Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua
Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr, phí đàm phán HĐ, vận chuyển , bốc dỡ 50tr.
P/S: Biết giá thị trường cao hơn giá thực hiện là 60tr.
Tình huống của bạn đưa ra rất hay, rất đáng để bàn luận.
Ban đầu mình không khoái mấy khoản công cụ tài chính phái sinh này lắm vì nghĩ nó chưa có hoặc chưa phổ biến ở Việt Nam nên từ trước đến nay chẳng để ý đến nó. Tuy nhiên đọc tình huống bạn đưa ra mình thấy đã đến lúc cần tìm hiểu về vấn đề này. Mình đã dành khá nhiều thời gian đọc sách từ hôm qua đến nay để tìm câu trả lời hợp lý. Mấy hôm nay bận quá lên không vào diễn đàn được thấy các anh chị em tranh luận đề tài này sôi nổi quá.
Tuy tình huống hay nhưng có một số từ làm người đọc hiểu lầm:
Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr
Nhiều người chỉ cho là vừa ký hợp đồng, chưa xảy ra mua bán tài sản.
Ở Việt Nam chưa có chuẩn mực về công cụ tài chính và chưa có sách viết về kế toán các công cụ tài chính. Do vậy để giải quyết tình huống này mình lấy ví dụ theo sách Kế toán Mỹ (mình đọc 2 cuốn: Advanced Accounting và Intermediate Accounting, Principles and Analysis 2nd Edition - Warfield, Weygandt, Kieso) và Chuẩn mực kế toán Mỹ (SFAS No. 133) thì có một số vấn đề như sau:
Trước đây tại Mỹ không cho phép hạch toán các công cụ phái sinh vào tài sản và công nợ mà phản ánh ngoại bảng. Tuy nhiên sau đó FASB quy định phải hạch toán công cụ tài chính phái sinh theo giá trị hợp lý. Theo đó công cụ tài chính được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý (trang 1111 – Advanced Accounting).
Quyền chọn mua là một công cụ tài chính phái sinh, nó có thể rơi vào các dạng và phương pháp hạch toán tương ứng như sau:
- Mua để đầu cơ (speculation) như mua quyền chọn mua cổ phiếu để chờ tăng giá (như ví dụ mình đã đưa ra trước):
+ Tiền mua quyền chọn được hạch toán là khoản "Đầu tư vào quyền chọn mua".
+ Quyền chọn mua được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, khoản chênh lệch do điều chỉnh giá trị hợp lý ghi vào báo cáo thu nhập.
EX1 On January 2, 2008, Jones Company purchases a call option for $300 on Merchant common stock. The call option gives Jones the option to buy 1,000 shares of Merchant at a strike price of $50 per share. The market price of a Merchant share is $50 on January 2, 2008 (the intrinsic value is therefore $0). On March 31, 2008, the market price for Merchant stock is $53 per share, and the time value of the option is $200.
(a) Prepare the journal entry to record the purchase of the call option on January 2, 2008:
Dr. Call Option 300
Cr. Cash 300
(b) Prepare the journal entry(ies) to recognize the change in the fair value of the call option as of March 31, 2008.
Dr. Unrealized Gain or Loss—Income 100
Cr. Call Option ($300 – $200) 100
Dr. Call Option (1,000 X $3) 3,000
Cr. Unrealized Gain or Loss-Income 3,000
Thành thật xin lỗi vì đoạn này lười dịch quá. Hai bút toán này có thể gộp lại.
What was the effect on net income of entering into the derivative transaction for the period January 2 to March 31, 2008?
Unrealized Holding Gain: $2,900 ($3,000 – $100)
Đoạn trên trích theo sách “Intermediate Accounting - Principles and Analysis 2nd Edition” - Warfield, Weygandt, Kieso
- Để phòng ngừa rủi ro (Hedging). Quyền chọn mua (Call Option) thường được sử dụng đề phòng ngừa rủi ro về dòng tiền (Cash Flow Hedge).
Phương pháp kế toán trong trường hợp này như sau:
+ Khi mua quyền chọn mua hạch toán vào "
Đầu tư vào quyền chọn mua" theo giá phí quyền chọn mua (Opition Premium hay Option Fair value).
Opition Premium = Instrisic Value + Time Value.
(Intrinsic value is the difference between the market price and the preset strike price at any point in time - Giá trị nội tại là khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá ấn định (giá thưc hiện hợp đồng) tại mọi thời điểm).
