Hướng dẫn tóm tắt cách lập Bảng cân đối kế toán
Có nhiều bạn mới học rất khó khăn trong việc lập bảng CĐKT. chẳng hạn như số dư bên có của tk nợ phải thu (vd khách hàng ứng tiền trước trả tiền mua hàng).. các Tk lưỡng tính, và các TK đặc biệt khác.... bài viết này mình không chi tiết nhưng sẽ hướng dẫn cho các bạn không bị nhầm lẫn khi lập Bảng CĐKT:
Để lập bảng CĐKT ta căn cứ vào 2 nguồn tài liệu chủ yếu: Bảng CĐKT ngày cuối Niên độ trước Và số dư của các
tài khoản trên sổ kế toán trong kỳ lập bảng CĐKT.
Có 2 cách ghi vào bảng CĐKT là ghi thường và ghi âm
Đối với các tài khoản chỉ dư nợ hoặc dư có thì lấy số dư ghi thường vào chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc:
+ Số dư Nợ ghi vào phần tài sản
+ Số dư có ghi vào phần Nguồn vốn
Đối với TK nhóm điều chỉnh giảm vđ TK214, các TK dự phòng lấy số dư có vào phần chỉ tiêu tương ứng phần tài sản Ghi âm.
Đối với các TK phản ánh công nợ phải thu, phải trả phải tổng hợp số dư chi tiết theo từng bên Nợ, Có và theo thời hạn thanh toán theo nguyên tắc:
+ Số dư Nợ| ngắn hạn ghi vào phần Tài sản thuộc phần A - Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải thu ngắn hạn
+ Số dư Nợ| dài hạn vào phần Tài sản thuộc phần B - Tài sản dài hạn - Các khoản phải thu dài hạn
+ Số dư Có ngắn hạn ghi vào phần nguồn vốn thuộc phần A - Nợ Phải trả - I. Nợ ngắn hạn
+ Số dư Có dài hạn ghi vào phần nguồn vốn thuộc phần A - Nơ phải trả - II. Nợ dài hạn
Đối với các TK nguồn vốn lưỡng tính như Tk412, 413, 421 ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn theo nguyên tắc ghi âm nếu TK dư Nợ và ghi thường nếu TK dư Có.
Đối với một số chỉ tiêu khác được lập bằng cách lấy số dư của TK cấp 2 như TK 411, 412, 413
Theo: Thanhkhoan.com