môi trường

ngoctrungkt

Member
Hội viên mới
em mới vào làm công ty xử lý chất thải..anh chị nào biết quy trình hoạch toán ghi nhận doanh thu và tính giá vốn cho công việc xử lý chất thải k tư vấn cho em với..theo hình thức tính giá thành theo sản xuất hay công trình ạ..
tình hình công ty em thế nay:
Tháng 4 công ty em làm hợp đồng và tiếp nhận các loại chất thải ở các công ty, khách hàng có nhu cầu xử lý chất thải nguy hại..khi đó em nhập kho chất thải ( khi nhập kho chất thải thì định khoản thế nào) và ghi nhận Doanh thu ..nhưng tới tháng 9 công ty em mới bắt đầu xuất kho các chất thải và xử lý chất thải đó..như vậy t4 có phát sinh doanh thu nhưng k tập hợp được giá vốn...tới tháng 9 thì k có DT nhưng lại có giá vốn..vậy có ảnh hưởng gì k ạ..ở đây đối tượng tập hợp chi phí có phải là các là tên các loại chất thải k...các anh chị am hiểu về vấn đề này tư vấn giúp em với...
 
Bên bạn có định mức các loại hóa chất để xử lý chất thải đúng ko?
Tính giá vốn bình thường theo công trình cũng được mà.
621: Chi phí hóa chất để xử lý chất thải
622: Chi phí nhân công để xử lý chất thải
623: Chi phí máy móc để xử lý chất thải
632: Giá vốn
511: Doanh thu của công việc xử lý chất thải
Khối lượng chất thải nhập kho: Là khối lượng công việc mà khách hàng giao cho bên bạn
cứ hiểu đơn giản vậy rồi hạch toán là okie mà.
 
1. Thu gom chất thải nguy hại : công đoạn này phát sinh doanh thu CCDV xử lý chất thải nguy hại (xuất hóa đơn dịch vụ xử lý chất thải) .
CP phát sinh ở công đoạn này thường CP nhân công, CP tài sản hoặc CCDC dùng để thu gom chất thải (xe máy, thùng, bồn ..). Ở công đoạn này, ta tạm ghi nhận các CP phát sinh, chưa phân bổ để tính giá vốn CCDV.

2. Công đoạn lưu giữ, phân loại chất thải nguy hại :
+ Chất thải thu gom về, được lưu giữ trước khi đưa vào xử lý : Phát sinh CP lưu giữ bảo quản (kho bãi, bồn chứa, nhân công ...)
+ Trong quá trình lưu giữ, ta đồng thời phân loại chất thải nguy hại : phần được tái chế và phần tiêu hủy vĩnh viễn .
Tại đây, ta tiến hành phân bổ CP, cho phần tái chế và phần tiêu hủy vĩnh viễn.
CP cho phần tiêu hủy vĩnh viễn, cộng CP lưu giữ bảo quản , thu gom phân bổ cho nó và một phần CP thu gom bảo quản cho phần chất thải được tái chế sẽ trở thành giá vốn của DT CCDV xử lý chất thải nguy hại .
Chi phí tiêu hủy vĩnh viễn chất thải nguy hại thường : máy móc thiết bị, hóa chất (nếu có), tiền điện cho lò đốt hoặc CP khấu hao của bể, bồn chứa chất tiêu hủy ...

3. Công đoạn tái chế chất thải nguy hại (nếu có): sau công đoạn này ta sẽ được sản phẩm mới và có thể được bán ra thị trường để tạo phần doanh thu khác nữa . Giá thành của sản phẩm mới này sẽ được tính từ CP thu gom, CP lưu giữ bảo quản phân bổ cho phần chất thải được tái chế, chi phí chung (điện, nước, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công...)

Với một nhà máy xử lý chất thải nguy hại thường những công đoạn trên sẽ được thực hiện, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng DN mà các công đoạn có thể khác đi , nhưng tựu chung lại cách thức thì vẫn như thế, bạn có thể tùy biến sao cho phù hợp với đơn vị của mình.
Một vài chia sẻ , mong giúp được bạn.
 
....
và một vấn đề nữa: theo em tìm hiểu thì khi xử lý chất thải có một số chất thì xử lý riêng bằng các hóa chất, còn một số thì trộn tổng hợp các chất thải và cho vào lò đốt...như vậy đối tượng tập hợp chi phí để em tính giá là gì.
em đang rất cần sự tư vấn của anh..vì em mới lần đầu làm trong lĩnh vực nghành nghề này nên rất bối rối..
nếu có thể mong a trả lời chi tiết, hoạch toán (cho em dể hình dung) giùm em luôn..
mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ anh. ..chân thành cám ơn

Haiz!!! Tôi đã "dọn cỗ " sẵn rồi mà bạn còn muốn tôi "mớm" nữa sao ?
 
1. Thu gom chất thải nguy hại : công đoạn này phát sinh doanh thu CCDV xử lý chất thải nguy hại (xuất hóa đơn dịch vụ xử lý chất thải) .
CP phát sinh ở công đoạn này thường CP nhân công, CP tài sản hoặc CCDC dùng để thu gom chất thải (xe máy, thùng, bồn ..). Ở công đoạn này, ta tạm ghi nhận các CP phát sinh, chưa phân bổ để tính giá vốn CCDV.

2. Công đoạn lưu giữ, phân loại chất thải nguy hại :
+ Chất thải thu gom về, được lưu giữ trước khi đưa vào xử lý : Phát sinh CP lưu giữ bảo quản (kho bãi, bồn chứa, nhân công ...)
+ Trong quá trình lưu giữ, ta đồng thời phân loại chất thải nguy hại : phần được tái chế và phần tiêu hủy vĩnh viễn .
Tại đây, ta tiến hành phân bổ CP, cho phần tái chế và phần tiêu hủy vĩnh viễn.
CP cho phần tiêu hủy vĩnh viễn, cộng CP lưu giữ bảo quản , thu gom phân bổ cho nó và một phần CP thu gom bảo quản cho phần chất thải được tái chế sẽ trở thành giá vốn của DT CCDV xử lý chất thải nguy hại .
Chi phí tiêu hủy vĩnh viễn chất thải nguy hại thường : máy móc thiết bị, hóa chất (nếu có), tiền điện cho lò đốt hoặc CP khấu hao của bể, bồn chứa chất tiêu hủy ...

3. Công đoạn tái chế chất thải nguy hại (nếu có): sau công đoạn này ta sẽ được sản phẩm mới và có thể được bán ra thị trường để tạo phần doanh thu khác nữa . Giá thành của sản phẩm mới này sẽ được tính từ CP thu gom, CP lưu giữ bảo quản phân bổ cho phần chất thải được tái chế, chi phí chung (điện, nước, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công...)

Với một nhà máy xử lý chất thải nguy hại thường những công đoạn trên sẽ được thực hiện, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng DN mà các công đoạn có thể khác đi , nhưng tựu chung lại cách thức thì vẫn như thế, bạn có thể tùy biến sao cho phù hợp với đơn vị của mình.
Một vài chia sẻ , mong giúp được bạn.
dạ! cty e cũng gần giống j nhưng ko có chất thải nguy hại ( chủ yếu là vải vụn và đế giày hư)
1. nhưng bên cty thu phí xử lý chất thải cho 2 loại này thì ghi nhận là doanh thu cung cấp dịch vụ đúng không ạ?
2. bên cty e lấy 2 loại rác này xay nhỏ nén lại thành bao và bán cho cty thứ 3 làm nhiện liệu đốt thay thế, vậy thì cty em ghi nhận đầu vào như thế nào, vì rác thì ko phải mua ah.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top