo cách 1 vì em cũng thấy nó đơn giản, dễ hiểu và xếp em cũng đã hài lòng rồi. Em cảm ơn mọi người đã tư vấn cho em ạ. Biểu tượng smile...
 
Mình thích nhất diễn đàn kế toán vì lúc nào mình có vướng mắc là các anh chị đều giúp mình xử lý nghiệp vụ phát sinh. Cảm ơn diễn đàn dân kế toán rất nhiều!
 
Hi cả nhà, Chiều nay 18h30 ở lớp Cô Trang có tổ chức hội thảo miễn phí về chi phí quà tết đấy, đúng vấn đề nóng bỏng mình đang quan tâm. Tối nay có bạn nào đi đến dự hội thảo với mình không??? nếu bạn nào quan tâm thì vào FB: "Kế toán **********" để đăng ký chỗ, không biết có còn chỗ trống không, mình đã dăng ký từ mấy hôm trước roài...
 
Hi cả nhà! Hôm qua có bạn nào đến dự hội thảo lớp cô trang không? Mình đến muộn nên chả nói chuyện được với ai. Buổi hôm qua vui ơi là vui luôn các bác ạ. Thời gian ít quá, em ước gì có thêm nhiều thời gian nữa để cô giúp em mấy tình huống khó nhai chút. Dù sao em cũng cảm thấy vui vui, vụ này em về bàn với xếp em xem áp dụng luôn trường hợp này xem xếp có thấy ổn ko.Hihi
 
Hi cả nhà! Hôm qua có bạn nào đến dự hội thảo lớp cô trang không? Mình đến muộn nên chả nói chuyện được với ai. Buổi hôm qua vui ơi là vui luôn các bác ạ. Thời gian ít quá, em ước gì có thêm nhiều thời gian nữa để cô giúp em mấy tình huống khó nhai chút. Dù sao em cũng cảm thấy vui vui, vụ này em về bàn với xếp em xem áp dụng luôn trường hợp này xem xếp có thấy ổn ko.Hihi
He ! Hôm qua mình cũng tham dự từ đầu đó, Công nhận là bổ ích, buổi hội thảo kết thúc mà mọi người không muốn về, ngồi lại hỏi hết tình huống này đến tình huống khác. Hy vọng Cô Trang tổ chức thường xuyên những buổi hội thảo như thế
 
cô ơi cho e hỏi với ạ, công ty e thuê nhà làm văn phòng công ty, trên hợp đồng là từ tận tháng 5 rồi cơ ạ, n chỉ là hợp đồng do 2 bên tự thỏa thuận không có công chứng, giờ làm thế nào để cho vào chi phí hợp lý được ạ, cả tiền điện nước nữa ạ, theo hợp đồng thuê là 4tr/tháng thôi ạ
Hợp đồng thuê nhà sao phải công chứng nhỉ? Chỉ cần HĐ giữa 2 bên là được tính vào chi phí được trừ rồi mà bạn. Giá 4tr/tháng thì càng đơn giản, bên cho thuê nếu có tổng thu nhập cho thuê tài sản trên 100tr/năm ms phải xuất hóa đơn bạn nhé.
Vì thế bên bạn được hạch toán thẳng vào chi phí, chỉ cần HĐ thuê nhà là được. Còn tiền điện, nước thì hình như phải làm bảng kê hàng tháng. Mình chỉ biết đến vậy thôi!
 
Em xin chào Cô trang và các Anh/Chị ạ!
Mong cô Trang và các Anh/Chị tư vấn giùm em trường hợp này với ạ:
Công ty em là chủ đầu tư, năm 2011 có xây dựng 1 công trình, nhưng làm đc giữa chừng thì bỏ dở và dừng dự án (Tổng cộng dự án đã xây dựng theo quyết toán là 42,5 tỷ đồng) dự án dừng đã có quyết định của Hội đồng quản trị trình thông qua Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại em bị vướng mắc một số vấn đề sau rất mong được tư vấn từ Cô và các Anh/Chị:
1. Toàn bộ thuế GTGT đầu vào em đã khấu trừ thuế nay bị truy thu nộp lại và còn bị truy thu số tiền chậm nộp? (có cách nào lách được phần tiền chậm nộp thuế không ạ?)
2. Năm 2015 để đền bù tổn thất dự án HĐQT bên em quyết định lấy lợi nhuận giữ lại năm 2013 bù vào phần này (năm 2013 bên em không chia cổ tức theo nghị quyết ĐHĐCĐ)
Nhưng theo TT200/2014/TT-BTC có quy định:
Nguyên tắc kế toán TK421
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.”
Như vậy, việc dùng LNST của Công ty để bù đắp cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang là trường hợp chưa được quy định trong hạch toán kế toán, HĐQT làm như thế có đúng không ạ?
Rất mong được sự tư vấn của Cô Trang và các Anh/Chị đồng nghiệp?
 
có 2 vấn đê :
A- Tài sản :
1. Nguồn hình thành 241 ( tức nguồn chi cho xd cơ bản )
nếu việc hình thành từ các quỹ sau thuế thì theo thông tư 96 - Phần các chi phí không đc khấu trừ :
''2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn."

