Nhận xét về 3 pp cực đại, cực tiểu; pp đồ thị phân tán; pp bình phương bé nhất

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Nhận xét về 3 phương pháp trên

- Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng mức độ chính xác không cao bởi vì trong tất cả các phần tử thống kê chỉ dùng hai điểm để xác định công thức chi phí. Thông thường với hai điểm không thể cho được những kết quả chính xác trong việc xác định chi phí, trừ khi hai điểm này xảy ra đúng ở mức trung bình của tất cả các điểm được khảo sát. Tuy nhiên, rất hiếm khi hai điểm cực đại - cực tiểu lại là điểm trung bình của tất cả các điểm. Vì vậy đây là điểm hạn chế cần phải lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

- Phương pháp đồ thị phân tán
Đây là phương pháp ứng dụng ngay trên đồ thị, phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp cực đại – cực tiểu là
+ Phương pháp này sử dụng nhiều quan sát hơn và cho phép nhà quản trị thấy mô hình chi phí, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường.
+ Quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động khác nhau ngay trên đô thị cho thấy rõ mô hình mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động như thế nào. Điều này phương pháp cực đại – cực tiểu không có.
Đô thị phân tán là một công cụ cần thiết cho các nhà phân tích có kinh nghiệm. Đường biểu diễn của chi phí sẽ bị uốn cong do nguyên nhân của sự tình công, thời tiết xấu sẽ hiện lên rõ ràng trên đô thị đối với người phân tích có kinh nghiệm. Rất nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng, đỗ thị phân tán là phương pháp đầu tiên của mọi quá trình phân tích chi phí vì các thuận lợi thu được qua các số liệu ở ngay trên biểu đồ.
Tuy nhiên, đây là phương pháp thực nghiệm trên đô thị nên đòi hỏi phải chính xác, ngày nay đã có sự hỗ trợ bởi máy tính điện tử, do đó vấn đề còn lại chỉ là kinh nghiệm của nhà phân tích.

- Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp này tinh vi hơn các phương pháp ở trên, ở phương pháp đồ thị phân tán người ta kẻ một đường hồi quy cho các số liệu bằng sự quan sát đơn giản, phương pháp bình phương bé nhất kẻ đường biểu diễn bằng phân tích thống kê, kết quả cho ra với độ chính xác cao, thích hợp với dự đoán tương ứng.

*Hành động của nhà quản trị đối với sự ứng xử của chi phí
Ngoài sự phân tích trên, sự ứng xử của chi phí còn tùy thuộc vào thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp; chúng ta hãy xem xét một số loại chi phí sau

• Biến phí cấp bậc
Như trên đã nghiên cứu, biến phí cấp bậc cũng giống như chi phí hỗn hợp, nó cố định trong một phạm vi phù hợp, sau đó tăng lên ở một mức độ mới và giữ nguyên cố định ở mức này cho đến khi tiếp tục tăng lên. Bề rộng của phạm vì phù hợp mà trong đó chi phí giữ cố định phụ thuộc vào từng loại chi phí nhưng phải nằm trong phạm vi phù hợp.

Trong một số trường hợp, chi phí cấp bậc xảy ra vì các quyết định của nhà quản trị
Ví dụ 2.9: Doanh nghiệp có thể xây dựng chế độ cứ 10 công nhân sản xuất thì có một giám sát viên, hoặc cứ 15 máy hoạt động thì cần có một thợ bảo trì...việc xây dựng kế hoạch như vậy có đúng hay không còn tùy thuộc vào năng lực, quá trình phân tích và cả điều kiện kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.

• Định phí bắt buộc và định phí tùy ý
Định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị là định phí tùy ý. Định phí không thể thay đổi trong ngắn hạn được gọi là định phí bắt buộc. Thuật ngữ bắt buộc diễn đạt ý tưởng là các nhà quản trị đã thực hiện một số cam kết trước đó nên không thể tùy tiện thay đổi được.

