Kỷ yếu hội thảo IFRS - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Trong những năm 1973-2000, Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) được công bố quy định và hướng dẫn các nguyên tắc kế toán.

Từ năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB ) mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS), mặc dù các IAS vẫn tiếp tục thừa nhận. IFRS do IASB và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Các BCTC lập theo IFRS cho mục đích của nhà đầu tư.

15626254_931075343689580_9142347462139153966_o (1).jpg

IFRS là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán (NTKT) một cách thống nhất trong công tác lập BCTC. Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính. BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời, minh bạch và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn, giảm được rủi ro trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so sánh. Qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt giữa các nước trong việc áp dụng CMKT.

Ngoài ra, việc áp dụng IFRS cũng giúp cho chất lượng thông tin cao hơn, minh bạch, rõ ràng hơn và sẽ giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Đặc điểm cơ bản và quan trọnh nhất của IFRS là việc xác định giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn cụ thể trong các IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3.

Việc áp dụng IFRS đã mở ra một kỹ nguyên mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC, tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiệu chi phí vốn.

Cho đến nay đã có nhiều quốc gia chính thức áp dụng IFRS với các mức độ khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Kế toán Việt Nam đã được cải cách theo yêu cầu kinh tế thị trường từ năm 1994. Nhiều Nguyên tắc, Thông lệ và Chuẩn mực quốc tế về kế toán đã được chọn lựa và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Nhiều DN Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã lập BCTC theo IFRS, dù chưa thật sự hoàn chỉnh.

Để triển khai rộng rãi IFRS tại Việt Nam còn nhiều việc phải làm, rất cần một chiến lược, một quyết tâm, cần trí tuệ và bản lĩnh của những người hoạch định chính sách và đội ngũ các nhà quản lý, các nhà Kế toán Việt Nam.

Trích từ nội dung Lời nói đầu trong quyển Kỷ yếu hội thảo do PGS.TS Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) làm Chủ biên.

Trong quyển kỷ yếu Hội thảo này có rất nhiều bài viết của các GS, TS, các Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán tại VIệt Nam cùng tham gia đóng góp cho việc triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ lần lược trích đăng trong Diễn đàn này để Quý vị cùng tham khảo, chia sẻ và tham gia đóng góp ý kiến!



Tải kỷ yếu theo file đính kèm
Nguồn: anh Trương Đức Thắng
 

Đính kèm

  • Kỷ yếu hội thảo IFRS - Định hướng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam.pdf
    2.8 MB · Lượt xem: 733

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top