Lời giải dưới đây mình dựa theo ví dụ của cuốn “Advanced Accounting”
Nếu ở ví dụ của bạn mà tại thời điểm mua mà giá thị trường của tài sản là 800.000.000 và giá trị thực hiện hợp đồng cũng là 800.000.000 thì giá trị nội tại của quyền chọn 800.000.000 – 800.000.000 = 0.
Giá trị thời gian là khoản chênh lệch giữa giá trị của quyền chọn và giá trị nội tại của nó (Time value refers to the option’s value over and above its intrinsic value). Vì có khoảng cách thời gian giữa thời điểm mua quyền chọn và thực hiện quyền chọn nên có giá này (người mua quyền chọn kỳ vọng giá lên).
Theo ví dụ của bạn thì time value = 20.000.000.
Như vậy khi mua quyền chọn ghi:
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn mua (128 hoặc 138): 20.000.000
Có TK tiền 20.000.000
Giá trị thời gian thay đổi theo thời gian và có xu hướng giảm dần. Nó được phân bổ vào chi phí. Chi phí này không được tính vào giá gốc tài sản vì nó không phải là chi phí bình thừơng và cần thiết để có được tài sản.
Giả sử bạn mua quyền chọn vào 1/6 và giao tài sản vào 15/10 và giả sử công ty chỉ lập báo cáo quý.
+ Giả sử ngày 30/6 giá trị của quyền chọn là 25.000.000, tăng 5.000.000. Tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 810.000.000.
Ta tính được: giá trị nội tại = 810.000.000 - 800.000.000 = 10.000.000.
Giá trị nội tại tăng này được ghi vào vốn chủ (khác với đầu cơ là ghi vào thu nhập để lên báo cáo thu nhập).
Vậy giá trị thời gian (Time value) là 25.000.000 - 10.000.000 = 15.000.000.
Time value đã giảm 20.000.000 – 15.000.000 = 5.000.000.
Giá trị thời gian sẽ giảm dần và ghi vào chi phí. Giá trị nội tại tăng lên và ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu (Lỗ do đầu tư vào quyền chọn - vốn chủ, hoặc Các khoản thu nhập khác ghi thẳng vào vốn chủ (Other Comprehensive Income - OCI).
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000
+ Giả sử ngày 30/9 giá trị của quyền chọn là 50.000.000, tăng 25.000.000:
Giả sử tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 845.000.000.
Instric value = 845.000.000 - 800.000.000 = 45.000.000, tăng 35.000.000
Time value = 50.000.000 - 45.000.000 = 5.000.000, giảm 10.000.000.
Bút toán như sau:
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 10.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 25.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 35.000.000
+ Ngày 15/10, thực hiện hợp đồng:
Instric value = 860.000.000 - 800.000.000 = 69.000.000, tăng 10.000.000 so với 30/9.
Time value = 0, giảm 5.000.000.
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000
Bút toán tất toán quyền chọn mua:
Nợ TK tiền: 60.000.000
Có TK "Đầu tư vào quyền chọn mua": 60.000.000.
Bút toán phản ánh mua tài sản:
Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 860.000.000
Có TK tiền: 860.000.000
Các chi phí cần thiết liên quan ghi:
Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 50.000.000
Có TK tiền: 50.000.000
+ Đối với mua hàng tồn kho: Khi bán hàng tồn kho hoặc sản phẩm làm ra từ chúng đồng thời sẽ kết chuyển ghi giảm giá vốn của khoản OCI:
Nợ TK Other Comprehensive Income - OCI: 60.000.000
Có TK Giá vốn hàng bán: 60.000.000
+ Đối với TSCĐ (cái này sách không có ví dụ, mình tự suy luận): Định kỳ phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phần chênh lệch của hợp đồng quyền chọn đã ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu:
TK Other Comprehensive Income - OCI
Có TK Chi phí (để ghi giảm chi phí bộ phận sử dụng tài sản)
Như vậy đối chiếu với cách làm theo kế toán Mỹ thì cách định khoản của bạn có 1 số điểm chưa ổn:
- Hạch toán chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thực hiện vào thu nhập khác hoặc giảm giá vốn ngay khi mua chưa đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
- Hạch toán Chi phí quyền chọn vào chi phí mua tài sản là không hợp lý vì đây không phải là
Các chi phí bình thường và cần thiết để có được tài sản
Ôi Hedging Accounting! Đau đầu thật.
Trên đây là ngu kiến của em. Rất mong được thỉnh giáo các bác khác!