I. Đặt vấn đề
Từ đầu những năm 2000 tới nay, Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển thị trường CNTT, trong đó có thị trường phần mềm. Nhiều chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp phần mềm đã được chính phủ ban hành như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm đầu thành lập, nâng cao mức chịu thuế thu nhập cá nhân của những người làm phần mềm, miễn thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm phần mềm. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp phần mềm đã nhanh chóng được thành lập. Năm 2002, số đơn vị đăng ký sản xuất phần mềm đang hoạt động tại TP.HCM là 313 đơn vị, trong đó có khoảng 50% là các đơn vị phần mềm mới thành lập trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây [1]. Điều này chứng tỏ thị trường phần mềm phát triển tốt, các chính sách và biện pháp của nhà nước đã phát huy hiệu lực.
Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp phần mềm được hưởng những điều kiện thuận lợi từ chính sách nâng đỡ của Nhà nước; nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài nạn sao chép bất hợp pháp các phần mềm, bản quyền phần mềm bị vi phạm nặng nề gây tổn hại không nhỏ cho nhà sản xuất, còn có tình trạng các sản phẩm không được bán đúng với giá trị , gây nên hậu quả là nhà sản xuất không thể tái đầu tư cho sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã không thể tồn tại ngay trong những năm đầu thành lập hoặc phải mở thêm các hoạt động khác như các dịch vụ cài đặt phần mềm, thiết kế đồ họa , đào tạo, kinh doanh máy tính .. để tạo thêm doanh thu.
Có thể nói rằng về môi trường pháp lý, về mặt khoa học công nghệ của ngành công nghiệp non trẻ này đã có những phát triển đáng kể song về mặt kinh tế chưa có một sự quan tâm thích đáng. Việc không có một phương pháp chuẩn và hợp lý để định giá thành sản phẩm phần mềm không những tạo sự khó khăn cho việc quản lý điều hành dự án phần mềm trong doanh nghiệp mà cả trong các dự án của chính phủ, điều này đã tạo nên một hậu quả là chính phủ đưa ra giá gọi thầu tùy tiện. Hơn nữa, cho đến nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh để theo dõi sự phát triển của ngành này. Do vậy khó cho việc hoạch định phát triển ngành cũng như cho việc đánh giá phần đóng góp của ngành công nghiệp này trong nền kinh tế quốc dân.
Một trong các chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được là chỉ tiêu giá thành. Hiện chưa có một phương pháp tính toán thống nhất hoàn chỉnh, mỗi cơ sở tính theo kinh nghiệm của mình. Bài báo này ngoài việc nêu một số tình hình về sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm; tập trung vào việc đề nghị một phương pháp tính toán giá thành sản phẩm phần mềm, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp để xây dựng giá bán sản phẩm.
II. Đặc điểm của sản phẩm phần mềm
Trong lĩnh vực phần mềm, tùy thuộc vào chức năng mà người ta phân ra thành các lớp sau :
- phần mềm cơ bản; làm tăng khả năng của thiết bị. Ví dụ các hệ điều hành…
- phần mềm tiện ích; thực hiện một tiện ích phổ biến trong quá trình khai thác thiết bị và phần mềm cơ bản. Ví dụ các loại công cụ phát triển phần mềm…
- phần mềm áp dụng; thực hiện một hoặc nhiều chức năng của một lĩnh vực nào đó. Ví dụ phần mềm kế toán, phần mềm quản lý lao động tiền lương…
Phần mềm cơ bản và phần mềm tiện ích do những chuyên gia phần mềm xây dựng nên, trong khi phần mềm ứng dụng thường do những người sử dụng tự viết chương trình, đôi khi cũng được cung cấp bởi các chuyên gia hoặc các công ty phát triển phần mềm. Tuy vậy, do mức độ phức tạp của công nghệ sử dụng và độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết mà trong nhiều trường hợp cần đến chuyên gia để xây dựng các phần mềm ứng dụng .
Do sự xuất hiện ngày càng nhiều nhóm chuyên gia mà rất nhiều phần mềm ứng dụng đã được sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Một đặc điểm khác nữa là những sản phẩm phần mềm này dễ dàng tính được giá thành do việc chia nhỏ việc sản xuất ra thành nhiều công đoạn. Đó là một trong những lý do cơ bản hình thành nên một ngành công nghiệp mới đặc biệt năng động mà chúng ta gọi là ngành công nghiệp phần mềm.
Tuy nhiên, sản xuất phần mềm là một hoạt động chịu nhiều tác nhân. Bản thân phần mềm cũng là một loại sản phẩm đặc biệt, sử dụng chủ yếu là chất xám - được tính bằng ngày công lao động. Các yếu tố khác tác động đến sản xuất như trang thiết bị, vật tư nguyên liệu, nhà xưởng không chiếm nhiều tỉ trọng cấu thành giá trị sản phẩm. Ngược lại, những yếu tố liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm lại là đào tạo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới, tổ chức sản xuất...
Chất lượng sản phẩm phần mềm tùy thuộc vào môi trường thiết bị, trình độ nhân lực và trình độ tổ chức sản xuất của nhóm làm phần mềm.
Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàng trong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thương mại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được phát triển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
Từ đầu những năm 2000 tới nay, Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển thị trường CNTT, trong đó có thị trường phần mềm. Nhiều chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp phần mềm đã được chính phủ ban hành như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm đầu thành lập, nâng cao mức chịu thuế thu nhập cá nhân của những người làm phần mềm, miễn thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm phần mềm. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp phần mềm đã nhanh chóng được thành lập. Năm 2002, số đơn vị đăng ký sản xuất phần mềm đang hoạt động tại TP.HCM là 313 đơn vị, trong đó có khoảng 50% là các đơn vị phần mềm mới thành lập trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây [1]. Điều này chứng tỏ thị trường phần mềm phát triển tốt, các chính sách và biện pháp của nhà nước đã phát huy hiệu lực.
Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp phần mềm được hưởng những điều kiện thuận lợi từ chính sách nâng đỡ của Nhà nước; nhưng họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài nạn sao chép bất hợp pháp các phần mềm, bản quyền phần mềm bị vi phạm nặng nề gây tổn hại không nhỏ cho nhà sản xuất, còn có tình trạng các sản phẩm không được bán đúng với giá trị , gây nên hậu quả là nhà sản xuất không thể tái đầu tư cho sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã không thể tồn tại ngay trong những năm đầu thành lập hoặc phải mở thêm các hoạt động khác như các dịch vụ cài đặt phần mềm, thiết kế đồ họa , đào tạo, kinh doanh máy tính .. để tạo thêm doanh thu.
Có thể nói rằng về môi trường pháp lý, về mặt khoa học công nghệ của ngành công nghiệp non trẻ này đã có những phát triển đáng kể song về mặt kinh tế chưa có một sự quan tâm thích đáng. Việc không có một phương pháp chuẩn và hợp lý để định giá thành sản phẩm phần mềm không những tạo sự khó khăn cho việc quản lý điều hành dự án phần mềm trong doanh nghiệp mà cả trong các dự án của chính phủ, điều này đã tạo nên một hậu quả là chính phủ đưa ra giá gọi thầu tùy tiện. Hơn nữa, cho đến nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh để theo dõi sự phát triển của ngành này. Do vậy khó cho việc hoạch định phát triển ngành cũng như cho việc đánh giá phần đóng góp của ngành công nghiệp này trong nền kinh tế quốc dân.
Một trong các chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được là chỉ tiêu giá thành. Hiện chưa có một phương pháp tính toán thống nhất hoàn chỉnh, mỗi cơ sở tính theo kinh nghiệm của mình. Bài báo này ngoài việc nêu một số tình hình về sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm; tập trung vào việc đề nghị một phương pháp tính toán giá thành sản phẩm phần mềm, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp để xây dựng giá bán sản phẩm.
II. Đặc điểm của sản phẩm phần mềm
Trong lĩnh vực phần mềm, tùy thuộc vào chức năng mà người ta phân ra thành các lớp sau :
- phần mềm cơ bản; làm tăng khả năng của thiết bị. Ví dụ các hệ điều hành…
- phần mềm tiện ích; thực hiện một tiện ích phổ biến trong quá trình khai thác thiết bị và phần mềm cơ bản. Ví dụ các loại công cụ phát triển phần mềm…
- phần mềm áp dụng; thực hiện một hoặc nhiều chức năng của một lĩnh vực nào đó. Ví dụ phần mềm kế toán, phần mềm quản lý lao động tiền lương…
Phần mềm cơ bản và phần mềm tiện ích do những chuyên gia phần mềm xây dựng nên, trong khi phần mềm ứng dụng thường do những người sử dụng tự viết chương trình, đôi khi cũng được cung cấp bởi các chuyên gia hoặc các công ty phát triển phần mềm. Tuy vậy, do mức độ phức tạp của công nghệ sử dụng và độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết mà trong nhiều trường hợp cần đến chuyên gia để xây dựng các phần mềm ứng dụng .
Do sự xuất hiện ngày càng nhiều nhóm chuyên gia mà rất nhiều phần mềm ứng dụng đã được sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Một đặc điểm khác nữa là những sản phẩm phần mềm này dễ dàng tính được giá thành do việc chia nhỏ việc sản xuất ra thành nhiều công đoạn. Đó là một trong những lý do cơ bản hình thành nên một ngành công nghiệp mới đặc biệt năng động mà chúng ta gọi là ngành công nghiệp phần mềm.
Tuy nhiên, sản xuất phần mềm là một hoạt động chịu nhiều tác nhân. Bản thân phần mềm cũng là một loại sản phẩm đặc biệt, sử dụng chủ yếu là chất xám - được tính bằng ngày công lao động. Các yếu tố khác tác động đến sản xuất như trang thiết bị, vật tư nguyên liệu, nhà xưởng không chiếm nhiều tỉ trọng cấu thành giá trị sản phẩm. Ngược lại, những yếu tố liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm lại là đào tạo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới, tổ chức sản xuất...
Chất lượng sản phẩm phần mềm tùy thuộc vào môi trường thiết bị, trình độ nhân lực và trình độ tổ chức sản xuất của nhóm làm phần mềm.
Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàng trong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thương mại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được phát triển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.