Xin nói trước đây là kinh nghiệm của người làm công tác kiểm tra doanh nghiệp chứ không phải của dân kế toán nhà mình đâu nhé các bạn :001_cool:
Qua những kỳ làm công tác kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khi kết thúc năm, khi hợp nhất, khi sáp nhập, khi giải thể hoặc khi chia tách, xin nêu một vài kinh nghiệm cùng suy nghĩ và trao đổi, để công tác quản lý tài chính DNNN ngày càng sâu sát với thực tế.
Khi lập báo cáo quyết toán tài chính hết năm do nhiều lý do khác nhau mà có doanh nghiệp phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu như: giá vốn hàng tồn kho thường cao hơn giá thực để giảm lỗ. Công nợ phải trả không thể hiện hết như: lãi tiền vay phải trả chỉ tính tròn tháng kể từ ngày vay mà không tính đến hết ngày 31 tháng 12. Tiền điện sáng dùng trong sản xuất và sinh hoạt, tiền điện thoại cũng chưa tính đủ, và các khoản chi phí này thông thường phải từ ngày 10 tháng 1 năm sau trở đi mới phải trả cho tháng 12 năm trước. Mua chịu vật tư của khách hàng đã đưa vào sản xuất nhưng chưa hạch toán như than đá, chất đốt ... (việc này hay có ở các DNNN sản xuất chế biến chè). Vì vậy kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) trên báo cáo quyết toán tài chính gửi đến các cơ quan quản lý thường khác so với kết quả sau khi được các cơ quan thuế và tài chính kiểm tra.
Công nợ nhất là công nợ phải thu với các khách hàng ngoài địa bàn quản lý như tỉnh ngoài, thành phố khác, nếu doanh nghiệp không có biên bản đối chiếu với khách nợ hoặc chủ nợ khi kết thúc kỳ báo cáo thì cần phải quan tâm. Ðã có trường hợp các hộ của DN thu hết tiền nợ của khách hàng, hoặc nhận trước tiền đặt hàng của khách hàng không nhập quỹ, chiếm dụng làm việc riêng mà DN không biết, không ghi vào sổ sách kế toán. Có những khoản nợ phải trả nhưng thực chất chủ nợ đó đã ngừng hoạt động hoặc đã giải thể.
Công nợ là một vấn đề nan giải nhất khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hay giải thể một DNNN. Nó cũng tốn kém rất nhiều thời gian khi tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính DNNN hàng năm, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều ẩn số của việc thay đổi kết quả kinh doanh của DN khi kết thúc công tác kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính, xác định kết quả kinh doanh của DN. Ðối với một số khoản chi phí khác mà DN xác định trước như: tiền lương phải trả, đây là khoản chi phí đáng kể chiếm trong giá thành sản phẩm. Khi kiểm tra chỉ tiêu này cần căn cứ vào định mức đơn giá đơn vị sản phẩm do DN xây dựng đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐTB và XH) phê duyệt từ cuối năm trước, các Thông tư hướng dẫn của Bộ LÐTB và XH và số lượng sản phẩm sản xuất trong năm. Thông thường lương tháng 12 (năm báo cáo) các DN đến tháng 1 năm sau mới bắt đầu trả, vì vậy tài khoản 334 đại đa số các DN hết năm đều có số dư “Có”. Ðể xác định chính xác số tiền lương DN đã tính và chi phí sản xuất trong năm, khi kiểm tra nên kiểm tra các chứng từ chỉ số tiền lương dư có đó. Bởi khi tiến hành kiểm tra quyết toán năm báo cáo sớm nhất cũng phải cuối tháng 2 năm sau, do vậy sẽ đủ chứng từ chứng minh cho việc hạch toán tiền lương của DN đúng hay không.
Chỉ tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: ngoài viêc kiểm tra số được tính, được thu tính trên quỹ lương cấp bậc còn phải đối chiếu với biên bản đối chiếu giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với DN từng quý và quý 4 để xác định số dư cuối kỳ chuyển sang năm sau. Nếu có sự chênh lệch thì phải điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể.
Trong chi phí, nhất là chi phí mua tài sản cố định mà tài sản đó không nằm trong dây chuyền thiết bị đồng bộ và mua vật tư nguyên liệu cũng là những chỉ tiêu khó kiểm tra, nhất là với khách hàng không phải là DNNN lại ở ngoài địa bàn quản lý. Ðã có cán bộ của DN được cử đi mua những thiết bị, vật tư này đã gửi giá vào giá mua theo kiểu “đá bóng bật tường” dẫn đến giá nhập kho thường cao hơn giá trên thị trường. Muốn có kết luận được việc này cần có sự kết hợp của cơ quan thuế nơi DN bán phát hành hóa đơn bán hàng.
Kinh tế thị trường rất linh hoạt và muôn hình, muôn vẻ, quy chế quản lý của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý đặc biệt là các cơ quan quản lý tài chính còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó cũng gây không ít khó khăn trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của các DNNN, đòi hỏi người làm công tác này phái công minh và tỉnh táo./.
