Nhờ các anh/chị tư vấn giúp em các vấn đề về BHXH?

lammyphuong

New Member
Hội viên mới
Em có những vấn đề sau, nhờ các anh/chị có kinh nghiệm tư vấn giúp:

1 - Công ty nợ BHXH, không lấy sổ được:
Đây là trường hợp của ox mình. Cty cũ của ox nợ đóng BHXH đã khá lâu (khoảng 6 tháng). Nay ox nghỉ việc đã hơn 3 tháng mà cty chưa làm thủ tục chốt sổ để ox đóng tiếp tục ở cty mới. Ox mình muốn biết là:
- Nếu ở cty mới thì ox có thể đóng tiếp với số sổ BH cũ được không? 2 cty ở khác quận.
- Nếu đóng BH với sổ mới thì sau này khi lấy được sổ cũ có gộp 2 sổ lại được không? Vì cùng thông tin người đóng BHXH.
- Nếu cty cũ cố tình chây ỳ việc trả sổ BHXH gây khó khăn cho việc đóng tiếp BHXH của ox thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận & giải quyết việc khiếu nại? Cty cũ của ox nằm ở Quận Tân Phú - Tp HCM.

2 - Số lao động ít hơn 10 lao động, công ty quy mô nhỏ, không có nhân sự. Có phải đóng BHXH cho NLĐ hay không ạ?
Cty em đang làm thêm (báo cáo thuế) hiện là nhà phân phối của nhãn hàng D. Ban đầu, công ty D đưa xuống cho cty em 10 nhân viên bán hàng (cũ & mới). Số NV này phía cty D quản lý, trả lương, đóng BHXH,...
Sau đó cty D yêu cầu phía công ty em (cty T) phải ký hợp đồng lao động với những NV mới, đóng BHXH cho họ (trong số 10 NV thì chỉ có 3-4 NV mới, tức là chưa ký HDLD với cty D), hàng tháng cty D sẽ hỗ trợ 250k tiền BHXH cho những NV mới này. Lương của 10NV này thì cty D vẫn trả.
Bên cty T của e ko có nhân sự để xử lý việc này, em chỉ chịu trách nhiệm với BC thuế của cty, ngoài ra chỉ còn giám đốc.
- Em ko rõ luật BHXH có bắt buộc phải đóng BHXH khi số lao động tại DN chỉ có 3-4 NV hay không? Nếu có/không các anh/chị vui lòng trích dẫn điều khoản giúp em.
- Nếu vì yêu cầu bắt buộc phải có BHXH khi cty T ko đáp ứng được vì lý do nhân sự ko có, thì cty T có thể ghi kèm vào HDLD là: "Mức lương: .......... VNĐ đã bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, BHTN" hay không ạ?

3 - Công ty của em đang làm chính thức có mở thêm 1 cty khác (cùng tên chủ DN, khác tỉnh/thành). Nay phía BGĐ yêu cầu 1 số nhân viên phải chuyển công tác về cty mới. Nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên có 1 số NV không đồng ý chuyển công tác. BGĐ ra điều kiện nếu không đồng ý chuyển công tác thì sẽ không phân công công việc cho NV nếu ở lại làm việc tại cty cũ (để NV ngồi không rồi chán sẽ tự xin nghỉ việc). Sự việc gây bức xúc tại cty như thế này có thể nhờ đến cơ quan nào can thiệp? Vì cty không sa thải NV trực tiếp mà có hành động gây khó khăn cho công việc của NV thì cần những bằng chứng nào để gửi đơn tố cáo? Cơ quan chức năng nào sẽ giải quyết?

Em xin cảm ơn các anh/chị!
 
Ðề: Nhờ các anh/chị tư vấn giúp em các vấn đề về BHXH?

