Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề cơ bản, là hạt nhân của KTQT nói chung. Mục tiêu của kế toán quản trị CPSX và GTSP là xác định được giá phí của các loại sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra nhằm cung cấp các thông tin hữu ích, trợ giúp các nhà quản trị ra được các quyết định phù hợp. Trong các tài khoản chi phí sản xuất, việc quy nạp khoản CPNCTT, CPNVLTT cho từng loại sản phẩm không quá phức tạp vì chúng thường liên quan trực tiếp tới từng loại sản phẩm, từng dịch vụ cụ thể. Riêng đối với tài khoản CPSXC, do có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều loại dịch vụ nên việc phân bổ, quy nạp khoản mục này là rất phức tạp. Để xử lý vấn đề này, lý luận và thực tiễn KTQT đã phát triển một số mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung sau:
1. Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi các hệ thống xác định giá phí trong KTQT bắt đầu được xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công. Tại thời điểm này, các nhà quản trị cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng nhân công với sự phát sinh chi phí sản xuất chung. Do vậy, chi phí nhân công (hoặc là các nhân tố liên quan đến nhân công như: số giờ công...) đã được sử dụng là tiêu chuẩn duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tự động hoá đã làm quá trình sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị. Lúc này, các nhân tố liên quan đến việc sử dụng máy như: số giờ làm việc lại được sử dụng làm tiêu chuẩn phân bổ duy nhất.
Ưu điểm của mô hình phân bổ CPSXC sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là áp dụng đơn giản, chi phí quản lý thấp nhưng lại dẫn đến việc phân bổ CPSXC không chính xác khi các yếu tố chi phí phong phú và CPSXC phức tạp hơn. Do đó, mô hình này chỉ có thể vận dụng được khi có các điều kiện sau:
+ Nền kinh tế chưa phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công.
+ Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thể CPSX.
Sơ đồ 1: Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất.
2. Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận
Những năm sau đó, sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí đã cho thấy việc sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là không hợp lý. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình phân bổ CPSXC theo bộ phận. Mô hình này gồm 2 giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất, CPSXC được tập hợp cho các trung tâm chi phí là các bộ phận, các đơn vị trực thuộc theo mô hình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Ở giai đoạn thứ hai, CPSXC được phân bổ từ các trung tâm đó cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Để phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau phù hợp với bản chất của các công việc được thực hiện ở từng bộ phận (trung tâm chi phí).
Ưu điểm của mô hình này là việc sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau tương ứng với từng trung tâm chi phí, mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận đã cho phép xác định giá phí của từng loại sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về tính chất, kích cỡ, quy trình sản xuất phức tạp thì mô hình này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, mô hình này có thể vận dụng khi có những điều kiện sau:
+ Có sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí.
+ Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Sơ đồ 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận.
Quang Khải (http://www.tapchiketoan.info/)
1. Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi các hệ thống xác định giá phí trong KTQT bắt đầu được xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công. Tại thời điểm này, các nhà quản trị cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng nhân công với sự phát sinh chi phí sản xuất chung. Do vậy, chi phí nhân công (hoặc là các nhân tố liên quan đến nhân công như: số giờ công...) đã được sử dụng là tiêu chuẩn duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tự động hoá đã làm quá trình sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị. Lúc này, các nhân tố liên quan đến việc sử dụng máy như: số giờ làm việc lại được sử dụng làm tiêu chuẩn phân bổ duy nhất.
Ưu điểm của mô hình phân bổ CPSXC sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là áp dụng đơn giản, chi phí quản lý thấp nhưng lại dẫn đến việc phân bổ CPSXC không chính xác khi các yếu tố chi phí phong phú và CPSXC phức tạp hơn. Do đó, mô hình này chỉ có thể vận dụng được khi có các điều kiện sau:
+ Nền kinh tế chưa phát triển, hoạt động sản xuất còn mang nặng tính thủ công.
+ Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thể CPSX.
Sơ đồ 1: Mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất.
2. Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận
Những năm sau đó, sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí đã cho thấy việc sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là không hợp lý. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình phân bổ CPSXC theo bộ phận. Mô hình này gồm 2 giai đoạn: Ở giai đoạn thứ nhất, CPSXC được tập hợp cho các trung tâm chi phí là các bộ phận, các đơn vị trực thuộc theo mô hình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Ở giai đoạn thứ hai, CPSXC được phân bổ từ các trung tâm đó cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Để phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau phù hợp với bản chất của các công việc được thực hiện ở từng bộ phận (trung tâm chi phí).
Ưu điểm của mô hình này là việc sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ khác nhau tương ứng với từng trung tâm chi phí, mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận đã cho phép xác định giá phí của từng loại sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau về tính chất, kích cỡ, quy trình sản xuất phức tạp thì mô hình này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, mô hình này có thể vận dụng khi có những điều kiện sau:
+ Có sự gia tăng của CPSXC, sự phong phú của các yếu tố chi phí.
+ Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Sơ đồ 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung theo bộ phận.
Quang Khải (http://www.tapchiketoan.info/)