Doanh nghiệp A muốn lên kế hoạch tài chính từ tháng 1 đến tháng 3
Dữ Liệu của doanh nghiệp A
% chi phí của doanh nghiệp được tính toán như sau:
Doanh nghiệp A cần phải lập được Kế Hoạch Thanh Toán, Tiền Nhận Được và Ngân sách Tiền Mặt là bao nhiêu:
Ở phần doanh thu bán chịu, vì sau khi bán doanh nghiệp đã thu tiền ngay 50%, vì vậy doanh thu bán chịu sẽ còn lại 50% và sẽ được chia làm 2 tháng, sau 1 tháng nhận được 35% và tháng tiếp theo doanh nghiệp sẽ thu được hết phần còn lại là 65%. Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu này để tính ra tổng tiền nhận được ở trong tháng 1, 2, 3.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến Bảng Kế Hoạch Thanh Toán, bao gồm các chỉ tiêu đã được đề cập ở phần dữ liệu.
Việc mua nguyên liệu phải được thực hiện 1 tháng trước khi bán hàng, và tỷ lệ bằng 40% trên doanh thu. Vì vậy khi bán hàng vào tháng 1, doanh nghiệp cần phải mua hàng vào tháng 12, sau đó sẽ thanh toán vào tháng 1, cùng thời điểm bán hàng.
Các chi phí còn lại sẽ dựa trên dữ liệu đã cho và điền vào bảng thanh toán, ở dữ liệu của công ty này, các chi phí còn lại sẽ được thực hiện ngay trong tháng bán hàng. Sau khi tính toán xong, chúng ta sẽ lập ra được bảng thanh toán bằng tiền mặt như hình trên.
Sau khi có được kế hoạch nhận tiền, và thanh toán trong năm, cùng với số dư đầu kỳ, DN sẽ tính được số tiền thuần của mình là bao nhiêu. Bởi vì doanh nghiệp đang có hạn mức số dư tiền mặt tối thiểu, vì vậy phần còn lại sẽ được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn để duy trì nguồn tiền đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số hạn chế liên quan đến lập ngân sách tiền mặt trong thực tế là:
Vậy nên, chúng ta cần phải có những giải pháp như thực hiện ngân sách cập nhật, báo cáo MUF để có một cái nhìn khách quan về những mục tiêu trong năm, qua đó điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
Dữ Liệu của doanh nghiệp A
Thực Tế | |
T11 | 455,000 |
T12 | 722,000 |
Dự Báo | |
T1 | 783,000 |
T2 | 827,000 |
T3 | 604,000 |
T4 | 591,000 |
% Doanh thu được trả bằng tiền mặt ngay lập tức | 50% |
Phần còn lại là doanh thu bán chịu, trong đó: | |
1 tháng sau khi bán, KH thanh toán | 35% |
Hai tháng sau khi bán, KH thanh toán | 65% |
% chi phí của doanh nghiệp được tính toán như sau:
% Chi phí nguyên vật liệu trên doanh thu | 40% |
Việc mua hàng được thực hiện 1 tháng trước khi bán và thanh toán sau khi mua 1 tháng | |
% Chi phí nhân công/Doanh Thu | 30% |
Được Thanh toán ngay trong tháng bán hàng | |
| |
% Chi phí bán hàng và quản lý trên trên doanh thu là | 15% |
Được thanh toán ngay trong tháng bán hàng | |
| |
Chi phi chung mỗi tháng | 40,500 |
Chi phí khấu hao mỗi tháng | 12,500 |
Thuế trả trong tháng 1 | 10,500 |
Cổ tức được trả trong tháng 3 | 14,500 |
Tiền vào đầu kỳ Tháng 1 | 130,000 |
Số dư tiền mặt tối thểu | 125,000 |
Doanh nghiệp A cần phải lập được Kế Hoạch Thanh Toán, Tiền Nhận Được và Ngân sách Tiền Mặt là bao nhiêu:
Ở phần doanh thu bán chịu, vì sau khi bán doanh nghiệp đã thu tiền ngay 50%, vì vậy doanh thu bán chịu sẽ còn lại 50% và sẽ được chia làm 2 tháng, sau 1 tháng nhận được 35% và tháng tiếp theo doanh nghiệp sẽ thu được hết phần còn lại là 65%. Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu này để tính ra tổng tiền nhận được ở trong tháng 1, 2, 3.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến Bảng Kế Hoạch Thanh Toán, bao gồm các chỉ tiêu đã được đề cập ở phần dữ liệu.
Việc mua nguyên liệu phải được thực hiện 1 tháng trước khi bán hàng, và tỷ lệ bằng 40% trên doanh thu. Vì vậy khi bán hàng vào tháng 1, doanh nghiệp cần phải mua hàng vào tháng 12, sau đó sẽ thanh toán vào tháng 1, cùng thời điểm bán hàng.
Các chi phí còn lại sẽ dựa trên dữ liệu đã cho và điền vào bảng thanh toán, ở dữ liệu của công ty này, các chi phí còn lại sẽ được thực hiện ngay trong tháng bán hàng. Sau khi tính toán xong, chúng ta sẽ lập ra được bảng thanh toán bằng tiền mặt như hình trên.
Sau khi có được kế hoạch nhận tiền, và thanh toán trong năm, cùng với số dư đầu kỳ, DN sẽ tính được số tiền thuần của mình là bao nhiêu. Bởi vì doanh nghiệp đang có hạn mức số dư tiền mặt tối thiểu, vì vậy phần còn lại sẽ được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn để duy trì nguồn tiền đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số hạn chế liên quan đến lập ngân sách tiền mặt trong thực tế là:
- Khó dự đoán chính xác: Dự báo dòng tiền mặt tương lai có thể khó khăn do các yếu tố bất ngờ như biến động thị trường, thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, hoặc các chi phí phát sinh bất ngờ.
- Thiếu linh hoạt: Ngân sách tiền mặt thường được lập dựa trên các giả định cố định, điều này có thể không linh hoạt trong việc điều chỉnh theo tình hình thực tế. Nếu không cập nhật ngân sách thường xuyên, có thể dẫn đến việc thiếu hụt tiền mặt hoặc lãng phí nguồn lực.
- Chi phí cơ hội: Quản lý ngân sách tiền mặt một cách quá chặt chẽ có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ các cơ hội đầu tư sinh lời, do lo ngại về việc giữ tiền mặt để duy trì thanh khoản.
- Phức tạp và tốn thời gian: Quá trình lập ngân sách tiền mặt yêu cầu sự chính xác và chi tiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Việc thu thập, phân tích và cập nhật thông tin liên tục có thể tốn nhiều thời gian và công sức.
- Ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại vi: Các yếu tố như lạm phát, biến động tỷ giá, hoặc thay đổi trong chính sách tài chính của nhà nước cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc lập và thực hiện ngân sách tiền mặt.
- Tâm lý chủ quan: Người lập ngân sách có thể quá lạc quan hoặc quá bi quan về tình hình tài chính, dẫn đến việc dự báo không chính xác.
Vậy nên, chúng ta cần phải có những giải pháp như thực hiện ngân sách cập nhật, báo cáo MUF để có một cái nhìn khách quan về những mục tiêu trong năm, qua đó điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.