Qua những kỳ làm công tác kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khi kết thúc năm, khi hợp nhất, khi sáp nhập, khi giải thể hoặc khi chia tách, xin nêu một vài kinh nghiệm cùng suy nghĩ và trao đổi, để công tác quản lý tài chính DNNN ngày càng sâu sát với thực tế.
Khi lập báo cáo quyết toán tài chính hết năm do nhiều lý do khác nhau mà có doanh nghiệp phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu như: giá vốn hàng tồn kho thường cao hơn giá thực để giảm lỗ. Công nợ phải trả không thể hiện hết như: lãi tiền vay phải trả chỉ tính tròn tháng kể từ ngày vay mà không tính đến hết ngày 31 tháng 12. Tiền điện sáng dùng trong sản xuất và sinh hoạt, tiền điện thoại cũng chưa tính đủ, và các khoản chi phí này thông thường phải từ ngày 10 tháng 1 năm sau trở đi mới phải trả cho tháng 12 năm trước. Mua chịu vật tư của khách hàng đã đưa vào sản xuất nhưng chưa hạch toán như than đá, chất đốt ... (việc này hay có ở các DNNN sản xuất chế biến chè). Vì vậy kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) trên báo cáo quyết toán tài chính gửi đến các cơ quan quản lý thường khác so với kết quả sau khi được các cơ quan thuế và tài chính kiểm tra.
Công nợ nhất là công nợ phải thu với các khách hàng ngoài địa bàn quản lý như tỉnh ngoài, thành phố khác, nếu doanh nghiệp không có biên bản đối chiếu với khách nợ hoặc chủ nợ khi kết thúc kỳ báo cáo thì cần phải quan tâm. Ðã có trường hợp các hộ của DN thu hết tiền nợ của khách hàng, hoặc nhận trước tiền đặt hàng của khách hàng không nhập quỹ, chiếm dụng làm việc riêng mà DN không biết, không ghi vào sổ sách kế toán. Có những khoản nợ phải trả nhưng thực chất chủ nợ đó đã ngừng hoạt động hoặc đã giải thể.
Công nợ là một vấn đề nan giải nhất khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hay giải thể một DNNN. Nó cũng tốn kém rất nhiều thời gian khi tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính DNNN hàng năm, đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều ẩn số của việc thay đổi kết quả kinh doanh của DN khi kết thúc công tác kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính, xác định kết quả kinh doanh của DN. Ðối với một số khoản chi phí khác mà DN xác định trước như: tiền lương phải trả, đây là khoản chi phí đáng kể chiếm trong giá thành sản phẩm. Khi kiểm tra chỉ tiêu này cần căn cứ vào định mức đơn giá đơn vị sản phẩm do DN xây dựng đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐTB và XH) phê duyệt từ cuối năm trước, các Thông tư hướng dẫn của Bộ LÐTB và XH và số lượng sản phẩm sản xuất trong năm. Thông thường lương tháng 12 (năm báo cáo) các DN đến tháng 1 năm sau mới bắt đầu trả, vì vậy tài khoản 334 đại đa số các DN hết năm đều có số dư “Có”. Ðể xác định chính xác số tiền lương DN đã tính và chi phí sản xuất trong năm, khi kiểm tra nên kiểm tra các chứng từ chỉ số tiền lương dư có đó. Bởi khi tiến hành kiểm tra quyết toán năm báo cáo sớm nhất cũng phải cuối tháng 2 năm sau, do vậy sẽ đủ chứng từ chứng minh cho việc hạch toán tiền lương của DN đúng hay không.
Chỉ tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: ngoài viêc kiểm tra số được tính, được thu tính trên quỹ lương cấp bậc còn phải đối chiếu với biên bản đối chiếu giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với DN từng quý và quý 4 để xác định số dư cuối kỳ chuyển sang năm sau. Nếu có sự chênh lệch thì phải điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể.
Trong chi phí, nhất là chi phí mua tài sản cố định mà tài sản đó không nằm trong dây chuyền thiết bị đồng bộ và mua vật tư nguyên liệu cũng là những chỉ tiêu khó kiểm tra, nhất là với khách hàng không phải là DNNN lại ở ngoài địa bàn quản lý. Ðã có cán bộ của DN được cử đi mua những thiết bị, vật tư này đã gửi giá vào giá mua theo kiểu “đá bóng bật tường” dẫn đến giá nhập kho thường cao hơn giá trên thị trường. Muốn có kết luận được việc này cần có sự kết hợp của cơ quan thuế nơi DN bán phát hành hóa đơn bán hàng.
Kinh tế thị trường rất linh hoạt và muôn hình, muôn vẻ, quy chế quản lý của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý đặc biệt là các cơ quan quản lý tài chính còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó cũng gây không ít khó khăn trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính của các DNNN, đòi hỏi người làm công tác này phái công minh và tỉnh táo./.
Nguyễn Ðức Lộc, TBTCVN 89