Chào bạn. Bạn hỏi toàn những vẫn đề liên quan đến Nhân sự, cho nên phải có người làm nhân sự mới có thể giải quyết tốt được những vấn đề bạn nên. Ở đây tôi sẽ tư vấn giúp bạn những vấn đề nào tôi biết nhé.
1. Trường hợp ông xã của bạn: lấy số sổ BHXH ở Cty cũ về cty mới để tiếp tục đóng, với điều kiện mình biết chắc chắn cty cũ sẽ chốt sổ được trong thời gian tới đây. Vì nếu để lâu (Chẳng hạn 1 or 2 năm, thì có khi ox bạn lại nghỉ ở cty mới, thì khi đó cả 2 cty đều ko chốt được sổ: Cty cũ chưa chốt, cty mới thì ko có sổ để chốt). Trường hợp thứ 2, ox có thể đề nghị cty mới làm sổ mới, sau này khi chốt được sổ ở cty cũ rồi thì làm thủ tục gộp sổ. Cái này làm được, ko vấn đề gì.
Để đòi được sổ, ox bạn có thể gửi đơn kiện tới Tòa án quận Tân Phú để họ tác động với cty thanh toán tiền BHXH và chốt sổ.
2. Theo luật Lao động 2012 và Luật BHXH, công ty hoạt động theo luật DN bắt buộc phải đóng BHXH (Điều 186 Luật LĐ, điều 2 Luật BHXH 2009. Các Luật này ko nói số LĐ bao nhiều thì phải tham gia hoặc ko tham gia BHXH, có nghĩa là 1 LĐ cũng phải đóng BHXH.
3. Đối với cty D, về nguyên tắc họ trả lương cho LĐ thì họ phải ký HDLĐ, đồng nghĩa với việc họ phải đóng BHXH cho LĐ của họ chứ ko phải Cty T. Vì khi tham gia BHXH bạn phải có bảng lương thực tế chi trả cho NLĐ để làm căn cứ xác định mức đóng BHXH, nhưng Cty T ko trả lương, thì ko có bảng lương, vậy lấy căn cứ nào để đóng BHXH cho số LĐ đó? Mặt khác, theo điểm đ khoản 1 điều 23 Luật LĐ về "Nội dung HDLĐ" quy đinh: trong HDLĐ phải ghi rõ mức lương, hình thức trả lương và các khoản phụ cấp khác. Như vậy, khi lập HDLĐ bạn phải ghi rõ mức lương, mà khi ghi như vậy thì dễ dẫn đến tranh chấp LĐ, trường hợp NLĐ cứ căn cứ theo HDLĐ để đòi cty bạn trả lương thì giải quyết thế nào?
Việc ghi trong HDLĐ điều: "Tiền lương đã bao gồm BHXH..." chỉ dành cho loại HDLĐ dưới 3 tháng bạn nhé. Vì theo luật, loại HDLĐ này ko phải đóng BHXH mà đã chi trả vào trong lương cho NLĐ.
4. Về vấn đề Cty điều chuyển NLĐ sang cty mới, tức là về địa điểm làm việc đã thay đổi so với HDLĐ ký ban đầu, trường hợp này hai bên phải thỏa thuận với nhau, NSDLĐ phải thỏa thuận với NLĐ về việc sửa đổi bổ sung HDLĐ. Trường hợp ko thỏa thuận được thì phải tiếp tục thực hiện HDLĐ cũ (Khoản 2, 3 điều 35 Luật LĐ). Nếu NLĐ bị ép buộc, gây khó khăn trong việc thực hiện HDLĐ thì khởi kiện thẳng ra Tòa án nơi cty có trụ sở. Để có bằng chứng khởi kiện, bạn cần thu thập quyết định điều chuyển công tác, biên bản làm việc về việc thỏa thuận sửa đổi HDLĐ về thay đổi địa điểm làm việc (cái này muốn có bạn phải yêu cầu cty tổ chức họp để lập biên bản).
Bạn cũng có thể đơn phương chấm dứt HDLĐ đúng pháp luật trong trường hợp này theo khoản a, điểm 1 điều 37 của Luật LĐ.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn cho bạn. Nếu có chỗ nào chưa chuẩn thì mong nhận được sự tham gia góp ý của anh chị em khác.
Chúc bạn may mắn và thành công
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top