KTTC1 - C8 - TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
3. TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng

Các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


*Trình tự đầu tư xây dựng công trình thường bao gồm ba giai đoạn:

- Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư:
+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và hoa chọn hình thức đầu tư
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
+ Lập dự án đầu tư
+ Thẩm định dự án để quyết định đầu tư

- Nội dung thực hiện dự án đầu tư:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (gồm cả mặt nước, mặt biển)
+ Tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng
+ Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và thất lượng công trình
+ Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình
+ Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
+ Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án
+ Thi công xây lắp công trình
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng

- Nội dung giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:
+ Bàn giao công trình.
+ Kết thúc xây dựng
+ Bảo hành công trình.
+ Vận hành dự án

* Nội dung các chi phí thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình

- Chi phí xây dựng:
+ Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án
+ Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ
+ Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng
+ Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công
+ Nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

- Chi phi thiết bị:
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công) và chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ.
+ Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bão, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trưởng thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chính (nếu có).

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:
+ Chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất ..
+ Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự án
+ Chi phí của ban đền bù giải phóng mặt bằng
+ Chi phí sử dụng đất như chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng
+ Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có)

- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí quản lý chung của dự án
+ Chi phi tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư
+ Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình
+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu. Chi phí giám sát thi công xây dựng giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị
+ Chi phí kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
+ Chi phí nghiệm thu, quyết toán, quy đổi vốn đầu tư và chi phí quản lý khác
+ Chi phí lập dự án, thi tuyển kiến trúc sư (nếu có), chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng
+ Lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian xây dựng thông qua các hợp đồng tín dụng
+ Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tài (đối với dự án sản xuất kinh doanh)
+ Chi phí bảo hiểm công trình, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số chi phí khác

- Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án.

* Các hình thức quản lý dự án

- Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án nếu chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực.
- Trực tiếp quản lý dự án nếu chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.

Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt.
- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời gọi thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
- Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu
- Nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Tùy theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể ủy quyền Ban quản lý dự án cho thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

*Quy định về giá hợp đồng xây dựng (Điều 15, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 5 năm 2010 - Về hợp đồng)

Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng tiến độ, điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có); giá hợp động xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng

Giá hợp đồng được xác định như sau:
- Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên
- Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào dự toán, giá gói thu được duyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên.

Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

*Chứng từ và một số quy định

Với những quy định về các chi phí thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình (đã trình bày), có thể khái quát: Chi phí đầu tư XDCB là toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật. hóa đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Các chứng từ kế toán có liên quan đến chi phí đầu tư XDCB cũng là các chứng từ về các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh thông thường của các doanh nghiệp nhưng có mục đích sử dụng là phục vụ cho quá trình thực hiện dự án đầu tư các công trình xây dựng không phân biệt hình thức quản lý dự án là giao thầu hay tự làm.

Trong quá trình tập hợp chi phí đầu tư XDCB, kế toán phải tôn trọng những quy định sau day:

- Các chi phí xây lắp, thiết bị cần phải tính trực tiếp cho từng đối tượng tài sản
- Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường chỉ chung nhưng khi công trình XDCB hoàn thành thì chủ đầu tư phải tính toán phân bố các chi phí này theo nguyên tắc

+ Chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tài sản nào thì tính trực tiếp cho đối tượng tài sản nào đó.
+ Các chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tượng tài sản khác nhau thì phải phân bố theo những tiêu thức thích hợp, có thể phân bố theo tỷ lệ với vốn xây dựng hoặc tỷ lệ với vốn lắp đặt, vốn thiết bị.

Lưu ý:

Trường hợp công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thi kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính, trên cơ sở chi phí thực tế đã bỏng để có được TSCĐ, làm căn cứ trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.

Phương pháp kế toán
Kế toán sử dụng tài khoản: TK 241 - Xây dựng cơ bản để đang
Cụ thể TK 2412 - Xây dựng cơ bản để theo đối tập hợp chi phí trong quá trình đầu tư XDCB.

Tài khoản 242 được mở chi tiết theo tổng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình, kế toán phải tô chục theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và phải theo đài lũy kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì TK 2412 phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa

- Trường hợp giao thầu:


Doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nguyên tắc lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giả dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu của dự án. Sau đó hai bên sẽ ký Hợp đồng xây dựng.

Hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thế kỷ hợp đồng thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng

Khi nhận khối lượng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng xây dựng, biên bản nghiệm thu và hóa đơn của bên nhận thầu, kế toán ghi tăng chi phí đầu tư XDCB và tăng Nợ phải trả

Nợ TK 241(2412) – Xây dựng cơ bản: Giá trị khối lượng công việc xây dựng và lắp đặt Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 – Phải trả người bán

Khi mua thiết bị đầu tư XDCB có liên quan đến công trình về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu: Giá mua thiết bị đầu tư XDCB nhập kho
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả người bán

Trường hợp mua rồi chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công giao cho bên nhận thầu thì phải ghi tăng chi phí XDCB
Nợ TK 241 (2412) – Xây dựng cơ bản. Chi phí về thiết bị
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả người bán

Khi xuất thiết bị trong kho giao cho bên nhận thầu thì cần phân biệt hai trường hợp
Đối với thiết bị không cần lắp thì ghi tăng chi phí XDCB và nhì giảm thiết bị trong kho
Nợ TK 211(2412) - Xây dựng cơ bản: Chi phí thiết bị giao cho bên nhận thầu
Có TK 152 – Nguyên vật liệu (chi tiết trong kho)

Đối với thiết bị cần lắp khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu
Nợ TK 152 (chi tiết đưa đi lắp): Giá trị thiết bị đưa đi lập
Có TK 152 (chi tiết trong kho)

Đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành công việc lắp đặt, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì giá trị thiết bị đưa đi lập mới được tính vào chi phí đầu tư XDCB, cùng với chi phi áp đặt:

Nợ TK 241(2412) – Xây dựng cơ bản: Giá trị thiết bị đưa đi lắp đã được nghiệm thu
Có TK 152 – Nguyên vật liệu (đưa đi lắp)

Khi phát sinh các chi phí khác để phục vụ cho việc thực hiện dự án như chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập số liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư, chi phí khảo sát xây dựng. thiết kế, chi phí quản lý dự án, chi phí lãi vay, chi phí phát hành trái phiếu được vốn hóa, chi phí đấu thầu, (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi)... ghi:

Nợ TK 2412 - Xây dựng cơ bản: Chi phí khác
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,331

Khoản thu tiền phạt nhà thầu về bản chất làm giảm sẽ phải thanh toán cho nhà thầu

Nợ các TK 112, 331
Có TK 241 - XDCB dở dang

Ví dụ 8.5 Đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu

Công ty B kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán hàng tồn. kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty B ký hợp đồng xây dựng khu nhà xưởng với Công ty Xây dựng A. Công trình đã được khởi công vào tháng 02

Số dư đầu tháng 08 một vài tài khoản, như sau:
TK 2412 – Xây dựng cơ bản (chi tiết Khu nhà xưởng): 2.500.000.000
TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết Công ty Xây dựng A- Số dư Ng): 200.000.000

Trong tháng 08 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

Ngày 01/08: Công ty B xuất kho thiết bị không cần lắp có giá trị ghi số 250.000.000đ đến địa điểm thi công giao cho Công ty Xây dựng A.
Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản (Khu nhà xưởng) 250.000.000
Có TK 152 – Nguyên vật liệu 250.000.000

Ngày 05/08: Công ty ABC xuất kho thiết bị cần lắp đến địa điểm thi công giao cho Công ty Xây dựng A. Thiết bị cần lắp có giá trị ghi số là 1.500.000.000đ
Nợ TK 152 (Thiết bị đưa đi lắp) 1.500.000.000
Có TK 152 (Thiết bị trong kho) 1.500.000.000

Ngày 25/08: Công ty Xây dựng A đã hoàn thành công trình nhà xưởng. Tổng số tiền phải thanh toán cho Công ty Xây dựng A của các hạng mục còn lại là 550.000.000đ (gồm thuế GTGT 10%).

Số tiền phải trả cho Công ty Xây dựng A

Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản (Khu nhà xưởng) 500.000.000
Nợ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ 50.000.000
Có TK 331 (Công ty Xây dựng A) 550.000.000

Giá trị thiết bị đưa đi lắp đã hoàn thành

Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản (Khu nhà xưởng) 1.500.000.000
Có TK 152 (Thiết bị đưa đi lập) 1.500.000.000

Khu nhà xưởng đã bàn giao và đưa vào hoạt động. Khu nhà xưởng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Cho biết: giá trị quyền sử dụng đất (quyền sử dụng đất vô thời hạn) xây dựng khu nhà xưởng là 1.500.000.000đ.

Ghi tăng TSCĐ hình thành qua đầu tư

Nợ TK 211(2111) - TSCĐ hữu hình 3.250.000.000
Nợ TK 213(2131) – TSCĐ vô hình 1.500.000.000
Có TK 2412 – Xây dựng cơ bản (Khu nhà xưởng) 4.750.000.000

Kết chuyển nguồn vốn đầu tư XDCB
Nếu TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB và được cấp có thẩm quyền cho phép tăng nguồn vốn kinh doanh

Nợ 441 – Nguồn vốn ĐTXDCB 4.750.000.000
Có TK 411 – Vốn đầu tư của CSH 4.750.000.000

Ngày 30/08: Công ty ABC thanh toán tiền cho Công ty Xây dựng A bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trả số tiền đã ứng trước

Nợ TK 331 (Công ty Xây dựng A) 350.000.000
Có TK 1121 - TGNH 350.000.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top