2.Nghe đồn , khi xây dựng cơ bản
các hóa đơn đầu vào vẫn được kê khai bình thường ( nếu có ) , vì đây là chi phí phát sinh có thật tại doanh nghiệp => Nếu nguồn hình thành tài sản này ok thì bạn vẫn đc khấu trừ mà :v

B- Nguồn vốn : 421 bạn xem tại đây :
http://niceaccounting.com/HTTK/4/421.html
 
Em xin chào Cô trang và các Anh/Chị ạ!
Công ty em là chủ đầu tư, năm 2011 có xây dựng 1 công trình, nhưng làm đc giữa chừng thì bỏ dở và dừng dự án (Tổng cộng dự án đã xây dựng theo quyết toán là 42,5 tỷ đồng) dự án dừng đã có quyết định của Hội đồng quản trị trình thông qua Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại em bị vướng mắc một số vấn đề sau rất mong được tư vấn từ Cô và các Anh/Chị:
1. Toàn bộ thuế GTGT đầu vào em đã khấu trừ thuế nay bị truy thu nộp lại và còn bị truy thu số tiền chậm nộp? (có cách nào lách được phần tiền chậm nộp thuế không ạ?)
2. Năm 2015 để đền bù tổn thất dự án HĐQT bên em quyết định lấy lợi nhuận giữ lại năm 2013 bù vào phần này (năm 2013 bên em không chia cổ tức
Như vậy, việc dùng LNST của Công ty để bù đắp cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang là trường hợp chưa được quy định trong hạch toán kế toán, HĐQT làm như thế có đúng không ạ?
Đây là vấn đề khá xương xẩu đối với kế toán chứ không đơn gian như anh Malanh nêu đâu...
1. Về thuế GTGT thì việc sau khi đã bù trừ và khấu trừ giữa thuế đầu vào của Dự án đầu tư với thuế GTGT đầu vào, đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh mà sau đó Dự án đầu tư có quyết định dừng, không thực hiện việc xử lý chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng để tiếp tục triển khai thì việc bị truy thu phần thuế GTGT đầu vào tương ứng là tất nhiên và đi liền với truy thu thì bị phạt chậm nộp cũng không tránh khỏi.
Giá trị lớn, xử lý công khai thì khó có thể né tránh, lách lọt...
2. Việc bù trừ giữa lợi nhuận giữ lại (sau thuế) với phần tổn thất phát sinh ở đây có lẽ đơn thuần chỉ là vấn đề Quy chế tài chính của DN, sự thỏa hiệp của cổ đông...
Lưu ý là tổn thất hoặc lỗ từ tổn thất dự án đầu tư sẽ không được bù trừ hay chuyển lỗ với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường khác của DN nên phần tổn thất đó không liên quan gì đến việc tính thuế TNDN và cuối cùng, về bản chất giá trị đó sẽ được ghi nhận ở bên Nợ TK 421.
Giả sử trong 2011; 2012 sau khi xác định KQKD có thể cách ghi nhận về D.Thu theo thuế thì DN vẫn có lãi để thực hiện nghĩa vụ thuế. Song vì phần tổn thất khá lớn nên lãi từ kinh doanh không bù nổi tổn thất và cuối cùng thì về số liệu Kế toán... vẫn Lỗ.
Qua năm 2013 kết quả kinh doanh khả quan và DN lại tiếp tục có lãi, đúng ra kết thúc năm với kết quả đó thì phải thực hiện chia cổ tức cho cổ đông nhưng cục Lỗ từ trước vẫn còn đó nên HĐQT quyết định thông báo với cổ đông "các chú từ từ nhé, để cty kéo lại cho hết phần tổn thất rồi mới tính cho các chú sau". Hợp lý quá, thế là các cổ đông cũng đành chịu, việc còn lại của kế toán là xử lý đúng theo nguyên tắc cho BÙ - TRỪ thôi!
 
