MACD là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với MACD

Thuận DKT

Member
Hội viên mới
1. Chỉ báo MACD là gì?

MACD là một chỉ báo trễ (lagging indicator) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ).
MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.

1617618253750.png


2. Những cách giao dịch với chỉ báo MACD

2.1. Giao dịch khi đường MACD và đường Signal cắt nhau

  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống => Bán
  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên => Mua

1617618843841.png


Phương pháp này vô cùng đơn giản và chỉ mất một vài phút là có thể hiểu và áp dụng.

Và vì sự đơn giản của công thức này nên sự hiệu quả là không cao, xuất hiện rất nhiều tín hiệu giao dịch không chính xác và gần cuối xu hướng.

2.2. Giao dịch khi Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại

  • Khi Histogram chuyển từ (–) sang ( + ) thì Mua.
  • Khi Histogram chuyển từ ( + ) sang ( – ) thì Bán.

1617619572092.png


Tuy nhiên, cũng như phương pháp đầu, hiệu quả của phương pháp này cũng không cao.

Chúng ta hãy cùng xem ví dụ các trường hợp khôn tuân theo qua hình ảnh sau nhé.

1617619918391.png


2.3.
Giao dịch phân kỳ MACD

Giao dịch phân kỳ MACD trong xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước. Sự mâu thuẫn được giải thích rằng sức mạnh của xu hướng đang yếu dần và thị trường sắp đến lúc đảo chiều.

Để giao dịch phân kỳ được hiệu quả chúng ta cùng đi qua các bước sau
Bước 1: Chờ xuất hiện phân kỳ
Bước 2: Vẽ trendline trong xu hướng tăng hiện tại
Bước 3: Chờ tín hiệu breakout trendline

Khi có tín hiệu breakout trendline tăng thì BÁN.

1617626113024.png


1617627000105.png


Phân kỳ MACD trong xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD tạo đáy sau cao hơn đáy MACD trước.

Để giao dịch phân kỳ được hiệu quả chúng ta cùng đi qua các bước sau
Bước 1: Chờ xuất hiện phân kỳ
Bước 2: Vẽ trendline trong xu hướng giảm hiện tại
Bước 3: Chờ tín hiệu breakout trendline

Khi có tín hiệu breakout trendline tăng thì MUA.

1617682124025.png


Cuối cùng các bạn lưu ý, cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh.

ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.

Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top