"Mách nước" kinh nghiệm xin việc

lethuy1212

New Member
Hội viên mới
Mùa tuyển sinh ĐH bắt đầu rục rịch cũng là lúc một lượng lớn sinh viên ra trường đổ xô đi tìm việc làm, nhưng không phải ai cũng thành công khi đứng trước cơ hội có được việc làm như ý. Nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn điều gì? Xu hướng việc làm hiện nay ra sao? Kỹ năng nào để tìm được việc và thăng tiến?

Gây ấn tượng bằng đơn xin việc

Bà Tiêu Yến Trinh- chuyên viên nhân sự của PWHC (công ty kiểm toán Price Walter House Coopers) chia sẻ kinh nghiệm trình bày đơn xin việc qua trích dẫn câu nói của cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell: Không có thành công nào bí mật, đó chỉ là kết quả của sự chuẩn bị tốt, làm việc chăm chỉ và học hỏi từ chính thất bại của bản thân. Lời khuyên đưa ra là bằng mọi cách hãy tạo được ấn tượng tốt, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt: biết được thông báo tuyển dụng từ nguồn nào, ghi đúng tên người nhận hồ sơ, một bức thư nhận xét của sếp cũ hay lời nhấn mạnh rất quan tâm đến vị trí đã chọn.

Giữa hàng trăm lá đơn xin việc, sự khác biệt từ lá đơn của bạn là một lợi thế đặc biệt. Nhà tuyển dụng có thể hình dung phần nào tiềm năng và giá trị của bạn qua CV (lý lịch) được sắp xếp ngay ngắn, nghiêm túc, trật tự bằng những chiếc...kẹp giấy. Hãy tự làm lấy đơn xin việc, trình bày rõ vị trí công việc mà bạn muốn có cùng mục tiêu phấn đấu trong tương lai, đừng gửi đi những hồ sơ mang tính cầu may. Nhà tuyển dụng luôn có ấn tượng tốt về sự năng động của ứng viên nhưng đừng biến sự khác biệt đó trở thành... khác thường. Chuyên viên Trinh dẫn chứng câu chuyện về một ứng viên nọ có chuyên môn rất giỏi, gửi đến PWHC một đơn xin việc chỉ có...4 dòng. Sau khi được tư vấn thêm, người này tiếp tục gửi đơn và một tháng sau nhận đã được một công việc rất tốt. Hay như một ứng viên khác từng làm việc cho tập đoàn Unilever gửi một CV dài....20 trang A4, kèm theo vô số hình...đám cưới, sinh nhật.

Đối với những sinh viên chưa có kinh nghiệm, một thủ thuật gây ấn tượng được các nhà tư vấn mách nước là đừng ngại ghi vào hồ sơ những việc làm thêm: dạy kèm, bán hàng, những buổi ngoại khoá đã dự, những chuyến thực tế...bởi tâm lý nhà tuyển dụng rất thích người năng động, từng trải và không muốn tốn thời gian đào tạo thêm.

Phỏng vấn: nên và không nên

Phỏng vấn tuyển dụng luôn có nhiều điều nên và không nên trình bày mà không phải ai cũng lường trước được. Hồ Quốc Ân- một người có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn có mặt tại buổi thuyết trình này cho rằng: vui vẻ và thân thiện là điều nên làm, tránh để nhà tuyển dụng phủ đầu. Phải tạo được tư thế tự tin của mình và nên chuẩn bị sẵn vài câu hỏi ngược lại để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự quan tâm đến công ty. Điều nên tránh nữa được Ân bổ sung là không nên ngắt lời, không sử dụng tiếng lóng, từ địa phương, đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ linh hoạt, khéo léo của ứng viên ở mức nào.

Qua kinh nghiệm tuyển dụng, các nhà tư vấn cho rằng điều tối kị đối với các ứng viên là không nên đề cập đến ...lương, bởi đây là điều rất tế nhị. Nhưng khi buộc phải trả lời, hãy đưa ra một con số cụ thể chứ đừng thế nào cũng được vì phỏng vấn chính là một cuộc...đàm phán. Một nhược điểm khác được chuyên viên Trinh chỉ ra là nhiều ứng viên mắc lỗi thiếu tìm hiểu về công ty, dẫn đến những câu hỏi ngớ ngẩn như công ty ông sản xuất cái gì? hay Head & Shoulders là nhãn hiệu dầu gội của...Unilerver.

