LT - Các quyết định về giá bán 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
IV. ĐỊNH GIÁ BẢN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với một số trường hợp kinh doanh đặc biệt như là:

- Một doanh nghiệp nhận được một đơn đặt hàng với một giá đặc biệt và chỉ mua một lần trong trường hợp doanh nghiệp còn năng lực sản xuất nhàn rỗi.
- Doanh nghiệp bị cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm
- Doanh nghiệp phải hoạt động trong điều kiện khó khăn, thị phần giảm và phải giảm giá bán.

Để xác định giá bản trong các trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp thường sử dụng cách tính trực tiếp (cách tính đảm phí) mà không sử dụng cách tỉnh toàn bộ, là do

- Cách tính trực tiếp cung cấp cho người định giá nhiều thông tin chi tiết hơn là cách tính toàn bộ và thông tin được cung cấp rất phù hợp để sử dụng trong phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (C-V-P)
- Cách tính trực tiếp cung cấp thông tin về phạm vi linh động của giá, vì thể nó có thể giúp cho nhà quản trị linh hoạt đưa ra các quyết định về giá bán một cách nhanh chóng trong các trường hợp đặc biệt.

Để minh họa cho tính thích hợp của phương pháp trực tiếp đối với việc định giá bán sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt, chúng ta nghiên cứu vi du sau:

Ví dụ 7.7: Công ty Y đang có năng lực sản xuất nhàn rỗi, nhận được một đơn đặt hàng đặc biệt của khách hàng Z (khách hàng không thường xuyên) mua 10.000 sản phẩm với giá 19 đồng một sản phẩm và chỉ đặt mua một lần.

Phiếu tính giá của một đơn vị sản phẩm này được cung cấp theo hai phương pháp như sau: (đvt: đồng)

Phương pháp toàn bộPhương pháp trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp6Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp6
Chi phí nhân công trực tiếp7Chi phí nhân công trực tiếp7
Chi phí sản xuất chung7Biến phí sản xuất chung2
Chi phí sản xuất đơn vị20Biến phí bán hàng và quản lý 1 doanh nghiệp1
Số tiền tăng thêm (20%)4Biến phí đơn vị16
Số tiền tăng thêm (50%)8
Giá bán24Giá bán24

* Phương pháp toàn bộ

Công ty Y có nên chấp nhận đơn đặt hàng này không khi công ty đang có năng lực sản xuất nhàn rỗi. Phiếu tính giá theo cách tính toàn bộ không cung cấp những thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định, bởi vì nếu dựa vào tài liệu của phiếu tính giá này và giá được đề nghị thì kết quả thực sự là không hấp dẫn, cụ thể là: (đvt: đồng)

- Doanh thu (10.000 sản phẩm × 19): 190.000
- Tổng chi phí sản xuất (10.000 sản phẩm x 20): 200.000
- Lợi nhuận gộp: (10.000)

Nếu căn cứ vào kết quả tính toán ở trên ta thấy: Mặc dù chưa tính toán đến việc bù đắp các chi phí ngoài sản xuất thì lỗ từ đơn hàng đã là 10.000 đồng, và đây thực sự là kết quả có thể làm cho nhà quản trị quyết định không chấp nhận đơn hàng này.

Tuy nhiên trong điều kiện năng lực sản xuất nhàn rỗi công ty có thể chấp nhận đơn đặt hàng này. Vấn đề được đặt ra là nhận hay không nhận đơn đặt hàng là tốt nhất. Để giải quyết vấn đề này công ty cần phải sử dụng cách tính trực tiếp để có được những thông tin hữu ích.

* Phương pháp trực tiếp (đảm phí)

Phiếu tính giá dựa trên cách tính trực tiếp cung cấp những thông tin hữu ích để ra quyết định. Phiếu tính giá được xây dựng theo cách ứng xử của chi phí nên nó phù hợp với mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị đưa ra các quyết định mà không cần phải nghiên cứu thêm các tài liệu chi phí, cụ thể là: Do công ty X có năng lực sản xuất nhàn rỗi, nên phần định phí không cần phải tính trong quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn đặt hàng này, vì thế phần doanh thu từ đơn đặt hàng đặc biệt chỉ cần bù đắp phần biến phí, phần còn lại chính là lợi nhuận thu được từ đơn đặt hàng. Chúng ta giả sử rằng biến phí đơn vị sản phẩm tính cho đơn đặt hàng đặc biệt không có gì thay đổi so với biến phí đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường hiện nay, ta có: (đvt: đồng)

- Doanh thu (10.000sp × 19): 190.000
- Biến phí (10.000sp × 16): 160.000
- Số dư đảm phí thu được từ đơn đặt hàng: 30.000

Do định phí không tăng thêm khi sản xuất thêm 10.000 sản phẩm, nên lợi nhuận thu được từ đơn đặt hàng sẽ là 30.000 đồng. Vì vậy, công ty Y nên chấp nhận đơn đặt hàng này.

Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng, phương pháp trực tiếp chứa đựng một mẫu định giá có sẵn mà nhà quản trị có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định về giá trong các trường hợp đặc biệt.

Phương pháp trực tiếp để định giá bán sản phẩm có thể được trình bày theo mẫu tổng quát như sau:

Minh họa 7.7: Mẫu tổng quát: Phương pháp trực tiếp để định giá bán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: xx
Chi phí nhân công trực tiếp: xx
Biến phí sản xuất chung: xx
Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: xx
Biến phí đơn vị: xx (nén)
Số tiền tăng thêm: xx
Giá bán sản phẩm: xx (đỉnh)

Trong mẫu định giá trên, giá bán sản phẩm có thể được xác định trong phạm vi từ nền đến đỉnh, trong đó giá bán tại đỉnh là giá mã nhà quản trị mong muốn đặt được và cần thiết phải đạt được đối với những sản phẩm bán về lâu dài. Những nhà quản trị có thể linh động trong việc định giá bán sản phẩm mà giới hạn thấp nhất là biến phí đơn vị (chi phí nền) trong một số các trường hợp đặc biệt như sau:

- Trường hợp thứ nhất:

Khi doanh nghiệp có năng lực sản xuất nhàn rỗi nhưng lại không thể sử dụng nó để tăng doanh thu với giá bán chính thức.

Trong trường hợp này, mọi việc sử dụng năng lực nhàn rỗi để làm cho doanh thu nhiều hơn biến phí và chi phí tăng thêm (nếu có) đều làm tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể vận dụng vấn đề này vào việc thực hiện các đơn đặt hàng đặc biệt đối với các sản phẩm chính thức mà đơn vị đang sản xuất, cho những khách hàng mà doanh nghiệp không thường xuyên cung cấp hoặc thực hiện những đơn đặt hàng đặc biệt mà doanh nghiệp chưa sản xuất. Nếu giá bán từ những đơn đặt hàng này lớn hơn biến phí đơn vị và chi phí tăng thêm (nếu có) thì đơn đặt hàng sẽ được chấp nhận.

- Trường hợp thứ hai:

Khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện khó khăn, thị trường trở nên bất lợi đối với các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, ví dụ như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm nhanh chóng buộc doanh nghiệp phải giảm nhanh giá bán sản phẩm.

Trong điều kiện như vậy, bất kỳ một khoản số dư đảm phí nào mà doanh nghiệp có thể thu được để bù đắp định phí cũng đều tốt hơn là phải ngừng toàn bộ hoạt động. Bởi vì nếu như ngừng hoạt động thì lúc đó sẽ không có một khoản số dư đảm phí nào để bù đắp cho định phí.

- Trường hợp thứ ba:

Khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu Mẫu định giá được xác định theo phương pháp trực tiếp đặc biệt có ích trong các trường hợp cạnh tranh đấu thấu, vì nó cho biết phạm vi linh hoạt của giá để từ đó đưa ra giá trúng thầu thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu thì doanh nghiệp có thể linh hoạt hạ bớt giá và chỉ cần đạt một số dư đảm phí khiêm tốn kết hợp với sự quay vòng vốn nhanh, vẫn có thể có hiệu quả cao cho quá trình sinh lợi. Thậm chí cả trong tình huống doanh nghiệp buộc phải hoạt động với mức hạch toán lỗ (số dư đảm phí không đủ để bù đắp định phí) nhưng điều này có lẽ vẫn thỏa đáng hơn là doanh nghiệp không có số dư đảm phí nào để bù đắp cho phần định phí đã đầu tư.