Việc quyết định để định phỉ là loại bắt buộc hay tùy ý không phải lúc nào cũng làm được chỉ bằng cách biết chi phí đó nhằm mục đích gì (ví dụ: tiền thuê nhà, lương, chi phí nghiên cứu phát minh..). Chi phí thuê nhà có thể hoặc không thể là định phí bắt buộc, điều đó còn tùy thuộc vào phương thức thanh toán của hợp đồng thuê

Các định phí không bắt buộc (tùy ý) thường được quyết định theo sở thích của nhà quản trị hơn là theo sở thích của các cổ đông, và thường nằm chương trình cắt giảm chi phí. Nếu sự cắt giảm xuất phát từ việc phân loại sai chi phí có thể sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài đối với doanh nghiệp. Hãy xét ví dụ dưới đây:

Việc giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Còn khi giảm các chi phí bởi đường đào tạo có liên quan đến trình độ hiểu biết của công nhân viên, có thể dẫn đến người lao động kém thích nghi với công nghệ mới. Sự giảm bớt chi phí quảng cáo có thể gây ảnh hưởng đến sự nhận biết của người mua đối với sản phẩm của doanh nghiệp...

Qua phân tích trên cho thấy quyết định liên quan đến việc cắt giảm các định phí không bắt buộc là những chi tiêu đầu tiên của chương trình cắt giảm chi phí có thể bị sai lầm, không phải là quyết định khôn ngoan trong việc hành xử đối với chi phí

• Định phí tránh được và không tránh được
Một sự phân loại định phí khác căn cứ trên điều kiện doanh nghiệp có thể tránh được (hoặc giảm được) một số khoản định phí bằng cách loại bỏ hoặc tiết giảm chúng ở một số hoạt động nào đó hay không ? Khoản định phí mà theo đó khi loại bỏ hoạt động thì có thể cắt giảm được, khoản định phí đó gọi là định phí có thể tránh được. Thoạt nhìn qua ta thấy các định phí tránh được và không tránh được có vẻ giống như định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Tuy nhiên có nhiều đặc trưng quan trọng để phân biệt, việc phân tích định phí có thể tránh được và không thể tránh được đòi hỏi ta phải phân tích theo từng trường hợp cụ thể.

Vi du 2.10:

Một cửa hàng thương mại của công ty X có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Doanh thu
150.000​
(-) Biến phí
105.000​
Số dư đảm phí
45.000​
(-) Định phí
Tiền lương
30.000​
Tiền thuê nhà
7.500​
Định phí khác
15.000​
52.500​
Lợi nhuận
(7.500)​

Với kết quả của báo cáo trên, nếu công ty quyết định ngừng kinh doanh do bị 18 7.500.000 đồng, trong trường hợp này định phí được phân tích làm 2 loại: 30.000.000 đồng tiền lương là định phí tránh được do không phải trả lương cho công nhân viên, còn 22.500.000 đồng là định phí không tránh được cho dù công ty tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh (với giả định tiền thuê nhà vẫn còn trong thời hạn của hợp đồng và các định phí khác là chi phí khấu hao thiết bị bán hàng...).

Như vậy, để quyết định về tương lai cho cửa hàng trên đòi hỏi thêm nhiều thông tin khác nữa.

Nói chung, vấn đề đặt ra không phải là khả năng sinh lời của cửa hàng mà là hiện định phí không thể tránh được có lớn hơn mức lỗ phải chịu do tiếp tục mở cửa để kinh doanh hay không? Ngoài ra, còn phải xét đến sự cần thiết của việc phải có một cửa hàng ở khu vực địa lý nhất định, nếu đóng cửa cửa hàng đó có thể làm tổn hại đến danh tiếng của công ty..

Qua sự phân tích trên ta thấy với các quyết định loại này, ngoài mối quan tâm về tài chính còn phụ thuộc vào sách lược kinh doanh của công ty.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top