Nhịp cầu đầu tư Tuần san số 98 (15-21 tháng 09)2008
Phùng Hữu Hạnh
Lợi nhuận biên là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và có tính trực quan cao.
- Lợi nhuận luôn là điều trước tiên nhà đầu tư nhìn vào để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ mỗi lợi nhuận thì chưa đủ. Nhà đầu tư cần phải so sánh với một số chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ hiệu quả như so sánh lợi nhuận với vốn chủ sở hữu (hình thành nên ROE), tổng tài sản (ROA)...
- Tuy nhiên, các hệ số trên phần nào phụ thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc không phản ánh chính xác tài sản – nguồn vốn tăng, nhưng cần một độ trễ nhất định mới đem lại kết quả. Vì thế, nhà đầu tư cần sử dụng đến tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, thường gọi là lợi nhuận biên.
- Lợi nhuận biên là một công cụ đơn giản, trực quan và rất hiệu quả, bởi lẽ nó so sánh lợi nhuận (kết quả cuối cùng) với doanh thu (yếu tố đầu tiên hình thành nên lợi nhuận). Cả hai lại tương xứng với nhau về thời gian.
- Lợi nhuận biên đặc biệt hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Nó có thể chỉ ra ngay lập tức những lợi thế doanh nghiệp có được so với các doanh nghiệp khác.
Có 3 loại tỉ suất lợi nhuận biên quan trọng:
1. Tỉ suất lãi gộp (gross margin)=Lãi gộp/Doanh thu = (Doanh thu – Giá vốn)/Doanh thu
- Lãi gộp có ý nghĩa rất lớn, bởi đây chính là phần lợi nhuận đầu tiên sau khi trừ đi chi phí cơ bản tạo nên hàng hoá. Lãi gộp càng lớn, doanh nghiệp có giá vốn càng nhỏ, cho thấy doanh nghiệp hoặc có nguồn cung cấp tốt, hoặc có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả. Từ đó có mức độ an toàn trong kinh doanh cao hơn, có thể đương đầu với sự gia tăng chi phí, hoặc có thể tiến hành những chiến dịch giảm giá giành thị phần một cách dể dàng.
- Khi có lãi gộp cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền để chi cho các khoản tiếp thị, nghiên cứu và phát triển... Tỉ suất lãi gộp dưới dạng tỉ lệ phần trăm, nên có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và nhận ra doanh nghiệp nào đang có ưu thế.
- Nhìn vào bảng tỉ suất lợi nhuận (bảng dưới), có thể thấy: Cùng hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu đường bộ, PJC lại có có lãi gộp cao hơn PSC, tức có giá vốn thấp hơn. Đáng chú ý là tỉ suất lãi gộp của ngành vận tải biển cao gấp nhiều lần tỉ suất lãi gộp của nhóm vận tải đường bộ.
- Như vậy, tỉ suất lãi gộp không chỉ cho thấy doanh nghiệp nào có khả năng tạo ra lợi nhuận, mà còn giúp nhận đình ngành nào hiệu quả và hấp dẫn hơn ngành khác. Nếu so sánh giữa các tiểu ngành trong một ngành lớn thì mức độ chính xác càng cao. Bởi lẻ, sẽ có sự tương đồng về chi phí bán hàng và quản lý. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở giá vốn.
2. Tỉ suất lợi nhuận hoạt động (operating profit margin) = EBIT/Doanh thu
- Nếu lãi gộp phản ánh hiệu quả quản lý giá vốn thì lợi nhuận hoạt động lại thể hiện hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm cả giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
- Lợi nhuận hoạt động này khác với con số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong báo cáo thu nhập cuả các công ty Việt Nam, vốn tính cả thu nhập tài chính. Đối với các báo cáo kinh doanh theo mẫu Việt Nam, có thể tính một cách khác, mà không mất đi ý nghĩa của hệ số, bằng cách:
3. Tỉ suất lợi nhuận hoạt động = (Lãi gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý)/Doanh thu
- Đánh giá hiệu quả qua lợi nhuận hoạt động cũng chính xác hơn lợi nhuận ròng, do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hay các khoản thu nhập khác nằm ngoài lĩnh vực chính. Vì vậy, tỉ suất lợi nhuận hoạt động cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.
4. Tỉ suất lợi nhuận ròng (Net margin) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
- Tỉ suất lợi nhuận ròng phản ánh con số lợi nhuận sau cùng có được từ doanh thu dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Vì lợi nhuận ròng còn có sự đóng góp của thu nhập tài chính và thu nhập khác, nên tỉ suất lợi nhuận ròng luôn phải được xem xét kèm với tỉ suất lãi gộp hay tỉ suất lợi nhuận hoạt động.
- Doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận ròng cao thì có sức cạnh tranh tốt so với các đối thủ, xét trên tổng hợp các yếu tố kinh doanh. Có thể đó là hoạt động kinh doanh chính mạnh, chính sách thuế ưu đãi, hoặc được hưởng lãi vay thấp... Kết quả là doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn với cùng một quy mô doanh thu.
- Dù là tỉ suất lợi nhuận biên có thế nào đi nữa, thì ý nghĩa lớn nhất của việc tìm hiểu biên lợi nhuận chính là ở chỗ “biên” (margin). Biên độ sẽ đóng vai trò một vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Nhờ biên lợi nhuận cao, doanh nghiệp có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi gặp đợt gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ vô cùng lao đao, vì giờ đây biên lợi nhuận trở nên rất mỏng.
- Như vậy, việc theo dõi lợi nhuận biên theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư tránh những nhnậ định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá.
Việc tính toán lợi nhuận biên sẽ chỉ rõ đâu là doanh nghiệp có tiềm lực thực sự trong bối cảnh lạm phát gia tăng.
