1. Kế từ lúc bạn nhận được quyết định kiểm tra, thanh tra đến trước khi quyết định được công bố nếu gặp phải trở ngại nào đó, bạn hãy có 1 văn bản đề nghị lùi lại thời gian tiến hành. “Với lý do chính đáng và thuyết phục, chắc rằng đề nghị của bạn sẽ được xem xét một cách có trách nhiệm và thiện chí từ cơ quan thuế.
2. Cho đến trước khi quyết định kiểm tra, thanh tra được công bố, bạn vẫn còn cơ hội để xem xét lại việc kê khai của mình,. Nếu có một khoản thuế nào chưa được khai hoặc đã khai nhưng còn chưa đầy đủ, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh lại để tránh một số khoản phạt mà chắc rằng bạn ko mong muốn.
3. Trong quá trình chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra luôn nhớ rằng bạn chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong giới hạn đã được xác định trong quyết định. Đổi lại người kiểm tra, thanh tra thuế cũng có quyền hạn đối với bạn trong phạm vi mà bạn có nghĩa vụ.
4. Khi tiếp nhận biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, dù đang ở dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng liên quan đến chính bạn. Vậy nên, điều đầu tiên bạn cần làm là: nhìn về phía dưới của từng trang và phần dưới cùng của trang cuối cùng. Vị trí đó cần có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra.
5. Kể từ khi tiếp nhận biên bản từ đoàn kiểm tra, thanh tra đừng quên rằng bạn có khoảng thời gian hạn chế để tìm hiểu những điểm mà bạn muốn được làm. Và để giải quyết những điểm mà bạn còn chưa thể đồng ý bất đồng, đặc biệt trong vấn đế áp dụng Luật. Đối với các tài liệu có giá trị chứng cứ, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất mà bạn cần biết cách tận dụng để giải quyết vấn đề mà bạn coi là bất đồng trước khi sử dụng quyền bảo lưu ý kiến.
6. Nếu thấy cần thiết bạn có thể đề nghị với đoàn kiểm tra, thanh tra có một buổi làm việc để bạn có thể hiểu rõ từng ý kiến của họ đã được ghi trong biên bản và có cơ hội để bạn trình bày những ý kiến riêng của mình. Nếu có lý do nào đó mà cách trên không thể, bạn có thể gửi ý kiến của bạn tới đoàn kiểm tra, thanh tra thông qua văn bản.
7. Một khoảng thời gian hạn định không cho phép bạn thực hiện nhiều lựa chọn. Hãy gọi điện thoại đến người ký ban hành quyết định kiểm tra thanh tra thuế ( thông thường là các phó cục trưởng) Hoặc phòng pháp chế cục thuế tỉnh mà DN đăng ký thuế ( chỉ sử dụng trước khi bạn quyết định khởi kiện ) ^^
8. Khi các cơ hội được cho là đã qua, thì điều kiện cuối cùng bạn cần làm là thể hiện đầy đủ ý kiến của mình ( thực hiện quyền bảo lưu) trước khi ký vào biên bản. Với ý kiến này, không ai có thể cho rằng việc ký vào biên bản có nghĩa rằng bạn đã đồng ý ( chấp nhận) ý kiến mà đoàn kiển tra, thanh tra đã đưa ra trong biên bản. Hãy tin rằng trước khi ban hành quyết định hành chính để xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra, ý kiến bảo lưu của bạn sẽ được xem xét và cân nhắc một cách hết sức cẩn thận bởi người có trách nhiệm.
9. Mặc dù vậy không phải lúc nào một quyết định hành chính được ban hành từ cơ quan thuế có thẩm quyền đều làm bạn hài lòng. Khi ở vào tình trạng như vậy. bạn hãy nghĩ tới con đường để tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Khiếu nại tới cơ quan ban hành quyết định là một trong những quyền của bạn nhưng bạn cũng có thể khởi kiện trực tiếp lên Toà án hành chính mà không cần phải thông qua thủ tục khiếu nại. Khoản 1, Điều 3 Luật tố tụng hành chính dành cho bạn quyền này.
11. Nếu bạn muốn tham khảo một ý kiến nào đó thì cơ quan thuế (Phòng pháp chế Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh- bộ phận có chức năng luật) sẽ cởi mở với bạn về mọi vấn đề mà bạn quan tâm.
