Lệ phí trước bạ là loại lệ phí thường gặp khi mua xe máy, ô tô, làm Sổ đỏ... Vậy, lệ phí trước bạ là gì và khi nào phải nộp lệ phí trước bạ? Để trả lời cho câu hỏi này hãy tìm hiểu quy định dưới đây.
Căn cứ:
- Luật Phí và lệ phí 2015;
- Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ;
- Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là gì?
Để biết lệ phí trước bạ là gì phải tìm hiểu các quy định về lệ phí, đối tượng chịu lệ phí và khi nào phải nộp lệ phí trước bạ, cụ thể:
Lệ phí là gì?
Khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định: Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Đối tượng chịu lệ phí trước bạ
Theo Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC đối tượng chịu lệ phí trước bạ gồm:
1. Nhà, đất:
- Nhà, gồm: Nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.
- Đất, gồm: Các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).
2. Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
4. Thuyền thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (gọi chung là xe máy).
7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền thuộc loại phải đăng ký; tàu bay; xe máy; ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô…là các khung, tổng thành máy thay thế khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ?
Theo Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi:
+ Đăng ký quyền sở hữu,
+ Quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ.
Như vậy, lệ phí trước bạ là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.
Theo LuatVietnam.vn
Căn cứ:
- Luật Phí và lệ phí 2015;
- Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ;
- Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là gì?
Để biết lệ phí trước bạ là gì phải tìm hiểu các quy định về lệ phí, đối tượng chịu lệ phí và khi nào phải nộp lệ phí trước bạ, cụ thể:
Lệ phí là gì?
Khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định: Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Đối tượng chịu lệ phí trước bạ
Theo Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC đối tượng chịu lệ phí trước bạ gồm:
1. Nhà, đất:
- Nhà, gồm: Nhà ở; nhà làm việc; nhà sử dụng cho các mục đích khác.
- Đất, gồm: Các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (không phân biệt đất đã xây dựng công trình hay chưa xây dựng công trình).
2. Súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy.
4. Thuyền thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả du thuyền.
5. Tàu bay.
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (gọi chung là xe máy).
7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp các loại máy, thiết bị thuộc diện phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhưng không phải là ô tô theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền thuộc loại phải đăng ký; tàu bay; xe máy; ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô…là các khung, tổng thành máy thay thế khác với số khung, số máy của tài sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Khi nào phải nộp lệ phí trước bạ?
Theo Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi:
+ Đăng ký quyền sở hữu,
+ Quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ.
Như vậy, lệ phí trước bạ là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.
Theo LuatVietnam.vn