Phùng Hữu Hạnh
Lợi nhuận biên là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và có tính trực quan cao.
- Lợi nhuận luôn là điều trước tiên nhà đầu tư nhìn vào để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ mỗi lợi nhuận thì chưa đủ. Nhà đầu tư cần phải so sánh với một số chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ hiệu quả như so sánh lợi nhuận với vốn chủ sở hữu (hình thành nên ROE), tổng tài sản (ROA)...
- Tuy nhiên, các hệ số trên phần nào phụ thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc không phản ánh chính xác tài sản – nguồn vốn tăng, nhưng cần một độ trễ nhất định mới đem lại kết quả. Vì thế, nhà đầu tư cần sử dụng đến tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, thường gọi là lợi nhuận biên.
- Lợi nhuận biên là một công cụ đơn giản, trực quan và rất hiệu quả, bởi lẽ nó so sánh lợi nhuận (kết quả cuối cùng) với doanh thu (yếu tố đầu tiên hình thành nên lợi nhuận). Cả hai lại tương xứng với nhau về thời gian.
- Lợi nhuận biên đặc biệt hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Nó có thể chỉ ra ngay lập tức những lợi thế doanh nghiệp có được so với các doanh nghiệp khác.
Có 3 loại tỉ suất lợi nhuận biên quan trọng:
1. Tỉ suất lãi gộp (gross margin)=Lãi gộp/Doanh thu = (Doanh thu – Giá vốn)/Doanh thu
- Lãi gộp có ý nghĩa rất lớn, bởi đây chính là phần lợi nhuận đầu tiên sau khi trừ đi chi phí cơ bản tạo nên hàng hoá. Lãi gộp càng lớn, doanh nghiệp có giá vốn càng nhỏ, cho thấy doanh nghiệp hoặc có nguồn cung cấp tốt, hoặc có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả. Từ đó có mức độ an toàn trong kinh doanh cao hơn, có thể đương đầu với sự gia tăng chi phí, hoặc có thể tiến hành những chiến dịch giảm giá giành thị phần một cách dể dàng.
- Khi có lãi gộp cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền để chi cho các khoản tiếp thị, nghiên cứu và phát triển... Tỉ suất lãi gộp dưới dạng tỉ lệ phần trăm, nên có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và nhận ra doanh nghiệp nào đang có ưu thế.
- Nhìn vào bảng tỉ suất lợi nhuận (bảng dưới), có thể thấy: Cùng hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu đường bộ, PJC lại có có lãi gộp cao hơn PSC, tức có giá vốn thấp hơn. Đáng chú ý là tỉ suất lãi gộp của ngành vận tải biển cao gấp nhiều lần tỉ suất lãi gộp của nhóm vận tải đường bộ.
- Như vậy, tỉ suất lãi gộp không chỉ cho thấy doanh nghiệp nào có khả năng tạo ra lợi nhuận, mà còn giúp nhận đình ngành nào hiệu quả và hấp dẫn hơn ngành khác. Nếu so sánh giữa các tiểu ngành trong một ngành lớn thì mức độ chính xác càng cao. Bởi lẻ, sẽ có sự tương đồng về chi phí bán hàng và quản lý. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở giá vốn.
2. Tỉ suất lợi nhuận hoạt động (operating profit margin) = EBIT/Doanh thu
- Nếu lãi gộp phản ánh hiệu quả quản lý giá vốn thì lợi nhuận hoạt động lại thể hiện hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm cả giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
- Lợi nhuận hoạt động này khác với con số lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong báo cáo thu nhập cuả các công ty Việt Nam, vốn tính cả thu nhập tài chính. Đối với các báo cáo kinh doanh theo mẫu Việt Nam, có thể tính một cách khác, mà không mất đi ý nghĩa của hệ số, bằng cách:
3. Tỉ suất lợi nhuận hoạt động = (Lãi gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý)/Doanh thu
- Đánh giá hiệu quả qua lợi nhuận hoạt động cũng chính xác hơn lợi nhuận ròng, do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hay các khoản thu nhập khác nằm ngoài lĩnh vực chính. Vì vậy, tỉ suất lợi nhuận hoạt động cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.
4. Tỉ suất lợi nhuận ròng (Net margin) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
- Tỉ suất lợi nhuận ròng phản ánh con số lợi nhuận sau cùng có được từ doanh thu dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Vì lợi nhuận ròng còn có sự đóng góp của thu nhập tài chính và thu nhập khác, nên tỉ suất lợi nhuận ròng luôn phải được xem xét kèm với tỉ suất lãi gộp hay tỉ suất lợi nhuận hoạt động.
- Doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận ròng cao thì có sức cạnh tranh tốt so với các đối thủ, xét trên tổng hợp các yếu tố kinh doanh. Có thể đó là hoạt động kinh doanh chính mạnh, chính sách thuế ưu đãi, hoặc được hưởng lãi vay thấp... Kết quả là doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn với cùng một quy mô doanh thu.
- Dù là tỉ suất lợi nhuận biên có thế nào đi nữa, thì ý nghĩa lớn nhất của việc tìm hiểu biên lợi nhuận chính là ở chỗ “biên” (margin). Biên độ sẽ đóng vai trò một vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Nhờ biên lợi nhuận cao, doanh nghiệp có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi gặp đợt gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ vô cùng lao đao, vì giờ đây biên lợi nhuận trở nên rất mỏng.
- Như vậy, việc theo dõi lợi nhuận biên theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư tránh những nhnậ định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá.
Việc tính toán lợi nhuận biên sẽ chỉ rõ đâu là doanh nghiệp có tiềm lực thực sự trong bối cảnh lạm phát gia tăng.