Nghề in- một nghề không bao giờ sợ đói

marketing03

New Member
Hội viên mới
Nếu so với nhiều nghề khác, thì có lẽ nghề in là một nghề không được hot và được nhiều người ưu ái như những nghề khác như ngân hàng, kế toán, CNTT nhưng có lẽ là một nghề không bao giờ thất nghiệp khi bạn tốt nghiệp ra trường, đó là nghành in. Có lẽ khi bạn học các ngành khác, nó thịnh hành, được nhiều người ưa chuộng thì tính cạnh tranh lại càng cao, nhu cầu công việc cũng khó khăn và tỉ lệ tuyển dụng của doanh nghiệp cũng giảm dần khi lương cung quá lớn, không thể tiếp nhận lượng lao động quá lớn như thế được. Còn ngành in lại khác, nhu cầu xã hội rất cần sự có mặt của ngành này. Hầu như tất cả mọi hoạt động kinh doanh, mua bán, sản xuất đều cần dịch vụ in ấn ( in bao bì, giấy, decal, in hóa đơn
thuế, logo…) Đó là chưa kể từ khi nghị định 51 ra đời , doanh nghiệp được phép tự in hóa đơn gtgt thì nhu cầu in ấn càng trở nên cấp bách hơn nữa…Từ đó, người ta mới nói nghề in là một nghề không bao giờ lo thất nghiệp.


in_an.jpg



Nhân lực ngành in thiếu hụt và các doanh nghiệp luôn tìm kiếm lao động kỹ thuật có kiến thức, có tay nghề


“Ngành công nghiệp in ấn của nước ta những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Song nhìn lại thực tế, nhân lực ngành in đang thiếu về lượng, yếu về chất”. Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam, trăn trở.

Thiếu nhân lực kỹ thuật

Theo thống kê của Hiệp hội In Việt Nam, hiện nay có khoảng 40.000 lao động đang làm việc cho 1.200 doanh nghiệp in, trong đó 80% là công nhân lao động trực tiếp, số còn lại làm công tác quản lý và lao động gián tiếp. Cũng theo ghi nhận của hiệp hội, mỗi năm, ngành in có mức tăng trưởng từ 10% đến 15%. Như vậy, mỗi năm ngành in cần bổ sung ít nhất 2.000 lao động mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đó là chưa kể số lao động cần thêm do sự thay đổi công nghệ và mức độ tăng trưởng của ngành in hằng năm.

China_Beijing_Invoice_Book_Printing_Service.jpg


inan01.jpg


Nhu cầu cần nhân lực của ngành rất cao nhưng việc đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Ghi nhận từ năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước, trung bình mỗi năm chỉ đào tạo được gần 1.000 cán bộ kỹ thuật các cấp. Ông Nguyễn Ngọc Sang nhấn mạnh: “Hiện chỉ có hai trường đại học đào tạo kỹ sư ngành in chứ không chuyên về ngành bao bì. Chính vì thế, hầu hết các học viên khi học nghề in tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp in đặt hàng tuyển dụng. Theo ghi nhận, công nhân in mới ra trường có mức lương từ 2 triệu đến 4 triệu đồng/tháng; kỹ sư từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; cán bộ quản lý có tay nghề lương từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng”.
in-an2.jpg

Nhu cầu và mức lương trong ngành in giờ đây thật sự hấp dẫn đúng không nào, sự tồn tại và phát triển nổ bật nhanh chóng của nó qua bao nhiêu năm khiến ta không thể không phủ nhận sức hấp dẫn từ nghề này mang lại. Vì vậy các bạn trẻ nên nhận thức đúng đắn và chọn nghề tương laic ho mình một cách phù hợp, tránh chạy theo xu hướng xã hội, đôi khi thành công thì ít nhưng thất bại không mong muốn thì nhiều vô kể.

Nguồn: anduc.edu.vn
 
Ðề: Nghề in- một nghề không bao giờ sợ đói

không ai ủng hộ topic này nhỉ, bùn wa:daotac:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top