Em chào mọi người,Em mới đi làm nên hoang mang về khoản chi phí Được trừ lắm ạ.Em muốn vào đây để mong các anh chị giúp đỡ thêm để em có cơ hội làm tốt công việc.Hiện tại em đang làm việc cho 1 công ty xây dựng của Hàn, Công ty em có thuê 1 cô đầu bếp hàng ngày cô ấy đi chợ mua thực phẩm nhưng không có Hóa Đơn, cô ấy chỉ ghi chép lại vào 1 quyển sổ và cuối tháng em căn cứ vào đó để lập bảng kê cho khoản chi phí này mà không có hóa đơn đỏ thì có được tính là CP hợp lý không cả nhà?
Bạn có thể xem thêm tại đây, có đầy đủ công văn để áp dụng luôn: http://adf.ly/1TvD0h
 
Bạn có thể xem thêm tại đây, có đầy đủ công văn để áp dụng luôn: http://adf.ly/1TvD0h
chạy ads kiếm $ nè :v

Đây là vấn đề khá xương xẩu đối với kế toán chứ không đơn gian như anh Malanh nêu đâu...
1. Về thuế GTGT thì việc sau khi đã bù trừ và khấu trừ giữa thuế đầu vào của Dự án đầu tư với thuế GTGT đầu vào, đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh mà sau đó Dự án đầu tư có quyết định dừng, không thực hiện việc xử lý chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng để tiếp tục triển khai thì việc bị truy thu phần thuế GTGT đầu vào tương ứng là tất nhiên và đi liền với truy thu thì bị phạt chậm nộp cũng không tránh khỏi.
Giá trị lớn, xử lý công khai thì khó có thể né tránh, lách lọt...
2. Việc bù trừ giữa lợi nhuận giữ lại (sau thuế) với phần tổn thất phát sinh ở đây có lẽ đơn thuần chỉ là vấn đề Quy chế tài chính của DN, sự thỏa hiệp của cổ đông...
Lưu ý là tổn thất hoặc lỗ từ tổn thất dự án đầu tư sẽ không được bù trừ hay chuyển lỗ với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường khác của DN nên phần tổn thất đó không liên quan gì đến việc tính thuế TNDN và cuối cùng, về bản chất giá trị đó sẽ được ghi nhận ở bên Nợ TK 421.
Giả sử trong 2011; 2012 sau khi xác định KQKD có thể cách ghi nhận về D.Thu theo thuế thì DN vẫn có lãi để thực hiện nghĩa vụ thuế. Song vì phần tổn thất khá lớn nên lãi từ kinh doanh không bù nổi tổn thất và cuối cùng thì về số liệu Kế toán... vẫn Lỗ.
Qua năm 2013 kết quả kinh doanh khả quan và DN lại tiếp tục có lãi, đúng ra kết thúc năm với kết quả đó thì phải thực hiện chia cổ tức cho cổ đông nhưng cục Lỗ từ trước vẫn còn đó nên HĐQT quyết định thông báo với cổ đông "các chú từ từ nhé, để cty kéo lại cho hết phần tổn thất rồi mới tính cho các chú sau". Hợp lý quá, thế là các cổ đông cũng đành chịu, việc còn lại của kế toán là xử lý đúng theo nguyên tắc cho BÙ - TRỪ thôi!
Theo tớ nghĩ :
1 THUẾ GTGT :
Khi dừng thi cộng -> đã quyết toán -> đã xuất hóa đơn -> (về phần chứng từ chứng minh thi chắc k còn gì bàn cải)
theo nguyên tắc thì thuế gtgt phát sinh trong kì 2013 , sẽ đc khấu trừ trong kì chứ ?
k thể tập hôp GTGT tới khi hoàn thành -> 211 đem vào sử dụng , rồi mới kết chuyển chi phí thuế khấu trừ này :v ( trước năm 2014 , hóa đơn gtgt chỉ có thể lưu trữ / treo 6 tháng )
2. Thuế tndn:
Dự án này nếu là đầu tư ngoài của DN thì mới k thể kết chuyển lỗ
nhưng nếu đây là ngành nghề kinh doanh chính của DN , thì việc chuyển lỗ vẫn ok mà ( :v xây dựng cơ bản 42 tỷ - thì 90% là các công ty kinh doanh nhóm BĐS òi )
Xin hóng ý kiến mn :v
 
