Tại sao phải nhấn mạnh tính trách nhiệm hữu hạn trong tên gọi của công ty trách nhiệm hữu hạn? có ai học wa chưa giúp mình với, thanks cả nhà.
thanks bạn, còn có ai thêm ý kiến khác nữa không, các bạn đọc kỹ câu hỏi tại sao phải nhấn mạnh, mình phải tìm ra cái được và không được ở mức CTY TNHH?Theo mục b khoản 1 điều 38 luật doanh nghiệp nước Việt Nam thì :
Công ty TNHH có Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
thanks bạn, còn có ai thêm ý kiến khác nữa không, các bạn đọc kỹ câu hỏi tại sao phải nhấn mạnh, mình phải tìm ra cái được và không được ở mức CTY TNHH?
Thanks cả nhà nhé, theo mình hiểu là lấy cty TNHH ra so sánh với các loại hình cty khác thì sẽ nhấn mạnh được tính trách nhiệm hữu hạn ở tên gọi Cty TNHH phải không mọi người?Theo mình biết TNHH hiểu đơn giản là chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp khi đăng ký kinh doanh, góp nhiều chịu nhiều, góp ít chịu ít.
Trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi giá trị tài sản của công ty. Nếu phát sinh khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản của công ty thì các thành viên HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI BỎ THÊM TIỀN ĐỂ TRẢ NỢ, mà khoản nợ đó được coi là rủi ro trong kinh doanh mà các chủ nợ phải gánh chịu (đương nhiên công ty đó sẽ bị phá sản)
Ví dụ: Công ty CP A có số vốn là 5 tỷ đồng thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 5 tỷ đồng, nếu khoản nợ là 6 tỷ đồng thì 1 tỷ còn thiếu được coi là rủi ro trong kinh doanh mà các chủ nợ phải gánh chịu
Công ty TNHH là loại hình công ty mà thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty TNHH không vượt quá năm mươi;
Thành viên công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phần vốn góp của thành viên công ty TNHH chỉ được chuyển nhượng theo các quy định chặt chẽ quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty TNHH có hai loại hình:
- Công ty TNHH một thành viên:
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là loại hình công ty TNHH mà thành viên công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá năm mươi.
- Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình công ty TNHH do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
1. Ưu điểm của loại hình công ty TNHH
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHh chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty TNHH trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty TNHH không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty TNHH.
2. Nhược điểm của loại hình công ty TNHH
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty TNHH trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi tâm lý rủi ro khi hợp tác so với các loại hình công ty khác;
- Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
http://www.tapchithue.com/c45t15790-cong-ty-tnhh-la-gi.htm
Tôi lại có ý kiến khác:
Địa phương tôi cũng vừa xẩy ra 1 vụ là 2 ông bạn A & Bcùng cung nhau góp vốn 6 tỷ. ông A 4ty (66.66%), ông B 2ty (33.34%) thành lập Cty TNHH 2TV để kinh doanh và tư vấn bất động sản (lúc thuận buồm và làm ăn được). KHi phá sản thì tổng nợ nên đến 13.250ty trong đó có nợ trong cam kết và hợp đồng với khách hàng mua đất, vật tư, nhân công,... khi ra tòa thì xử là: ông A phải trả khoản nợ là 13.250ty x 66.66%= 8.745ty, ông B trả khoản nợ là: 13.250ty x 33.34% = 4.505ty. Như vậy không phải chịu trách nhiệm với số vốn mình góp và chịu trách nhiệm trên tỷ lệ vốn góp với khoản nợ đó.
Mọi người nghĩ sao?????
vậy tại sao không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần nhỉ? Bạn biết không, chỉ mình với.Ðề: Luật kinh tế (ai biết không giúp đỡ nhé)
Loại hình DN có ảnh hưởng đến nhà đầu tư, đối tác, khách hàng... nên nhà nước phải quy định tên DN phải gồm cả loại hình DN.