Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

tham1202

New Member
Hội viên mới
Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.

Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc mơ ước:

*Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

-Trang phục
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.

- Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

- Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.

- Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.

- Thể hiện tinh thần đồng đội

Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.

- Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.

- Hãy trung thực

Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

- Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.

- Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

- Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc Hồ sơ, bạn được chọn vào vòng “loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vòng này hay không. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây.

1. “Đi cho biết”

Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”. Anh Ân, trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô thời hạn.

2. Nghe điện thoại khi phỏng vấn

Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí phó phòng Kinh doanh. Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải nhắc khéo Hà tắt điện thoại.

Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

3. Nói lan man

“Hãy cho tôi biết về bạn” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến.

4. Quá tự hào về bản thân

Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.

Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn. Bạn không phải chứng tỏ mình là Siêu nhân để được
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Mình chưa đi phỏng vấn lần nào, nên cũng không biết cảm giác ra sao, chỉ nghe mọi người kể lại thôi. Cảm ơn bạn!!! bài này rất bổ ích cho mình.
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Cảm ơn bài viết nhiều nha, nó rất hữu ích đối với người mới ra trường di xin việc làm như mình.
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Đọc và hiểu được ngôn ngữ cử chỉ là yếu tố quan trọng để phỏng vấn thành công. Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn biết được người phỏng vấn đang nghĩ gì, nhờ vậy bạn có thể tự điều chỉnh những ngôn ngữ cử chỉ của bản thân sao cho phù hợp và chiếm được cảm tình của Nhà tuyển dụng (NTD). Và tất nhiên cuối cùng là để có được công việc bạn mong muốn!

1. “Cá ươn” hay “nghiền xương”?
Cách bắt tay nói lên nhiều điều về tính cách chúng ta. Bạn bắt tay nhẹ nhàng? Bạn bóp chặt tay người ta như thể muốn “nghiền xương” họ? Những người năng nổ thường bắt tay một cách mạnh mẽ còn những người có lòng tự tôn thấp thường bắt tay một cách ẻo lả, theo kiểu “cá ươn” (tay lạnh và ẩm ướt, bắt tay người khác một cách hờ hững).

Một cái tay bắt tay đúng là sẽ gồm 3 bước:
- Bảo đảm móng tay của bạn được cắt ngắn và sạch sẽ.
- Bảo đảm bàn tay ấm, không có mồ hôi.
- Bắt tay một cách chuyên nghiệp và lịch sự, với một cái nắm chắc chắn và nụ cười ấm áp.
BODY-LANGUAGE.jpg

2. Sức mạnh của “cửa sổ tâm hồn”
Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm NTD có cảm tình với bạn. Nếu nhiều hơn, bạn trông có vẻ căng thẳng; nếu ít hơn, bạn có nguy cơ bị đánh giá là hờ hững với những gì NTD đang nói. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không. Nếu bạn bị ám ảnh là phải giao tiếp bằng mắt với NTD để rồi cứ nhìn chằm chằm vào họ thì sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu.

Khi gặp người phỏng vấn, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt họ và nhủ thầm, “Ôi, thật tuyệt khi cuối cùng cũng được gặp ông (bà)!”. Ý nghĩ này sẽ khiến bạn mỉm cười và NTD sẽ chú ý ngay đến tâm trạng vui vẻ của bạn. Khi chúng ta nhìn một người mình thích, đồng tử của chúng ta thường giãn ra và người đối diện sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.
Trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy tập trung hướng cái nhìn của bạn vào vùng tam giác ngược với 3 đỉnh là lông mày trái, mũi và lông mày phải trên khuôn mặt của người đối diện.
Lưu ý là bạn đừng nhìn chòng chọc vào môi người đối diện vì như thế sẽ bị xem là quấy rối. Còn nếu bạn nhìn vào trán thì người ta có thể nghĩ là bạn đang xem thường họ.
3. Đúng tư thế, tăng tự tin
Tư thế là một “vũ khí” quan trọng bạn cần sử dụng thành thạo trong lúc phỏng vấn. Tư thế đúng mực sẽ giúp bạn gia tăng sự tự tin. Nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi, hãy chú ý cách bạn ngồi hoặc đi đứng. Rất có thể bạn đang ngồi thượt ra hay đi với vai thõng xuống. Dáng đi hoặc ngồi như thế sẽ chèn ép lồng ngực và hơi thở, khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái.