Đây là vấn đề khá xương xẩu đối với kế toán chứ không đơn gian như anh Malanh nêu đâu...
1. Về thuế GTGT thì việc sau khi đã bù trừ và khấu trừ giữa thuế đầu vào của Dự án đầu tư với thuế GTGT đầu vào, đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh mà sau đó Dự án đầu tư có quyết định dừng, không thực hiện việc xử lý chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng để tiếp tục triển khai thì việc bị truy thu phần thuế GTGT đầu vào tương ứng là tất nhiên và đi liền với truy thu thì bị phạt chậm nộp cũng không tránh khỏi.
Giá trị lớn, xử lý công khai thì khó có thể né tránh, lách lọt...
2. Việc bù trừ giữa lợi nhuận giữ lại (sau thuế) với phần tổn thất phát sinh ở đây có lẽ đơn thuần chỉ là vấn đề Quy chế tài chính của DN, sự thỏa hiệp của cổ đông...
Lưu ý là tổn thất hoặc lỗ từ tổn thất dự án đầu tư sẽ không được bù trừ hay chuyển lỗ với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường khác của DN nên phần tổn thất đó không liên quan gì đến việc tính thuế TNDN và cuối cùng, về bản chất giá trị đó sẽ được ghi nhận ở bên Nợ TK 421.
Giả sử trong 2011; 2012 sau khi xác định KQKD có thể cách ghi nhận về D.Thu theo thuế thì DN vẫn có lãi để thực hiện nghĩa vụ thuế. Song vì phần tổn thất khá lớn nên lãi từ kinh doanh không bù nổi tổn thất và cuối cùng thì về số liệu Kế toán... vẫn Lỗ.
Qua năm 2013 kết quả kinh doanh khả quan và DN lại tiếp tục có lãi, đúng ra kết thúc năm với kết quả đó thì phải thực hiện chia cổ tức cho cổ đông nhưng cục Lỗ từ trước vẫn còn đó nên HĐQT quyết định thông báo với cổ đông "các chú từ từ nhé, để cty kéo lại cho hết phần tổn thất rồi mới tính cho các chú sau". Hợp lý quá, thế là các cổ đông cũng đành chịu, việc còn lại của kế toán là xử lý đúng theo nguyên tắc cho BÙ - TRỪ thôi!
Em cảm ơn KTOANDAO đã tư vấn, tư vấn của Anh/Chị rất em đã hiểu, vì dự án lớn nên tiền riêng tiền thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ đã mất hơn 4 tỷ rồi, nếu tính phạt chậm nộp từ năm 2011 thì khoản phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính sơ bộ cũng mất 1,5 tỷ tiền thuế. (Em cảm thấy khá đau xót cho khoản này).
Về phần cấn trừ tổn thất vào lợi nhuận của năm 2013 em có nhờ tư vấn của kiểm toán Deloitte họ trả lời: Theo TT200 thì Tài khoản 421 này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.”
Như vậy, việc dùng LNST của Công ty để bù đắp cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang là trường hợp chưa được quy định trong hạch toán kế toán.
Phương án tốt nhất là dưa hết vào chi phí của năm 2015 nhưng cái này làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch của năm dẫn đến ảnh hưởng quỹ lương của CBCNV.... chính vì thế Ban lãnh đạo bên em không đồng ý với phương án này.
Hiện tại Ban lãnh đạo đang ra chỉ thị Phòng TCKT đề xuất phương án giải quyết.
Có Anh/Chị nào cao tay chỉ giùm em với ạ! Cảm ơn các Anh/Chị rất nhiều!
 
Em xin chào Cô trang và các Anh/Chị ạ!
Mong cô Trang và các Anh/Chị tư vấn giùm em trường hợp này với ạ:
Công ty em là chủ đầu tư, năm 2011 có xây dựng 1 công trình, nhưng làm đc giữa chừng thì bỏ dở và dừng dự án (Tổng cộng dự án đã xây dựng theo quyết toán là 42,5 tỷ đồng) dự án dừng đã có quyết định của Hội đồng quản trị trình thông qua Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại em bị vướng mắc một số vấn đề sau rất mong được tư vấn từ Cô và các Anh/Chị:
1. Toàn bộ thuế GTGT đầu vào em đã khấu trừ thuế nay bị truy thu nộp lại và còn bị truy thu số tiền chậm nộp? (có cách nào lách được phần tiền chậm nộp thuế không ạ?)
2. Năm 2015 để đền bù tổn thất dự án HĐQT bên em quyết định lấy lợi nhuận giữ lại năm 2013 bù vào phần này (năm 2013 bên em không chia cổ tức theo nghị quyết ĐHĐCĐ)
Nhưng theo TT200/2014/TT-BTC có quy định:
Nguyên tắc kế toán TK421
Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.”
Như vậy, việc dùng LNST của Công ty để bù đắp cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang là trường hợp chưa được quy định trong hạch toán kế toán, HĐQT làm như thế có đúng không ạ?
Rất mong được sự tư vấn của Cô Trang và các Anh/Chị đồng nghiệp?
Tớ xin chia sẻ quan điểm của mình: Vấn đề của bạn rất phức tạp và rất khó giải quyết, khả năng lên đây để nhận trả lời trực tiếp là rất nhỏ. Đâu phải chỉ dựa vào nội dung & mấy tiêu chí bạn hỏi trên này để đưa ra câu trả lời chuẩn xác được! Người ta còn phải hỏi han, căn cứ vào số liệu, chứng từ xác thực để reply chứ! Và cũng phải là 1 người thực sự cao tay, kinh nghiệm khủng mới có thể giải quyết đc. Bên tớ có 1 HĐ tư vấn trọn gói hàng năm tính bằng đơn vị nghìn đô mà nhiều vấn đề liên quan đến thuế vẫn còn phải loay hoay chán đấy bạn ạ!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top