Làm thế nào triển khai một dự án ERP thành công
Chia sẻ từ anh Phạm Anh Trường – Trưởng Ban Kỹ thuật BRAVO-HN về kinh nghiệm triển khai ERP qua rất nhiều các dự án mà anh thực hiện.
Năm 2016, tôi đã hoàn thành 4 dự án triển khai ERP lớn, có rất nhiều những kinh nghiệm được đúc rút ra từ những dự án đó. Có cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệp thất bại, xin phép được chia sẻ cùng mọi người những kinh nghiệm đó để sau đó sẽ còn nhiều dự án ERP được triển khai thành công nữa.
Anh Phạm Anh Trường – Trưởng Ban Kỹ thuật (BRAVO-HN)
1. Lựa chọn nhân lực thực hiện Dự án
Đánh giá năng lực của nhân sự tham gia dự án để phân công việc hợp lý là điều rất quan trọng. Trong 1 dự án tôi đã thực hiện, ban đầu có một số vấn đề liên quan đến việc sắp xếp phân công nhân sự thực hiện tại một số nhà máy, có một nhân viên thực hiện không được tốt dẫn đến cần phải điều động nhân sự khác. Rất may là việc này được phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời để không bị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Do đó, người quản lý dự án phải luôn luôn bám sát việc thực hiện công việc của từng thành viên.
2. Đánh giá thực tế (các thời điểm) và đưa ra giải pháp
Có một dự án tôi đã thực hiện trong năm 2016, do phạm vi của một đơn vị không thực hiện được ngay vì liên quan đến dữ liệu bộ phận bán hàng đang dùng chung nhưng trong phạm vi hợp đồng chưa thực hiện bộ phận này.
Nếu không xử lý vấn đề này thì dự án này không thể thực hiện đúng tiến độ. Việc đốc thúc thực hiện nội bộ phải thực hiện liên tục và quyết liệt để thấm nhuần tư tưởng “Đánh đông dẹp bắc không sờn khi về nội bộ phải nhờn nhau ra”. Sau khi đã xong việc ký thực hiện công việc tiếp theo thì đội dự án gặp phải khó khăn khác. Theo khách hàng, nếu không đưa được vào thời điểm khách hàng yêu cầu thì sẽ chờ 3 tháng nữa (một khoảng thời gian quá dài mà bất cứ một người quản lý dự án nào cũng không mong muốn). Lúc này tôi phải sắp xếp nhân sự hợp lý và đốc thúc thực hiện kịp thời gian bằng mọi giá. Với tinh thần trên toàn đội đã hợp lực để thực hiện, khi đưa vào cho bộ phận kinh doanh thực hiện công việc cũng tạm thời suôn sẻ (cảm giác thật tuyệt vời khi chạy đua với bài toán, công việc và thời gian).
Phần này tôi muốn gửi đến các bạn khi quản lý dự án cần phải đánh giá các rủi ro để có các giải pháp khắc phục phòng ngừa tốt nhất.
3. Tài liệu dự án
Mọi người luôn ái ngại khi thực hiện các phần giấy cần xác nhận khi đã hoàn thành công việc “nếu có làm cũng ghi những nội dung rất chung chung” hoặc không coi việc xác nhận trên giấy tờ này là quan trọng đây là phần rất đau khổ đối với việc triển khai dự án, do đó nếu muốn làm dự án hãy thay đổi ngay.
4. Giám sát chặt chẽ thực hiện các dự án
Trong quá trình triển khai khi đã duyệt phương án nhân viên triển khai thực hiện không theo phương án ban đầu đã đặt ra (dĩ nhiên giải được bài toán nhưng bằng cách khác). Thời gian cài đặt đã rất gần, tôi đã phải ngồi lại và thống nhất cách thức thực hiện đối với đội triển khai dự án một việc tưởng chừng không cần thiết nhưng lại rất quan trọng. Lúc này mới thấm nhuần được câu nói các cụ đời trước “Sai 1 ly đi 1 dặm”. Trong quá trình triển khai mọi sự thay đổi của khách hàng tôi đều phải biết “Yêu cầu nhỏ nhân viên triển khai cũng phải báo cáo, yêu cầu lớn tôi sẽ vào làm việc trực tiếp với khách hàng”.
5. Tin tưởng và giao phó
Trong quá trình thực hiện quản lý dự án thứ 3 thì tôi có phải nhận thêm dự án thứ 4 (mà dự án thứ 4 này khá phức tạp) do đó với việc rút kinh nghiệm như dự án 1 tôi đã nói “Sắp xếp nhân sự dự án” và quan trọng tin tưởng giao phó cho một thành viên dự án quản lý và đôn đốc báo cáo lại với tôi. Biết được năng lực của mọi người trong dự án, tin tưởng giao phó nhưng phải luôn luôn giám sát để xử lý hoặc hỗ trợ khi có vấn đề xảy ra.
6. Bám sát kế hoạch đặt ra và xử lý ngay khi có vướng mắc
Việc này tưởng chừng ai cũng biết và ai cũng nói được, nhưng quan trọng cách làm thế nào để hiệu quả. Người quản lý dự án cần đánh giá những nguyên nhân gì có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dự án và phải có kinh nghiệm cũng như tầm nhìn thì việc có thể thực hiện đúng kế hoạch triển khai.
7. Yếu tố may mắn (cô thương) và thành tâm
Vâng “thành tâm” ở đây tôi muốn chia sẻ là những kỹ năng mềm của bản thân. “Chân thành” với khách hàng đưa ra những chính kiến, đóng góp cho khách hàng biết điểm lợi, hại trong từng bài toán. Cộng thêm một chút may mắn nữa thì một sự án triển khai ERP sẽ thành công tốt đẹp.
Xem thêm các tin liên quan:
>> Nội san BRAVO Focus số 12: Một năm nhìn lại.
>> BRAVO 7 ERP-VN và bài toán tại Ống Thép Hòa Phát.
Phạm Anh Trường – Ban Kỹ thuật Triển khai BRAVO Hà Nội
Trích Nội san BRAVO Focus số 12
Trích Nội san BRAVO Focus số 12