Ui zời, đây. Sáng lướt FB kiếm được bài này, nhưng chưa được thẩm thấu lắm.
Mọi người tham khảo đi. Mail méc làm gì nữa.
"Cách xử lý tiền lương đóng bảo hiểm thấp nhất
Nội dung trong bài
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Nhưng thật trớ trêu, người lao động cũng không thích việc: đóng bảo hiểm nhiều, nhưng ngày lĩnh thì xa lắc xa lơ. Hơn nữa, tư duy tài chính của những người lao động thật là cao: Một đồng ngày hôm nay, hơn hẳn 1 đồng của ngày mai. Vì thế, nhiều người lao động cũng cùng cảm xúc với chủ doanh nghiệp khi tiền lương bảo hiểm ngày một tăng cao. Với quy định hiện hành, làm sao để tiền lương tháng đóng bảo hiểm là thấp nhất. Kế toán ****** xin chia sẻ với các bạn qua bài viết Cách xử lý tiền lương bảo hiểm thấp nhất.
Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật lao động
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Thông tư 96/2015/TT-BTC
- Thông tư 23/2015/TT-BHXH
- Quyết định 959/QĐ-BHXH
1. Quy định mức lương tháng tham gia bảo hiểm bắt buộc của từng thời kỳ
1.1 Quy định mức lương tháng tham gia bảo hiểm bắt buộc của từ năm 2015 trở về trước:
- Tiền lương được thỏa thuận trên Hợp đồng lao động
1.2 Quy định mức lương tháng tham gia bảo hiểm bắt buộc của năm 2016, năm 2017
- Tiền lương được thỏa thuận theo Hợp đồng lao động
- Các khoản phụ cấp lương
1.2 Quy định mức lương tháng tham gia bảo hiểm bắt buộc từ năm 2018
- Tiền lương được thỏa thuận theo Hợp đồng lao động
- Các khoản phụ cấp lương
- Các khoản bổ sung khác
Chi tiết Từ 1/1/2016 tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc là lương và phụ cấp lương
2. Phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động
Điều 3 khoản 1 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
“
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động và Điều 7, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
– Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
– Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Theo quy định trên, phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kinh nghiệm
- Phụ cấp nhà ở
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp thu hút lao động
- Phụ cấp khuyến khích lao động
- …..
3. Các khoản bổ sung khác là những khoản nào?
Hiên nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể các khoản bổ sung khác theo lương mà những khoản gì? Có lẽ tới năm 2018, Bảo hiểm Việt nam sẽ có quy định cụ thể để thực hiện mức lương tháng tham gia bảo hiểm của người lao động
4. Cách xử lý tiền lương tham gia bảo hiểm thấp nhất
Theo Điều 3 khoản 1 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì
4.1 Tiền lương của người lao động bao gồm:
- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định,…
- Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận
4.2 Các khoản phụ cấp theo lương gồm:
- Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương
4.3 Những khoản không thuộc những khoản bổ sung theo lương
Theo những quy định trên, những khoản bổ sung tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm, phải là những khoản bổ sung có tính chất thường xuyên như lương, các khoản phụ cấp theo lương. Vậy những khoản bổ sung không có tính chất thường xuyên sẽ không phải đối tượng tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Đó là những khoản sau:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động;
- Tiền lương tháng 13
- Tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm
- Tiền ăn giữa ca
- Tiền trang phục
- Các khoản hỗ trợ mang tính phúc lợi như: khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ,
- Trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
4.5 Cách xử lý tiền lương tham gia bảo hiểm thấp nhất
a. Tăng những khoản tiền thưởng và phụ cấp không thuộc tiền lương
Điều 103 của Bộ Luật lao động quy định về tiền thưởng như sau:
“Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Còn suy nghĩ gì nữa, các bạn hãy tăng những khoản bổ sung khác không theo lương, tăng các khoản tiền thưởng phù hợp với quy định trên, và thể hiện trên hợp đồng lao động cụ thể về mức lương, và tiền thưởng dựa vào kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lưu ý :
a1. Những khoản bổ sung không theo lương phải được quy định tại một trong những văn bản sau:
- Hợp đồng lao động
- Quy chế lương thưởng
- Quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ
a2. Tiền thưởng, lướng tháng 13 phải phù hợp với lợi nhuận của công ty trong kỳ, nhưng tiền lương thì không bị hạn chế bởi lợi nhuận kinh doanh. Chi tiết Những khoản chi phúc lợi cho người lao động được tính vào chi phí được trừ
a3. Các khoản hỗ trợ phúc lợi, chi trang phục, ăn trưa chỉ được tính vào chi phí được trừ ở mức theo quy định của Luật thuế TNDN. Chi tiết Những khoản chi phúc lợi cho người lao động được tính vào chi phí được trừ. Nếu vượt quá mức quy định thì phải tính thuế TNCN và không được tính vào chi phí được trừ
b. Tăng những hợp đồng thuê khoán chuyên môn (out sourcing)
Những hợp đồng thuê khoán vẫn đảm bảo chi phí lao động, nhưng không làm tăng quỹ lương tham gia bảo hiểm. Chi tiết :Hồ sơ chứng từ đối với hợp đồng thuê khoán công việc
Lưu ý :
Hợp đồng thuê khoán công việc sẽ phải tính thuế TNCN toàn phần trên chi phí thuê khoán. Chi tiết Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công.
Thuế suất với chi phí thuê khoán lao động là là 7% ( 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN). Nếu tính ra vẫn thấp hơn mức đóng BHXH"
Nguồn: http://******.edu.vn/cach-xu-ly-tien-luong-dong-bao-hiem-thap-nhat/