4. Hãy linh hoạt điều khiển đầu của bạn!
Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin trong lúc phỏng vấn, hãy giữ đầu của bạn cân bằng. Tư thế này cũng thích hợp khi NTD đang lắng nghe và quan sát bạn. Ngược lại, khi muốn tỏ ra thân thiện và cho người đối thoại thấy bạn đang chú ý
lắng nghe, tiếp nhận thông tin; hãy hơi nghiêng đầu bạn sang một bên và thi thoảng gật gù.
5. Kiểm soát đôi tay
Đôi tay có thể giúp bạn thể hiện sự cởi mở, vì thế hãy buông hờ cánh tay sát với thân người, đôi tay đặt trên đùi bạn, đừng thả lỏng quá mà cũng đừng gồng - nắm chặt quá. Tư thế tay vừa phải như vậy cho thấy bạn luôn điềm tĩnh và tự tin.

Những người trầm tính thường ít cử động cánh tay ra xa cơ thể hơn những người cởi mở. Bạn đừng vung tay vung chân quá nhiều khi nói, nếu không NTD sẽ nghĩ bạn quá bốc đồng, không thể kiểm soát được hành vi của mình. Tuyệt đối tránh việc khoanh tay trong lúc phỏng vấn.
Sau đây là 2 cách thường dùng để đánh giá về cử chỉ của tay:
- Bàn tay hơi ngửa lên và hướng ra ngoài: tính tình thân thiện và cởi mở
- Bàn tay úp xuống: có khả năng tạo ảnh hưởng và tính tình năng nổ.

6. Giữ yên đôi chân
Chân chúng ta thường di chuyển nhiều hơn bình thường khi chúng ta bối rối, căng thẳng hoặc có điều gì muốn che giấu. Vì thế, bạn cần cố gắng giữ yên chúng trong lúc phỏng vấn, với khoảng cách vừa phải giữa hai chân, không khép quá (với nam) cũng không giang rộng quá. Bạn không nên bắt chéo chân vì nó sẽ tạo ra một sự ngăn cách giữa bạn và người phỏng vấn và có thể làm bạn khó ngồi yên. Truyệt đối tránh trường hợp vắt mắt cá chân này lên đầu gối chân kia, vì chân bạn sẽ tạo thành hình “số 4” ngông nghênh rất khó coi, dễ tạo phản cảm.
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

mình cũng chưa đi phỏng vấn bjờ nên cũng rất sợ khi phải đi phỏng vấn
cảm ơn mọi người nha
 
Ðề: Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Thành công của hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tuyển dụng được các nhân viên thích hợp hay không. Công việc tìm kiếm "nhân viên lý tưởng" này xem ra không dễ dàng chút nào. Nếu bạn không có những kỹ năng phỏng vấn khéo léo và hợp lý, bạn sẽ đánh mất các ứng viên tài năng, hay tồi tệ hơn là bạn sẽ thu nhận những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng.

1. Hiểu rõ chủ đích của cuộc phỏng vấn:
Tuyển dụng những nhân viên có trình độ và khả năng phù hợp với công việc chính là mục tiêu của hoạt động “săn đầu người” nói chung, nhưng đó không nhất thiết phải là chủ đích của những câu hỏi được đặt ra trong cuộc phỏng vấn. Việc tiếp xúc, trò chuyện với ứng viên chỉ là cơ hội để bạn gặp gỡ với nhân viên tiềm năng, tìm hiểu tính cách của họ, đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của họ, xác định xem họ có phù hợp với văn hoá công ty hay không.

2. Cân nhắc lại chiến lược và kế hoạch phỏng vấn của bạn: Kiểu câu hỏi chung chung như “Bạn hình dung thử xem mình sẽ như thế nào trong vòng năm năm tới?” thường không đem lại cho bạn nhiều thông tin về ứng viên. Trong khi điều bạn quan tâm là ứng viên sẽ hành động như thế nào ở một vị trí công việc cụ thể trong những tình huống cụ thể, thì những câu hỏi như vậy hoàn toàn không thích hợp. Để sàng lọc và tuyển dụng được những nhân viên tài năng, bạn phải đưa ra được các chiến thuật phỏng vấn khôn khéo và thông minh để khám phá mọi khả năng, trình độ, điểm mạnh và điểm yếu của các ứng viên.