Nghề nào đem lại cơ hội?

Bà Tiêu Yến Trinh nhận định xu hướng việc làm hiện nay tập trung vào những ngành mang tính chất dịch vụ. Theo đó những ngành như marketing, PR, quảng cáo, công nghệ thông tin sẽ thu hút một lượng lớn lao động và cơ hội làm việc trong những lĩnh vực này sẽ mở rộng cho nhiều bạn trẻ. Kinh tế dịch vụ bùng nổ-mà quảng cáo là bằng chứng sinh động nhất- cho thấy một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng làm cho xu hướng tuyển dụng của các công ty cũng có sự thay đổi. Yêu cầu của những nhà tuyển dụng hiện nay đòi hỏi nhiều khả năng làm việc độc lập của nhân viên, biết thích ứng với môi trường làm việc và khả năng kết hợp làm việc theo nhóm. Tuy nhiên đây lại là hạn chế lớn của sinh viên mới ra trường, vốn chỉ quen tiếp nhận kiến thức lý thuyết, trong khi tâm lý của nhà tuyển dụng không muốn tốn thời gian đào tạo lại.

www.****************
 
Dũng khí để khởi nghiệp.

Hàng năm, có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập. Ngày hôm nay, có nhiều người đang trăn trở với các ý tưởng của mình và ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ triển khai được chúng.

Tuy nhiên, cái "ngày nào đó" quả là khó đoán chính xác và không ít người chấp nhận câu trả lời: "khi nào có đủ điều kiện". Điều kiện ở đây có thể hiểu là đạt một trình độ hoặc kinh nghiệm nào đó, tập hợp được một số người cùng chí hướng, môi trường kinh doanh hoặc luật pháp thông thoáng hơn...

Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là... có một khoản tiền tương đối. Ở đây chỉ xin bàn một chút về vấn đề "tiền ở đâu ra" để thành lập doanh nghiệp và vai trò của nó trong bước khởi sự.

Có một nghịch lý mà lại không nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự.

Các trường đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.

Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này.

Đột ngột có một món lớn (do trúng số chẳng hạn) ra mở công ty để thỏa chí cũng là một con đường khác dễ dẫn đến thất bại.

Tiếp quản một gia sản (tiền hoặc cơ sở kinh doanh) mà mình chưa từng lăn lộn cùng nó cũng dễ khiến ta sa lầy và tuột dốc.

Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.

Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn từng được đào tạo bài bản, trong đầu sẽ rất dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu thế này: Theo tính toán thì cần xxx triệu đồng thì mới có thể khởi sự được, vậy thì :

- Kiên trì tiết kiệm tiền và chờ đợi ư? Đến khi nào thì đủ? Tới lúc đó có còn cơ hội cho mình không?

- Đi vay ư? Ai cho vay khi ta còn là lính mới? Ý tưởng cần nhiều tiền mới làm được thì làm sao vay đủ?

- Vận may? Ai biết khi nào nó tới?

- Bán tài sản (nếu có) đi ư? Cuộc sống hiện tại còn chưa ổn mà gây thêm rắc rối thì có nên không? Lo kinh doanh đã mệt giờ lại lo thêm cuộc sống nữa thì có chịu nổi không?

- Đem ý tưởng đi liên kết với người có tiền? Cũng khó, và liệu rồi có bị họ thôn tính không?

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là chúng (những câu hỏi về tiền) đã không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

Theo tôi, nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản.

Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

Điều này hiển nhiên đúng: bạn muốn làm ông chủ - một việc khó hơn việc bạn đang làm - một việc dễ thất bại hơn những việc bạn từng thành công.

Không có công thức nào về số lượng vốn cần có cho việc khởi sự doanh nghiệp, cũng như cách để có số vốn đó mà chỉ có dũng khí mới giúp bạn thành công trong bước đầu thâm nhập thương trường mà thôi. Tôi tin rằng đa số các nhà doanh nghiệp từng trải đồng ý về điểm này

www.****************
 
Sửa lần cuối:
Doanh Nhân là gì?

“Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ “được gọi” là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền. Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người thành kẻ bại. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.