- Ảnh hưởng của chi phí cơ hội đến việc định giá

Chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của chi phí cơ hội đến việc định giá bán sản phẩm qua phân tích ví dụ sau:

Ví dụ 7.8: Công ty H là công ty sản xuất kinh doanh hàng may mặc, kinh doanh 5 loại mặt hàng áo sơ mi, áo đầm, váy, áo thun, và quần tây. Có tài liệu như sau:
- Tài liệu liên quan đến việc sản xuất các loại sản phẩm theo kế hoạch:

(đvt: 1.000 đồng)
Áo sơ miÁo đầmVáyÁo thunQuần tây
Giá bán501529080110
Biến phí đơn vị40104684473
SDĐP đơn vị1048223637
Thời gian cần thiết để SX 1 SP (giờ máy)0.40.80.50.40.5
SDĐP 1 giờ máy2560449074

- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ để đạt tối đa hóa lợi nhuận theo kế hoạch

Loại sản phẩmSố lượng sản phẩm bán thấp nhất (theo đơn đặt hàng) Số giờ máy
Số lượng sản phẩm dự kiến bản thêm theo nhu cầu thị trườngSố giờ máy
Số lượng sản phẩm bán cao nhất
(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Áo thun5.0002.00010.0004.00015.000
Quần tây4.0002.0005.0002.5009.000
Áo đầm2.0001.6006.0004.8008.000
Váy6.0003.0003.0001.5009.000
Áo sơ mi6.0002.400006.000
Tổng cộng23.00011.00012.80047.000

Biết rằng năng lực sản xuất tối đa của công ty là 23.800 giờ máy.
Giả sử có một khách hàng mới chưa có trong danh mục khách hàng của công ty H, muốn mua 2000 áo sơ mi và sẵn sàng trả giá cao hơn 50.000 đồng/1 áo sơ mi. Giá bán phải là bao nhiêu để công ty H thu được lợi nhuận cho đơn đặt hàng đặc biệt này?

Do không còn năng lực sản xuất dư thừa nên nếu muốn nhận đơn đặt hàng này thì công ty H buộc phải cắt giảm một số mặt hàng may mặc khác để sản xuất thêm 2000 áo sơ mi. Từ bỏ việc sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm có lợi làm phát sinh chi phí cơ hội và chi phí cơ hội này chính là mức lợi nhuận bị mất đi do công ty H không còn sản xuất số sản phẩm này nữa. Mỗi áo sơ mi căn 0,4 giờ máy, với 2000 áo sơ mi của hợp đồng mới cần tổng cộng 800 giờ máy. Do phải cần thêm 800 giờ để sản xuất thêm áo sơ mi nên công ty H phải bỏ bớt việc sản xuất một số các sản phẩm may mặc khác, và vấn đề là quyết định nên loại bỏ sản xuất sản phẩm nào? Rõ ràng là phải tìm ra quyết định nào có chi phí cơ hội thấp nhất. Vì vậy công ty H sẽ loại bỏ sản phẩm nào có số dư đảm phí đơn vị thấp nhất trong điều kiện năng lực sản xuất bị giới hạn.

Ta biết rằng trong số các sản phẩm sản xuất đã vượt qua lượng cầu thấp nhất (lượng sản xuất theo đơn đặt hàng), mặt hàng váy có số dư đảm phí đơn vị cho 1 giờ máy là thấp nhất. Để đáp ứng đơn đặt hàng đặc biệt, công ty H phải hy sinh 800 giờ máy để sản xuất mặt hàng váy. Do mỗi váy cần 0,5 giờ máy nên công ty H phải cắt giảm việc sản xuất 1600 váy. Mỗi váy có số dư đảm phí đơn vị là 22.000 đồng. Như vậy, chi phí cơ hội cho 1 áo sơ mi được xác định là: (22.000 x 1.600) + 2.000 17.600 đồng.

Giá thấp nhất cho hợp đồng này được xác định như sau: (đvt: đồng)

Chi tiêuĐơn vịTổng cộng
Biến phi40.00080.000.000
Chi phí cơ hội17.60035.200.000
Giá bán thấp nhất57.600115.200.000

Theo hợp đồng này, nếu công ty H không xác định giá bán thấp nhất là 57.600 đồng, thì chi phí tăng thêm bao gồm cả chi phí cơ hội sẽ vượt doanh thu tăng thêm khi nhận đơn đặt hàng này, và điều tất yếu là công ty H sẽ bị thiệt hại. Vì thế, giá thấp nhất để công ty đàm phán với khách hàng khi thực hiện hợp đồng này là 57.600 đồng áo sơ mi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top