3. Xây dựng một danh sách các kỹ năng mà bạn mong muốn ở các ứng viên:
Chỉ sau khi bạn biết chắc rằng mình đang tìm kiếm những kỹ năng nào ở ứng viên (dễ thích ứng với tập thể, có thể chịu được áp lực lớn của khối lượng công việc, kiên nhẫn, sáng tạo…), bạn mới có thể đưa ra được những câu hỏi sáng suốt, thông minh và đem lại nhiều thông tin cần thiết.

4. Lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn: Sau khi đã liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc, bạn cần lên danh sách các câu hỏi mà bạn có thể cần đến trong thời gian phỏng vấn ứng viên. Bạn nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ.

Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng viên giải quyết các tình huống khó khăn giả định, từ đó xác định xem họ sẽ phản ứng như thế nào với các tình huống tương tự trong tương lai. Ví dụ câu hỏi: “Hãy kể về những lần anh/chị không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn đề ra. Hậu quả của việc đó là gì và anh/chị giải quyết vấn đề này như thế nào” sẽ rất có ích cho bạn.

5. Kiểm tra lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn: Hãy xem xét lại một lần nữa danh sách các câu hỏi phỏng vấn mà bạn định đặt ra cho ứng viên. Một danh sách có sự phối kết hợp giữa các câu hỏi dựa trên quan điểm (opinion-based), câu hỏi dựa trên niềm tin (credential-based), câu hỏi dựa trên kinh nghiệm (experience-based) và câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based) sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về kiến thức chuyên môn và tính cách của các ứng viên.

6. Nói trước với ứng viên về phương thức phỏng vấn:
Sau khi tự giới thiệu về bản thân và về công ty, bạn hãy nói cho ứng viên biết cấu trúc cơ bản của cuộc phỏng vấn nhằm giúp họ bớt căng thẳng và lo lắng. Khi ứng viên cảm thấy thoải mái, nói chuyện tự nhiên và trả lời chi tiết cho các câu hỏi của bạn, nghĩa là bạn có thể nhận được những thông tin chuẩn xác và đầy đủ về anh ta/cô ta.

7. Chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của ứng viên:
Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thông tin về công ty để trả lời các câu hỏi của ứng viên. Họ có thể hỏi về các chức năng kinh doanh của công ty, về số lượng nhân viên, về kế hoạch kinh doanh trong tương lai, về văn hoá công ty hay bất cứ thông tin nào khác. Bạn nên mang tới nơi phỏng vấn một số tài liệu hay tờ rơi giới thiệu về công ty, đồng thời chuẩn bị các thông tin liên quan đến lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty.

8. Ghi chép: Khi tiến hành phỏng vấn, bạn cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn, lưu ý tới bất kỳ hành động nào mà bạn cho là đặc biệt, khác thường, cùng những nhận xét sơ lược về từng ứng viên. Việc ghi chép này còn giúp bạn có cơ sở để so sánh các ứng viên với nhau khi đến thời điểm ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

Wessley Grove, chuyên gia nhân sự cấp cao của ngân hàng Chase Mahattan Bank đã nói: “Chúng tôi không đi tìm bản sao của các sinh viên ưu tú, mà chúng tôi cần người có những điểm mạnh và phẩm chất mà chỉ có một người yêu thích công việc mới có thể đem lại công việc của mình. Họ đồng thời cũng phải là người am hiểu lĩnh vực hoạt động và giá trị văn hoá của công ty. Những người như vậy luôn thu hút chúng tôi bằng khả năng lao động trong môi trường của chính họ. Tại buổi phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ nhận diện được ứng viên nào là người mang trong mình những đặc tính đó”. Và khi bạn tìm ra được ứng viên đó tức là cuộc phỏng vấn của bạn đã thành công.

(HRVN)

__________________
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top