Doanh nhân còn là những người có được những: (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.

Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.

Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.

Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.

Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.

Ngày doanh nhân Việt Nam

Riêng các doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm trong năm, đó là ngày 13 tháng 10.

Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.

Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

*Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.

Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.

*Thời thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…

Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.

*Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, affiche cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.

*Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.

Theo wikipedia.- www.****************
 
Sửa lần cuối:
Tìm hiểu chu kỳ sống của một doanh nghiệp để khởi nghiệp

**************** sẽ giúp bạn tự mình trả lời câu hỏi đó.

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình liên tục mà trong đó các doanh nhân phải giải quyết những vấn đề có tính sống còn sau đây.

- Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?

- Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?

- Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?

- Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?

- Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?

- Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?

- Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?

Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.

Làm doanh nghiệp là một quá trình giải quyết vấn đề liên tục, đòi hỏi doanh nhân – nhà quản lý doanh nghiệp phải có những phương pháp nhất định. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều phải trải qua chu kỳ sống gồm bảy giai đoạn được nêu ra dưới đây.

****************- Kho kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
 
SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN

www.**************** được thành lập từ một nhóm những con người Việt Nam trẻ có tâm huyết, ý chí, có Tâm với đất nước, khao khát mong muốn trở thành Danh nhân – Doanh Nhân thành đạt, muốn cống hiến đóng góp, cũng như muốn xây dựng một cộng đồng doanh nhân mới để Việt Nam phát triển lớn mạnh.
Khẩu hiệu: Người thật, việc thật, kiến thức thực tế
Sứ mệnh www.**************** :
* LÀM CHO DOANH TRÍ NGƯỜI VIỆT NAM CAO LÊN
* GÓP SỨC TẠO RA MỘT THẾ HỆ DOANH NHÂN CHUYÊN NGHIỆP MỚI
* LÀM CHO VỊ THẾ QUỐC GIA VIỆT NAM LỚN MẠNH
Thông qua công việc:
Mỗi ngày luôn tìm kiếm – gắn kết – gây dựng- tập hợp đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp
Trở thành kho kiến thức được tổng hợp và phân loại về khởi nghiệp kinh doanh
Tầm nhìn 2012:
Trở thành cổng kiến thức hàng đầu về khởi nghiệp kinh doanh.
Tầm nhìn 2015:
Là trung tâm kết nối của doanh nhân Việt trẻ..
Lấy tôn chỉ: NGƯỜI VIỆT VÌ DÂN TỘC VIỆT
Triết lý của:
* Tất cả vì Việt Nam tương lai.
* Cùng cống hiến tài năng – sức người – của cải vì Việt Nam
* Đưa kinh tế Việt Nam phát triển.
Hệ giá trị www.**************** xây dựng:
* Đồng hành cùng “Nhân tài“ để tạo dựng thế hệ ” Hiền tài quốc gia” đưa Việt Nam đi lên
* Đến với nhau từ Tâm – hợp Duyên – cùng Chí hướng.
* Thực hiện sứ mệnh đến hết đời
Quyết tâm xây dựng www.**************** phát triển vượt trội và bền vững
www.**************** là trang Báo điện tử khởi nghiệp kinh doanh được xây dựng với mục đích chia sẻ thông tin dành cho cộng đồng mạng – đặc biệt là “doanh nhân” và những bạn trẻ có tư tưởng định hướng khởi nghiệp kinh doanh. Trang báo vừa là trang tin tức, đồng thời là diễn dàn để các bạn đọc giả có thể giao lưu – trao đổi – chia sẻ quan điểm của mình thông qua chủ để trong mỗi bài viết.
Vì việc làm này mang tính chất cộng đồng, chia sẻ phi lợi nhuận nên trong quá trình biên tập có những tài liệu – bài viết chưa được xin phép. Rất mong các tổ chức liên quan hợp tác với chúng tôi vì “tinh thần thực học” của thế hệ doanh nhân mới.
Lời nhắn liên kết: Các bạn mong muốn liên kết website – blog – Forum – Facebook trên web-blog của www.**************** xin để lại tin nhắn tại đây hoặc gửi thư theo địa chỉ:
info@****************
Chúc các bạn sức khỏe – mọi việc tất đạt trong cuộc sống!
Thân ái!
Ban quản trị www.****************
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top