Trích" Những điều cần biết khi được kiểm tra thuế" - Cục thuế Tp. HCM
2. Cho đến trước khi quyết định kiểm tra, thanh tra được công bố, bạn vẫn còn cơ hội để xem xét lại việc kê khai của mình,. Nếu có một khoản thuế nào chưa được khai hoặc đã khai nhưng còn chưa đầy đủ, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh lại để tránh một số khoản phạt mà chắc rằng bạn ko mong muốn.
3. Trong quá trình chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra luôn nhớ rằng bạn chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong giới hạn đã được xác định trong quyết định. Đổi lại người kiểm tra, thanh tra thuế cũng có quyền hạn đối với bạn trong phạm vi mà bạn có nghĩa vụ.
4. Khi tiếp nhận biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, dù đang ở dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng liên quan đến chính bạn. Vậy nên, điều đầu tiên bạn cần làm là: nhìn về phía dưới của từng trang và phần dưới cùng của trang cuối cùng. Vị trí đó cần có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra.
5. Kể từ khi tiếp nhận biên bản từ đoàn kiểm tra, thanh tra đừng quên rằng bạn có khoảng thời gian hạn chế để tìm hiểu những điểm mà bạn muốn được làm. Và để giải quyết những điểm mà bạn còn chưa thể đồng ý bất đồng, đặc biệt trong vấn đế áp dụng Luật. Đối với các tài liệu có giá trị chứng cứ, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất mà bạn cần biết cách tận dụng để giải quyết vấn đề mà bạn coi là bất đồng trước khi sử dụng quyền bảo lưu ý kiến.
6. Nếu thấy cần thiết bạn có thể đề nghị với đoàn kiểm tra, thanh tra có một buổi làm việc để bạn có thể hiểu rõ từng ý kiến của họ đã được ghi trong biên bản và có cơ hội để bạn trình bày những ý kiến riêng của mình. Nếu có lý do nào đó mà cách trên không thể, bạn có thể gửi ý kiến của bạn tới đoàn kiểm tra, thanh tra thông qua văn bản.
7. Một khoảng thời gian hạn định không cho phép bạn thực hiện nhiều lựa chọn. Hãy gọi điện thoại đến người ký ban hành quyết định kiểm tra thanh tra thuế ( thông thường là các phó cục trưởng) Hoặc phòng pháp chế cục thuế tỉnh mà DN đăng ký thuế ( chỉ sử dụng trước khi bạn quyết định khởi kiện ) ^^
8. Khi các cơ hội được cho là đã qua, thì điều kiện cuối cùng bạn cần làm là thể hiện đầy đủ ý kiến của mình ( thực hiện quyền bảo lưu) trước khi ký vào biên bản. Với ý kiến này, không ai có thể cho rằng việc ký vào biên bản có nghĩa rằng bạn đã đồng ý ( chấp nhận) ý kiến mà đoàn kiển tra, thanh tra đã đưa ra trong biên bản. Hãy tin rằng trước khi ban hành quyết định hành chính để xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra, ý kiến bảo lưu của bạn sẽ được xem xét và cân nhắc một cách hết sức cẩn thận bởi người có trách nhiệm.
9. Mặc dù vậy không phải lúc nào một quyết định hành chính được ban hành từ cơ quan thuế có thẩm quyền đều làm bạn hài lòng. Khi ở vào tình trạng như vậy. bạn hãy nghĩ tới con đường để tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Khiếu nại tới cơ quan ban hành quyết định là một trong những quyền của bạn nhưng bạn cũng có thể khởi kiện trực tiếp lên Toà án hành chính mà không cần phải thông qua thủ tục khiếu nại. Khoản 1, Điều 3 Luật tố tụng hành chính dành cho bạn quyền này.
11. Nếu bạn muốn tham khảo một ý kiến nào đó thì cơ quan thuế (Phòng pháp chế Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh- bộ phận có chức năng luật) sẽ cởi mở với bạn về mọi vấn đề mà bạn quan tâm.
Trích" Những điều cần biết khi được kiểm tra thuế" - Cục thuế Tp. HCM