Những thay đổi bắt đầu từ năm 2009

tathikimhoa

Member
Hội viên mới

1. Tăng mức lương tối thiểu

Từ 1/1/2009, mức lương tối thiểu sẽ tăng. Các vùng khác nhau được áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau, và các doanh nghiệp khác loại hình chủ sở hữu cũng được áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau (phức tạp đấy^^).
- Ở Hà Nội, Hà Đông, Tp.HCM: mức lương tối thiểu là 800.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp trong nước; 1.200.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ở Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Cần Thơ, ngoại thành Hà Nội và Tp.HCM: mức lương tối thiểu là 740.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp trong nước; 1.080.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ở các thành phố trực thuộc tỉnh khác (như là Tp. Vinh tỉnh Nghệ An ^^): mức lương tối thiểu là 690.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp trong nước; 950.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ở các vùng còn lại trong cả nước (như là Nam Đàn quê hương Bác Hồ^^): mức lương tối thiểu là 650.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp trong nước; 920.000 đồng/tháng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Lưu ý thêm là:
- Mức lương tối thiểu có thể được dùng để trả công cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện bình thường ở Doanh nghiệp. Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp) thì mức lương tối thiểu phải cao hơn 7%.
- Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thì có thể áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung (2 x 540.000 đồng/tháng - mức lương tối thiểu chung khác với mức lương tối thiểu vùng^^).
- Mức lương tối thiểu theo định nghĩa quốc tế là để đảm bảo cho mức sống tối thiểu^^, và đây là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương cho người lao động. Điều "hay ho" là có điều tra cho thấy, thu nhập chung của người lao động làm cho khối doanh nghiệp trong nước cao hơn so với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù lương tối thiểu của khối doanh nghiệp trong nước thấp hơn (do khối doanh nghiệp trong nước trả lương theo sản phẩm, còn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trả lương theo giờ làm việc) điều đó lý giải vì sao 75% các cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy định chi tiết xem tại: Nghị định 110/2008/NĐ-CP và Nghị định 111/2008/NĐ-CP. Quy định về mức lương tối thiểu chung (Nghị định 166/2007/NĐ-CP) song song tồn tại với hai Nghị định về mức lương tối thiểu vùng nêu trên với nhiều mâu thuẫn^^.

2. Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực

Luật thuế thu nhập cá nhân được "nâng cấp" từ Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2009, ảnh hưởng của luật này là rất lớn đối với xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam. Cho dù có nhiều ý kiến từ các bộ, ngành đề nghị hoãn thực hiện vì tình hình kinh tế khó khăn, nhưng ngân sách Nhà nước đã thâm thủng do phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO, do cắt giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp, và cả sự xuống giá của xuất khẩu dầu thô khiến việc hoãn thuế Thu nhập cá nhân là không thể. Các quy định về thuế thu nhập cá nhân rất chi tiết và phức tạp, xin nêu một số điểm cơ bản như sau:
- Thuế này đánh vào các cá nhân có thu nhập, thu nhập càng nhiều thì phải chịu thuế nhiều^^;
- Thuế suất đánh vào thu nhập có 2 loại: Biểu thuế luỹ tiến từng phần (có 7 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, và 35%; được áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, và kinh doanh - hay còn gọi là thu nhập thường xuyên) và Biểu thuế toàn phần (áp dụng cho 8 loại thu nhập khác: đầu tư vốn (5%), bản quyền và nhượng quyền thương mại (5%), trúng thưởng (10%), thừa kế và quà tặng (10%), chuyển nhượng vốn (20%), chuyển nhượng chứng khoán (0,1%/lần hoặc 20%/năm), chuyển nhượng bất động sản xác định được giá mua và chi phí liên quan (25%), chuyển nhượng bất động sản không xác định được giá mua và chi phí liên quan (2%/giá bán);
- Người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh (tiền dành cho bản thân không phải nộp thuế) là: 4 triệu đồng/tháng.
- Người nộp thuế được giảm trừ với mỗi người phụ thuộc (con, vợ, chồng, bố, mẹ không có thu nhập, thu nhập không vượt quá mức quy định, đã hết tuổi lao động, hoặc không có khả năng lao động) là: 1,6 triệu đồng/tháng/người.
- Người nộp thuế được giảm trừ các chi phí hợp lệ (phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Quy định chi tiết xem tại: Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, Nghị định 100/2008/NĐ-CP, Thông tư 84/2008/TT-BTC.

3. Tăng gấp đôi thuế Giá trị Gia tăng đối với Ô-tô

Từ 1/1/2009, các loại ô-tô không thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (như ô-tô tải, ô-tô khách) sẽ phải chịu mức thuế GTGT là 10% thay cho mức 5% trước đó.

Quy định chi tiết xem tại: Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12.

4. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải trích nộp phí Công đoàn

Từ 1/1/2009, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng điều hành của nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, có tổ chức Công đoàn sẽ phải trích nộp phí Công đoàn bằng 1% Quỹ tiền lương.

Quy định chi tiết xem tại: Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo mức mới
Từ 1/1/2009, mức thuế suất phổ thông giảm từ 28% hiện nay xuống còn 25%.

Quy định chi tiết xem tại: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12

6. Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành

Từ 1/1/2009, các đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp (công dân Việt Nam làm việc theo chế độ Hợp đồng có thời hạn từ 12-36 tháng hoặc Hợp đồng không xác định thời hạn) sẽ được hưởng các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt Hợp đồng lao động.

Quy định chi tiết xem tại: Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 (Điều 140).

7. Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo cam kết WTO

Từ 1/1/2009, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Việc mở các điểm bán lẻ từ điểm bán lẻ thứ 2 trở đi phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cân nhắc dựa trên nhu cầu kinh tế của từng trường hợp cụ thể.

Các nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường, và kim loại quý.

Quy định chi tiết xem tại: Cam kết WTO; Danh mục và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, quyền xuất nhập khẩu và phân phối của doanh nghiệp FDI.

8. Một số loại văn bản cấp Trung ương bị bãi bỏ


Từ 1/1/2009, các loại văn bản pháp luật bị bãi bỏ gồm:
- Nghị quyết của Chính phủ;
- Chỉ thị của Thủ tướng;
- Quyết định, Chỉ thị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Bổ sung một số loại Văn bản pháp luật gồm:
- Quyết định của Tổng kiểm toán Nhà nước;
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Cơ quan Trung ương của Tổ chức Chính trị-xã hội.

Các loại văn bản cũ ban hành trước 1/1/2009 vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị thay thế.

Văn bản pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp Văn bản pháp luật có nội dung thuộc bí mật Nhà nước, tình trạng khẩn cấp.

Thời điểm có hiệu lực của văn bản phải được ghi ngay trong văn bản đó, nhưng không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ban hành.

Quy định chi tiết xem tại: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12.


st
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top