Dự phòng thì có:
129: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
139: dự phòng phải thu khó đòi
159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Tuỳ theo tình hình của doanh nghiệp có loại rủi ro nào tương ứng thì lập dự phòng cho khoản đó.
Ví dụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho 159: dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
Cách lập: số trích lập= trị giá ghi sổ - giá trị thuần có thể thực hiện đc.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.
Lập dự phòng thì có nhiều loại dự phòng chứ.
Tuỳ ngành hàng kinh doanh của công ty mà lập dự phòng chứ
Ví dụ: khi công ty có quá nhiều khoản nợ phải thu khó đòi thì lúc đấy sẽ lập dự phòng phải thu khó đòi.
Cách lập thì có thể tham khảo các quy định của bộ tài chính
có 5 loại dự phòng:
-dự phòng nợ phải thu khó đòi:tk139
-dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính :tk129,229
-dự phòng giảm giá hàng tồn kho:tk159
-dự phòng trợ cấp mất việc làm:tk351
-dự phòng phải trả;tk 352
tùy vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà lập các khoan dự phong cụ thể chứ không bắt buộc phải lập tất cả các khoản dự phòng